Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Trung Quốc tan giấc mơ xuất khẩu văn hóa

Trung Quốc tan giấc mơ xuất khẩu văn hóa
Tác giả: TRÂM ANH (theo THE DIPLOMAT)
Bắc Kinh đang đẩy mạnh các nỗ lực nhằm tăng cường sức mạnh mềm. Nhưng các sự kiện bên trong Trung Quốc đang chứng tỏ lý do tại sao những động thái ấy sẽ gặp khó khăn. 
Một sự kiện ít được chú ý vừa diễn ra vào ngày đầu năm mới là việc Trung Quốc tuyên bố chính thức thành lập tổ chức phi lợi nhuận đầu tiên dành riêng cho việc thúc đẩy quyền lực mềm - Hiệp hội Ngoại giao Nhân dân Trung Quốc (CPDA). Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì đã tham dự và phát biểu tại buổi lễ ra mắt. Lý Triệu Tinh, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao của Quốc hội Trung Quốc, được bầu làm người đứng đầu tổ chức. Đáp lại sự tin tưởng của nhóm sau cuộc bỏ phiếu, Lý Triệu Tinh nói với các thành viên, CPDA sẽ huy động và phối hợp "các nguồn lực xã hội và những nỗ lực dân sự" hướng tới mục tiêu "thúc đẩy quyền lực mềm của Trung Quốc".
Xét trên nhiều khía cạnh, việc Trung Quốc khao khát tăng cường các quyền năng sức mạnh mềm có vẻ rất hợp lý. Xét cho cùng, các vua chúa Trung Quốc từ xa xưa đã từng oai phong vận dụng quyền lực mềm. Và khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc cũng áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường quyền lực mềm, chẳng hạn như thiết lập các dịch vụ báo chí toàn cầu (gần đây nhất, là tờ Tuần báo Châu Phi của Tờ China Daily) và các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới. Bên ngoài Trung Quốc, một số người đã nói đến Đồng thuận Bắc Kinh như một sự bổ sung cho Đồng thuận Washington theo ý nghĩa là mô hình chính trị-kinh tế được ưa chuộng nhất.


Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc có thành lập tổ chức đầu tiên này để gia tăng quyền lực mềm, nhiều sự kiện khác nhau diễn ra ở Trung Quốc đang góp phần giải thích tại sao "chiêu thức" tấn công bằng sự quyến rũ của Trung Quốc không mấy thành công.

Ví dụ, trong những tuần gần đây chính phủ Trung Quốc đã tăng cường gấp đôi nỗ lực kiểm duyệt internet. Sau khi người sử dụng truyền thông xã hội ở Trung Quốc vạch trần một loạt các vụ bê bối liên quan đến các quan chức chính phủ cấp thấp, ĐCSTQ đã thông qua quy định mới yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet nhanh chóng xóa bỏ các bài viết "trái pháp luật" và chuyển giao bằng chứng cho các quan chức chính phủ.

Ngoài ra, sau khi cố gắng yêu cầu người dân sử dụng tên thật của mình trên các trang truyền thông xã hội như Weibo, nhiều quy định mới yêu cũng cầu công dân sử dụng danh tính thực khi đăng ký sử dụng internet với nhà cung cấp. Kín đáo hơn, theo nhiều người bên trong Trung Quốc, chính quyền đã tăng cường dựng tường lửa nhằm ngăn chặn người dùng sử dụng các phương pháp khác nhau để truy cập vào ngày càng nhiều trang web cấm.

Trung Quốc chắc chắn không phải là chính phủ duy nhất lo ngại việc truy cập internet tự do có thể tạo ra bất ổn chính trị. Trên thực tế, tháng trước, Trung Quốc cùng với 89 quốc gia đã ủng hộ một hiệp ước viễn thông của Liên Hiệp Quốc mà đã có hơn 20 quốc gia phản đối với lý do nó sẽ mở ra cánh cửa cho chính phủ kiểm soát nhiều hơn đối với không gian mạng.

Trong khi sự ngăn chặn thông tin của Trung Quốc có thể nhận được hưởng ứng từ giới chóp bu chính trị ở một vài nước, thế giới đang sống trong thời đại thông tin và những cố gắng hạn chế dòng chảy của thông tin vì lý do chính trị sẽ không làm cho công chúng toàn cầu yêu mến Trung Quốc mà quyền lực mềm đang tìm cách thu hút.

Chính sách internet của Trung Quốc cũng mâu thuẫn với các mục tiêu về củng cố sức mạnh mềm theo những cách cụ thể hơn. Ví dụ, một trong những mục tiêu chính của CPDA là gia tăng trao đổi giữa người dân với với người dân các nước khác. Nhưng, nếu Trung Quốc thành công trong việc ngăn chặn người sử dụng truy cập vào các trang web phổ biến như Facebook, Twitter, You Tube, và tờ New York Times, nó có khả năng khiến người nước ngoài không còn muốn đến sinh sống hoặc học tập tại Trung Quốc. Tương tự như vậy, ngăn chặn truy cập vào các trang web này cũng là cản trở sự giao tiếp giữa người Trung Quốc và người nước ngoài trên không gian mạng.

Cùng với những quy định chặt chẽ hơn trên Internet, chính quyền Trung Quốc cũng đã tăng cường giám sát trên các phương tiện truyền thông, cả trong lẫn ngoài nước. Ở trong nước, Trung Quốc bắt đầu năm mới bằng việc đóng cửa tạp chí theo thiên hướng tự do mạnh mẽ, Yanhuang Chunqiu, lý do bên ngoài là vì đăng ký của trang này đã không hết hiệu lực kể từ tháng 8/2010.

Cùng với nó, Chris Buckley, một phóng viên Trung Quốc quốc tịch Úc làm cho tờ New York Times, đã bị buộc phải rời khỏi Trung Quốc vì Bắc Kinh sẽ không gia hạn visa của ông.... Lí do đằng sau việc Buckley không thể gia hạn visa có lẽ nằm ở các tin bài "kỳ lạ" của các tờ báo này liên quan đến các chủ đề cấm kị về chính trị ở Trung Quốc, chẳng hạn như những câu chuyện về khối lượng của cải khổng lồ mà các gia đình lãnh đạo cao cấp đã gom góp được.

Tin tức kiểu này cũng là lý do tại sao các trang web của tờ New York Times và Bloomberg News không còn truy cập được ở Trung Quốc, và tại sao các phóng viên từ các cơ quan này đã không thể tham dự buổi ra mắt của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào tháng 11.

Cuối cùng, cuộc tấn công bằng sức mạnh mềm của ĐCSTQ chắc chắn thất bại còn vì khả năng chấp nhận (chứ chưa phải là nuôi dưỡng) "các đại sứ văn hóa". Trong lĩnh vực quyền lực mềm, các chiêu đãi viên, nghệ sĩ, và trí thức của quốc gia là những tài sản quý giá nhất. Hãy nhìn vào hình ảnh rapper Psy (với điệu nhảy Gangnam Style) của Hàn Quốc , và "đám đông cảm xúc" được anh ta truyền cảm hứng ở khắp những nơi như sân bãi ở các trường đại học Jakarta, Bangkok, Sydney, Dhaka, Mumbai, Dubai, Mỹ và các phố trung tâm mua sắm, Đài Bắc, Hồng Kông, và, có cả, Trung Quốc đại lục.

Một đất nước rộng lớn và năng động như Trung Quốc chắc chắn có nhiều nhân vật tiềm năng nổi tiếng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, như một bài phản biện của tờ China Daily chỉ ra, Trung Quốc "còn rất lâu mới làm được một sản phẩm như Gangnam Style. Trung Quốc không xuất khẩu được một số lượng lớn các sản phẩm văn hóa mỗi năm, nhưng hầu như đều không trở nên phổ biến ở nước ngoài".

Lý do chính Trung Quốc không xuất khẩu được các sản phẩm văn hóa, như Peng Kan, tác giả của nhiều bài phản biện thú vị, là "các tổ chức Chính phủ và các doanh nghiệp là động lực chính đằng sau hoạt động xuất khẩu văn hóa.... Tuy nhiên, các tổ chức và các doanh nghiệp này... không thể quảng cáo trào phúng như Gangnam Style thông qua các kênh truyền thông chính thức. Mà các sản phẩm văn hóa không có giá trị giải trí hiếm khi trở nên phổ biến tại các thị trường nước ngoài".
Zachary Keck là trợ lý biên tập của tờ The Diplomat.


NGuồn: http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/tuanvietnam.vietnamnet.vn/Trung-Quoc-tan-giac-mo-xuat-khau-van-hoa/10444611.epi
-----------

Không cho phép cựu thủ tướng Đài Loan giao tiếp trên Mạng

Nguồn: ntdtv.ru
Kichbu posted on 23.02.2013

Trải nghiệm giao tiếp của cựu thủ tướng Frang Se của Đài Loan với những người sử dụng Internet không lâu.

Hôm thứ Tư, account của ông trên dịch vụ của các microblog Sina Weibo Trung Quốc đã bị đóng cửa trong chỉ chưa đầy sau một ngày khai trương trang , mặc dù nó đã kịp nổi tiếng. Trong một thời gian ngắn trên account của Tạ có hơn 60 000 người đọc.

Rrang Se - cựu lãnh đạo của đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) ở Đài Loan. Ông nổi tiếng là người quyết liệt phản đối sự phi phạm của các quan chức cộng sản Trung Quốc đối với chủ quyền của Đài Loan.

Hơn nửa thế kỷ, hòn đảo Đài Loan, về thực chất, là một nhà nước độc lập. Tuy nhiên, Trung Quốc xem nó là một tỉnh phiến loạn của mình cần phải được nhập vào CHND Trung Hoa.

"Nhiều người sử dụng Internet, có lẽ, muốn biết ông viết trong về điều gì trong các post của mình. Trên thực tế, đa số người sử dụng Mạng từ Trung Quốc đại lục ủng hộ những lý tưởng của DPP. Đảng này, thường thường, chú ý nhiều đến nhân quyền”, - một người sử dụng Mạng từ Tân Cương bình luận.

Tạ hôm thứ Tư đã viết trên trang của mình: “Tự do ngôn luận không phụ thuộc vào việc bạn chỉ trính ai đang cầm quyền. Nhưng, chắc chắn, phụ thuộc vào việc, bạn sẵn sàng mất tự do của mình hay không sau khi làm điều đó”. Và vào chính ngày đó trang của của ông bị đóng.

Frang Se – không phải là người duy nhất trong số những người nổi tiếng bị đóng account trên microblog của Sina Weibo.

Diễn viên nổi tiếng Mỹ Prad Pitt, người đã bị chính quyền Trung Quốc cấm nhập cảnh vào Trung Quốc sau khi ông đóng vai trong phim “Bảy năm ở Tây Tạng”, cũng đã mở trang của mình trên Weibo vào đầu năm nay. Theo thông tin của “Hollywood Reporter”, nó đã biến mất.

Li Kaifu, cựu chủ tịch chi nhánh Trung Quốc của tập đoàn Google, đã công khai chỉ trích kiểm duyệt Internet của chế độ Trung Quốc. Account của ông đã bị đã gỡ bỏ trong suốt ba ngày vào đầu tuần này. Ở Li – hơn 50 triệu người đọc.

Trang của Frang Se bị đóng sau vài ngày khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nói với các đảng viên đảng cộng sản rằng họ cần phải “chịu đựng với những chỉ trích gay gắt”.

http://kichbu.blogspot.ch/2013/02/khong-cho-phep-cuu-thu-tuong-ai-loan.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét