Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

“Sói biển” – Người bám biển Hoàng Sa

“Sói biển” – Người bám biển Hoàng Sa

Gia Minh, biên tập viên RFA, 2012-02-09
Nhiều ngư dân thuộc đảo Lý Sơn vẫn tiếp tục đi đánh bắt tại ngư trường quần đảo Hoàng Sa, dù nơi đây bị phía TQ cưỡng chiếm từ năm 1974 và thường xuyên tuần tra không cho ngư dân Việt Nam vào làm ăn. 

Courtesy nld
Ông Mai Phụng Lưu, ngư dân huyện đảo Lý Sơn, 
chuẩn bị ngư cụ trong một lần ra khơi.

Quyết bám giữ ngư trường

Một trong những người được mệnh danh ‘sói biển’, tiếp tục bám giữ ngư trường này là ông Mai Phụng Lưu.
Gia Minh hỏi chuyện ông này nhân dịp một số người quyên góp tặng cho ông một máy liên lạc ICOM và một bộ lưới đánh cá hôm ngày 5 tháng 2 vừa qua. Trước hết ông Mai Phụng Lưu cho biết:
Tôi đi vùng Hoàng Sa. Đây là vùng mà ông bà từng làm ở đó, và mong muốn con cháu cũng có thể làm ăn ở đó, giàu có nhờ biển.
Ô. Mai Phụng Lưu
Mai Phụng Lưu: Giờ mới có ICOM chất lượng này vì đắt tiền hơn mà.
Gia Minh: Vừa qua chính phủ có chương trình tài trợ ICOM cho ngư dân, vậy ông có nghe và thấy có ai nhận được không?
Mai Phụng Lưu: Có nghe chương trình này cho xứ biển; nhưng chuyển về huyện, xã thì họ giao cho bà con họ chứ mình đâu được. Chuyến này tôi mới được nhờ báo chí, bà con đóng góp. Có máy này thì đi ra Biển Đông sẽ có an toàn hơn.
Máy ICOM quan trọng lắm vì đi ra Biển Đông, radio nghe không rõ, còn ICOM báo gió bão rõ, nên mình có thể biết để né. Trong trường hợp nếu bị tàu nước ngoài ép chế cũng có thể điện về cho gia đình biết.
Gia Minh: Thông thường ông đi đánh bắt ở vùng nào? Khi có báo bão thì vào tránh ở những nơi nào?
Mai Phụng Lưu: Tôi đi vùng Hoàng Sa. Đây là vùng mà ông bà từng làm ở đó, và mong muốn con cháu cũng có thể làm ăn ở đó, giàu có nhờ biển.
Nếu chạy Hoàng Sa tôi ra khoảng 100 đến 210 hải lý; còn nếu đi Trường Sa đến 400 hải lý. 



MG_0291-305.jpg
Tàu đánh cá vừa đánh bắt về cặp bến Cảng cá Kỳ Hà - Quảng Nam hôm 05/07/2011. RFA PHOTO.
Gia Minh: Ra những nơi đó, thường đánh bắt những loại hải sản nào?
Mai Phụng Lưu: Cá thu, cá bè, cá nhồng, và lặn tìm hải sâm bám ở độ sâu chừng đôi ba chục mét.
Gia Minh: Tàu của ông hiện có công suất bao nhiêu?
Mai Phụng Lưu: 90CV. Do hoàn cảnh của tôi nên người ta nay chỉ cho thế chấp nhà, vay ngân hàng 300 triệu đồng. Trước đây người mua thấy làm được thì cho vay nhiều, nhưng sau nhiều lần bị bắt họ không cho vay nữa. Ngân hàng cho vay 300 triệu không lấy lãi nên đóng tàu nhỏ thôi.
Gia Minh: Mỗi lần tránh bão thì tránh đâu?
Mai Phụng Lưu: Khi có báo bão tôi vào trụ ở đảo Trụ Cẩu, Vĩnh Hưng, Phú Lâm mà hiện Trung Quốc đang đóng.
Bão thị họ cho trú nhưng bão xong khi mình ra thì họ lấy hết định vị, máy dò, tài sản của mình, chỉ để ghe không về thôi.
Mỗi năm chúng tôi đi chừng 12 chuyến, mà có đến bảy tám chuyến bị khó khăn.
Mấy năm trước dễ, nhưng năm 2011 tôi bị bắt hai lần, năm 2005 bị bắt hai lần nhốt tù. Mỗi năm khi bị bắt họ phá nước, phá dầu rồi thả về.

Cần hải quân bảo vệ

Gia Minh: Lý Sơn có lập đội bảo vệ cho nhau thế nào?
Có máy ICOM thì liên lạc. Còn mình là dân đi làm ăn nên không có súng ống, chỉ có hai bàn tay, tàu, lưới thôi nên không có gì để chống chọi với tàu nước ngoài.
Ô. Mai Phụng Lưu

Mai Phụng Lưu: Vừa rồi nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam cho thành lập một nghiệp đoàn với hơn 400 thành viên. Khi hình thành rồi thì khi bị ép chế bởi tàu nước ngoài, các tàu đến đông để bảo vệ nhau. Ngoài ra thuận tiện còn giúp nhau thì khi tàu nào về trước, có thể gửi đem về để bán cho tươi, được giá hơn.
Gia Minh: Để tự bảo vệ thì thế nào?
Mai Phụng Lưu: Có máy ICOM thì liên lạc. Còn mình là dân đi làm ăn nên không có súng ống, chỉ có hai bàn tay, tàu, lưới thôi nên không có gì để chống chọi với tàu nước ngoài.
Gia Minh: Sau thời gian dài đi làm biển vậy ông có đề nghị gì?
Mai Phụng Lưu: Trước hết các tàu nâng niu nhau trong lúc bão gió, máy móc hư hỏng, qua máy ICOM điện cho nhau. Vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam là thuộc chủ quyền của Việt
Nam nhưng nay Trung Quốc đóng. Hải quân có ranh giới giữ, mà chúng tôi không hiểu gì.
Chúng tôi nghĩ đó là vùng biển của cha ông để lại nên ra để làm ăn, chứ đâu có đi tranh chấp gì. Nhưng cũng cần hải quân bảo vệ cho ngư dân.
Gia Minh: Xin cám ơn Ông Mai Phụng Lưu.


Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét