Cuộc sống quá bất an khiến hàng vạn người
phải bỏ việc đi lễ cầu an thế này. Sợ quá.
Hà Nội: Biển người trong lễ cầu an
(Dân trí) - Nếu muốn được ngồi trong sân Tổ đình Phúc Khánh, nhiều người đã phải mang đồ ăn, đến từ trưa xí chỗ...
Tối qua 23/2 tức 14 tháng giêng âm lịch, Tổ đình Phúc Khánh làm lễ cầu an tết Nguyên Tiêu cho tất cả người dân. Một đoạn phố Tây Sơn bắt đầu từ gầm cầu vượt Ngã Tư Sở đến ngã ba phố Thái Thịnh ước tính có hàng vạn người dồn về làm lễ.
Toàn bộ làn đường mặt trước của Tổ đình Phúc Khánh không có phương tiện lưu thông, dành hết cho người dân ngồi bái vọng. Ba làn đường còn lại xe cộ vẫn đi lại trơn tru, mặc dù dải phân cách, vỉa hè người dân cũng đã trưng dụng cho việc ngồi làm lễ.
Nếu muốn được ngồi trong sân chùa, nhiều người đã phải mang đồ ăn, đến từ trưa xí chỗ. Buổi lễ chính thức kéo dài khoảng 2 tiếng và cũng may, đã không có tắc đường xảy ra.
7 giờ nhà chùa mới bắt đầu làm lễ, nhưng ngay từ 5 - 6 giờ lượng người đổ về vô cùng đông.
Người đến sớm cố gắng chọn cho mình một vị trí thuận lợi để làm lễ.
Nhiều người mang giấy để ngồi, nhưng cũng có rất
nhiều người phải thuê ghế nhựa với giá 10 nghìn/chiếc.
Làn đường phía dưới chính thức được tận dụng để hành lễ,
tuy nhiên có vẻ như vẫn không đủ không gian vì lượng người quá đông.
Trên giải phân cách đoạn cầu vượt, người dân cũng
bắt đầu soạn chỗ để ngồi khi mà phía dưới không thể tiến vào.
Một người đang gà gật vì đến sớm.
Một lực lượng hỗn hợp giữ trật tự khá đông để điều hành giao thông và giữ trật tự.
Bắt đầu từ chân cầu vượt, biển người lan ra đến ngã 3 phố Thái Thịnh.
Một dải phân cách mềm được nối dài với dải phân cách cứng
khống chế người làm lễ, bảo đảm cho các phương tiện lưu thông.
Thời tiết đẹp, mặt trăng vằng vặc nhưng hình như không ai để ý.
7 giờ bắt đầu lễ cầu an.
Những người ngồi làm lễ cầu an trong tiếng xe cộ ầm ì bên cạnh.
Buổi lễ cầu an kéo dài đến khoảng 8 giờ 30 thì kết thúc.
Biển người lại đổ ra các điểm phát lộc của nhà chùa để nhận lộc trước khi ra về.
Hữu Nghị - Mai Kỳ
Biển người ngồi trên… rác lễ cầu an ở Tổ đình Phúc Khánh
Nhịn ăn, ngồi giữa đường làm lễ cầu an
Từ đầu giờ chiều ngày 24/2 (15 tháng Giêng âm lịch), biển người đã ùa về Tổ đình Phúc Khánh để dự lễ cầu phúc, cầu an. Lễ cầu an dịp này là một đại lễ đã thành truyền thống của Tổ đình Phúc Khánh – ngôi chùa có tiếng là linh thiêng ở Thủ đô.
Với nguyện ước quốc thái dân an, dân tộc phú cường, quốc gia hưng vượng, nhân sinh an lạc, hòa bình cho khắp thế gian, lễ cầu an đã trở thành một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu với người dân Thủ đô mỗi dịp xuân về.
Những Phật tử có mặt lễ cầu an năm nay cho biết, họ đã phải đăng ký và dâng sớ từ rất lâu trước khi ngày lễ diễn ra. Khuôn viên Tổ đình dường như quá nhỏ bé so với lượng Phật tử thành tâm đến tiến lễ. Ước tính, mỗi năm có hàng vạn lượt người đến dự lễ cầu an ở ngôi chùa linh thiêng này.
Vài giờ trước khi đại lễ cầu an chính thức diễn ra, hàng nghìn người dân đã xếp hàng chờ đợi vào bên trong Tổ đình Phúc Khánh để làm lễ. Theo quan niệm của các Phật tử, càng ngồi gần ban Tam Bảo và các sư thầy bao nhiêu, nguyện vọng của họ càng dễ được viên thành bấy nhiêu. Thế nên, nhiều Phật tử sẵn sàng bỏ công bỏ việc đến chùa thật sớm để xí được chỗ ngồi “ngon”. Thậm chí, có người còn “trực chiến” ở chùa từ sáng, mang theo cả thức ăn, nước uống để canh chỗ ngồi.
Trước khi lễ cầu an diễn ra vài giờ đồng hồ, hàng nghìn Phật tử cố chen chân vào khuôn viên chùa...
... "xí" sẵn một chỗ ngồi gần Tam Bảo...
... để tiện dâng lễ và nghe cúng cầu an.
Yên vị trong sân chùa, người phụ nữ này "thảnh thơi" đem tranh chữ thập ra thêu.
Em bé mệt rũ vì cùng mẹ chen vào chùa.
Trong khi chen chúc để vào được bên trong, nhiều Phật tử đã để lạc mất đồ dùng cá nhân.
Mới đầu giờ chiều, dịch vụ cho thuê ghế còn chưa "hot".
Khuôn viên chùa nhanh chóng được lấp đầy bởi những người nhanh chân. Đến khoảng 16 giờ chiều, dòng người chen chúc nhau vào trong chùa càng đông đảo hơn. Lúc này, sân chùa đã kẹt cứng. Lực lượng an ninh được huy động từ nhiều nguồn đứng rải rác dọc con phố Tây Sơn đến Ngã Tư Sở, phố Vĩnh Hồ và án ngữ ngay trước cửa chùa để ngăn cản người dân xông vào. Dù được giải thích rõ là trong chùa đã hết chỗ, nhiều người vẫn cố gắng chen lấn tại lối vào để được đứng gần chùa hơn một chút.
Phật tử kéo đến chùa càng lúc càng đông.
Chẳng mấy chốc, cả đoạn đường đã hóa biển người.
Lực lượng chức năng phải rất vất vả để điều khiển giao thông...
... khi chốc chốc lại một tốp người băng sang đường nhập vào biển người ...
... hoặc đứng ngồi ngay trên dải phân cách.
Gần đến giờ hành lễ, tình hình mới tạm trật tự ...
... bởi biển người đã yên "sóng".
Một đoạn dài từ đầu đường Tây Sơn (khu vực dưới chân cầu vượt Ngã Tư Sở, gần đường Thái Thịnh) đã được lực lượng chức năng phong tỏa để lấy chỗ cho người dân ngồi cầu phúc, cầu an. Chẳng những lòng đường mà thành cầu, dải phân cách làn xe, thậm chí cả phía bên kia đường cũng đông nghẹt người. Trong khi chờ đợi, nhiều người tranh thủ ăn uống hoặc mở điện thoại lướt web, chơi điện tử.
"Còn một chỗ trống này!"
Sau một hồi chen vào biển người tìm chỗ đứng, người phụ nữ này đã bị lạc người nhà.
Tranh thủ ăn uống, lấy sức đợi giờ hành lễ.
Nhức mắt cảnh tranh thủ kiếm chác, xả rác đầy đườngLễ cầu an cũng là một cơ hội để nhiều người dân sống xung quanh Tổ đình Phúc Khánh kiếm chác. Rất nhiều bãi trông giữ xe tạm đã được dựng lên. Từ nhà dân, vỉa hè phía trước siêu thị Pico và một phần đường Tây Sơn phía đối diện cũng hóa thành bãi trông xe. Gầm cầu Ngã Tư Sở, sân chung và các nhà dân ở tập thể Vĩnh Hồ (phía sau chùa) cũng được trưng dụng làm chỗ gửi ô tô, xe máy. Giá gửi xe, tùy vào địa điểm và thời điểm người đến gửi, sẽ dao động trong khoảng từ 10.000 - 30.000 một xe máy, từ 50.000 – 80.000 một ô tô.
Dịch vụ cho thuê ghế ngồi cũng rất “hot”. Nhiều người dân đã “hốt bạc” với dịch vụ này.
Dịch vụ cho thuê ghế nhanh chóng nhập cuộc.
Không ít người sẵn sàng chi 10.000 - 15.000 đồng/ghế ...
... để thoải mái hành lễ.
Mỗi chiếc ghế nhựa nhỡ được thuê với giá 15.000 đồng, ghế nhỏ thì 10.000 đồng. Một số người nhanh nhẹn còn đặt sẵn ghế dọc thành cầu vượt để “câu” khách. Dù phàn nàn về giá cả, nhưng nhiều người vẫn phải móc hầu bao thuê ghế để yên tâm ngồi làm lễ. Một số Phật tử có kinh nghiệm hơn thì mang theo ghế hoặc giấy báo từ nhà đi.
Lễ cầu an bắt đầu, ai nấy thành kính hướng về phía Tổ đình, chắp tay vái lạy, lẩm nhẩm cầu kinh hoặc khấn những lời tốt đẹp cầu bình an cho gia đình, dân tộc. Cả không gian ồn ã của phố phường như lắng lại trong tiếng kinh cầu. Những người qua đường cũng đi chầm chậm hoặc nán lại trên cầu Ngã Tư Sở, hòa cùng biển người dự lễ cầu an.
Giờ hành lễ, tất thảy đều tâm thành chí thiết ...
... nhất tâm hướng về Tam Bảo ...
... cầu chúc những điều an lành, may mắn.
Dù đang đứng sát đường ...
... ở giữa dải phân cách ...
... hay hòa trong dòng người ...
... thậm chí ngồi trong cửa hàng ...
... họ đều một lòng cầu an.
Hàng vạn người cùng sẻ chia một cảm thức, một khoảnh khắc thiêng liêng ...
... như thể quên đi cuộc sống náo nhiệt chung quanh mình.
Tuy nhiên, khi buổi lễ kết thúc, nhiều cảnh tượng nhức mắt lập tức diễn ra. Nhà chùa đã phân bố 3 điểm phát lộc ở các hướng khác nhau, nhưng những người đi lễ vẫn chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau để tranh lộc.
... để phân phát cho người đến dự lễ.
Biển người lại dậy sóng.
Các điểm phát lộc bị "bao vây" bởi hàng nghìn Phật tử.
Ai cũng muốn lấy lộc thật nhanh.
Tay giữ ghế, tay đón lộc.
Một chút lộc mang về nhà là niềm vui với người dự lễ ...
... và cũng là công đức của người chấp tác.
Những người chấp tác phát lộc giúp nhà chùa cũng phải mướt mồ hôi mới giữ cho các bàn phát lộc khỏi đổ nhào xuống đất. Cảnh tượng chen lấn cũng diễn ra tương tự ở các bãi đỗ xe.
Chưa hết, những người đi lễ còn vô tư đến mức bỏ lại dưới chân hàng đống giấy báo, rác rưởi.
... mà vô tư để lại rác.
Những người có ý thức không thể lờ đi ...
... mà cặm cụi gom nhặt "lộc" thừa.
Chị Lan (bên trái) nán lại cùng mọi người dọn rác ...
... dù nhiều người vẫn thản nhiên quay đi.
Với nguyện ước quốc thái dân an, dân tộc phú cường, quốc gia hưng vượng, nhân sinh an lạc, hòa bình cho khắp thế gian, lễ cầu an đã trở thành một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu với người dân Thủ đô mỗi dịp xuân về.
Những Phật tử có mặt lễ cầu an năm nay cho biết, họ đã phải đăng ký và dâng sớ từ rất lâu trước khi ngày lễ diễn ra. Khuôn viên Tổ đình dường như quá nhỏ bé so với lượng Phật tử thành tâm đến tiến lễ. Ước tính, mỗi năm có hàng vạn lượt người đến dự lễ cầu an ở ngôi chùa linh thiêng này.
Vài giờ trước khi đại lễ cầu an chính thức diễn ra, hàng nghìn người dân đã xếp hàng chờ đợi vào bên trong Tổ đình Phúc Khánh để làm lễ. Theo quan niệm của các Phật tử, càng ngồi gần ban Tam Bảo và các sư thầy bao nhiêu, nguyện vọng của họ càng dễ được viên thành bấy nhiêu. Thế nên, nhiều Phật tử sẵn sàng bỏ công bỏ việc đến chùa thật sớm để xí được chỗ ngồi “ngon”. Thậm chí, có người còn “trực chiến” ở chùa từ sáng, mang theo cả thức ăn, nước uống để canh chỗ ngồi.
Trước khi lễ cầu an diễn ra vài giờ đồng hồ, hàng nghìn Phật tử cố chen chân vào khuôn viên chùa...
... "xí" sẵn một chỗ ngồi gần Tam Bảo...
... để tiện dâng lễ và nghe cúng cầu an.
Yên vị trong sân chùa, người phụ nữ này "thảnh thơi" đem tranh chữ thập ra thêu.
Em bé mệt rũ vì cùng mẹ chen vào chùa.
Trong khi chen chúc để vào được bên trong, nhiều Phật tử đã để lạc mất đồ dùng cá nhân.
Mới đầu giờ chiều, dịch vụ cho thuê ghế còn chưa "hot".
Phật tử kéo đến chùa càng lúc càng đông.
Chẳng mấy chốc, cả đoạn đường đã hóa biển người.
Đến giờ tan tầm, lưu lượng xe cộ qua lại tăng cao, cộng thêm biển người đi bộ nườm nượp tiến về phía cổng chùa khiến các lực lượng chức năng rất vất vả để điều tiết giao thông. Một đoạn dài đường Tây Sơn từ cổng trường Đại học Thủy Lợi tới nút giao đường Láng và cầu vượt Ngã Tư Sở bị ùn tắc cục bộ. Nhiều người tò mò đi xe chậm lại hoặc dừng lại xem đều được yêu cầu nhanh chóng di chuyển.
Lực lượng chức năng phải rất vất vả để điều khiển giao thông...
... khi chốc chốc lại một tốp người băng sang đường nhập vào biển người ...
... hoặc đứng ngồi ngay trên dải phân cách.
Gần đến giờ hành lễ, tình hình mới tạm trật tự ...
... bởi biển người đã yên "sóng".
"Còn một chỗ trống này!"
Sau một hồi chen vào biển người tìm chỗ đứng, người phụ nữ này đã bị lạc người nhà.
Tranh thủ ăn uống, lấy sức đợi giờ hành lễ.
Dịch vụ cho thuê ghế nhanh chóng nhập cuộc.
Không ít người sẵn sàng chi 10.000 - 15.000 đồng/ghế ...
... để thoải mái hành lễ.
Lễ cầu an bắt đầu, ai nấy thành kính hướng về phía Tổ đình, chắp tay vái lạy, lẩm nhẩm cầu kinh hoặc khấn những lời tốt đẹp cầu bình an cho gia đình, dân tộc. Cả không gian ồn ã của phố phường như lắng lại trong tiếng kinh cầu. Những người qua đường cũng đi chầm chậm hoặc nán lại trên cầu Ngã Tư Sở, hòa cùng biển người dự lễ cầu an.
Giờ hành lễ, tất thảy đều tâm thành chí thiết ...
... nhất tâm hướng về Tam Bảo ...
... cầu chúc những điều an lành, may mắn.
Dù đang đứng sát đường ...
... ở giữa dải phân cách ...
... hay hòa trong dòng người ...
... thậm chí ngồi trong cửa hàng ...
... họ đều một lòng cầu an.
Hàng vạn người cùng sẻ chia một cảm thức, một khoảnh khắc thiêng liêng ...
... như thể quên đi cuộc sống náo nhiệt chung quanh mình.
Rất nhiều lộc chùa đã được chuẩn bị sẵn ...
... để phân phát cho người đến dự lễ.
Biển người lại dậy sóng.
Các điểm phát lộc bị "bao vây" bởi hàng nghìn Phật tử.
Ai cũng muốn lấy lộc thật nhanh.
Tay giữ ghế, tay đón lộc.
Một chút lộc mang về nhà là niềm vui với người dự lễ ...
... và cũng là công đức của người chấp tác.
Chưa hết, những người đi lễ còn vô tư đến mức bỏ lại dưới chân hàng đống giấy báo, rác rưởi.
Đáng buồn là, sau khi tan lễ, nhiều người chỉ chăm chăm đi xin lộc ...
... mà vô tư để lại rác.
Các bà, các cô làm công quả ở chùa lại theo chân người đi lễ, gom nhặt từng mẩu rác. Chị Nguyễn Thị Lan, 25 tuổi, vừa gom đống giấy báo vương vãi dưới mặt đường vừa cho biết, nhà chị ở gần chùa, lần nào chùa làm lễ chị cũng thấy tình trạng này. Cùng với nhiều Phật tử khác, sau khi tan lễ, chị nán lại dọn dẹp đường phố.
Những người có ý thức không thể lờ đi ...
... mà cặm cụi gom nhặt "lộc" thừa.
Chị Lan (bên trái) nán lại cùng mọi người dọn rác ...
... dù nhiều người vẫn thản nhiên quay đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét