Việt Nam: Các cuộc đình công tự phát trong năm 2011 tăng kỷ lục
Thông tấn xã Đức DPA hôm nay, 12/01/2011, dẫn nguồn tin của chính phủ Việt Nam cho biết trong năm 2011, các cuộc đình công tự phát đã tăng gấp đôi so với năm trước. Nguyên nhân : Lạm phát phi mã, thu nhập của người lao động không bảo đảm cuộc sống.
Theo báo cáo tổng kết của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, trong 11 tháng của năm 2011, tại công xưởng ở Việt Nam đã nổ ra 857 cuộc đình công, một con số kỷ lục, tăng gấp đôi so với năm 2010. Đáng chú ý hầu hết các cuộc đình công trên đều mang tính tự phát. Theo trang báo điện tử Dân Trí, báo cáo của Bộ Lao động ghi nhận là « đến nay chưa có cuộc đình công nào theo đúng trình tự quy định của pháp luật, mặc dù 70% trong số đó xảy ra ở các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ».
Lạm phát tăng vọt, đời sống đắt đỏ, thu nhập từ đồng lương không bảo đảm cuộc sống là động cơ chính trong các cuộc đấu tranh của công nhân. Tuy nhiên cơ quan quản lý lao động của Việt Nam lại xác định nguyên nhân chính là do một số chủ doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định luật lao động như không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, tiền lương...
Các quan chức của Bộ Lao động cũng giải thích tình trạng đình công gia tăng là do nhu cầu nhân lực ở Việt Nam, đặc biệt ở các khu công nghiệp, vẫn lớn, người lao động không sợ bị sa thải nên sẵn sàng đình công, thêm vào đó là do kỷ luật lao động của người lao động chưa cao.
Dù gì thì con số gia tăng kỷ lục các cuộc đình công trong năm qua cũng khiến chính phủ phải lo ngại. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu: « Trung bình một tuần có 16 cuộc đình công. Đây là con số đáng lo, nếu còn tăng nữa như đà các năm qua thì rất đáng lo ngại… ». Ông cũng cảnh báo thời gian tới đây sẽ còn không ít doanh nghiệp và các ngành gặp khó khăn.
Vài năm trở lại đây các cuộc đình công tự phát của công nhân đòi tăng lương, cải thiện điều kiện lao động vẫn tăng liên tục. Đã có không ít tai nạn thương tâm xảy ra với người lao động trong các cuộc đấu tranh như vậy.
-------
Hãng thông tấn Đức DPA ngày 12/1 trích thuật nguồn tin từ giới hữu trách trong nước cho biết trong năm qua các cuộc đình công diễn ra tại Việt Nam tăng cao kỷ lục, xuất phát từ yêu cầu tăng lương do tình hình lạm phát leo thang.
Thống kê của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội ghi nhận tổng cộng có 857 cuộc đình công trong 11 tháng đầu năm ngoái, tức tăng gấp đôi tổng số cuộc đình công xảy ra trong cả năm 2010 trước đó.
Giới chức của Bộ cho hay nạn đình công leo thang không chỉ do lạm phát mà còn bởi nhiều công ty không tuân thủ luật lao động như không ký hợp đồng với nhân viên, không chịu chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động, hoặc chế độ ngày nghỉ đối với nhân công không thỏa đáng.
Dù theo quy định ở Việt Nam, đình công phải được nhà chức trách cho phép, nhưng tất cả các cuộc đình công trong năm qua đều là các vụ bãi công bất hợp pháp, không xin phép chính quyền. 3/4 số cuộc đình công trong năm diễn ra tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Tình trạng đình công liên tục gia tăng tại Việt Nam từ năm 2006 tới nay. Năm 2010, cả nước có 422 vụ, và năm 2009 trước đó, có 218 vụ đình công.
Lạm phát tăng vọt, đời sống đắt đỏ, thu nhập từ đồng lương không bảo đảm cuộc sống là động cơ chính trong các cuộc đấu tranh của công nhân. Tuy nhiên cơ quan quản lý lao động của Việt Nam lại xác định nguyên nhân chính là do một số chủ doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định luật lao động như không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, tiền lương...
Các quan chức của Bộ Lao động cũng giải thích tình trạng đình công gia tăng là do nhu cầu nhân lực ở Việt Nam, đặc biệt ở các khu công nghiệp, vẫn lớn, người lao động không sợ bị sa thải nên sẵn sàng đình công, thêm vào đó là do kỷ luật lao động của người lao động chưa cao.
Dù gì thì con số gia tăng kỷ lục các cuộc đình công trong năm qua cũng khiến chính phủ phải lo ngại. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu: « Trung bình một tuần có 16 cuộc đình công. Đây là con số đáng lo, nếu còn tăng nữa như đà các năm qua thì rất đáng lo ngại… ». Ông cũng cảnh báo thời gian tới đây sẽ còn không ít doanh nghiệp và các ngành gặp khó khăn.
Vài năm trở lại đây các cuộc đình công tự phát của công nhân đòi tăng lương, cải thiện điều kiện lao động vẫn tăng liên tục. Đã có không ít tai nạn thương tâm xảy ra với người lao động trong các cuộc đấu tranh như vậy.
-------
Hình: ASSOCIATED PRESS
Thống kê của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội ghi nhận tổng cộng có 857 cuộc đình công trong 11 tháng đầu năm ngoái, tức tăng gấp đôi tổng số cuộc đình công xảy ra trong cả năm 2010 trước đó.
Giới chức của Bộ cho hay nạn đình công leo thang không chỉ do lạm phát mà còn bởi nhiều công ty không tuân thủ luật lao động như không ký hợp đồng với nhân viên, không chịu chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động, hoặc chế độ ngày nghỉ đối với nhân công không thỏa đáng.
Dù theo quy định ở Việt Nam, đình công phải được nhà chức trách cho phép, nhưng tất cả các cuộc đình công trong năm qua đều là các vụ bãi công bất hợp pháp, không xin phép chính quyền. 3/4 số cuộc đình công trong năm diễn ra tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Tình trạng đình công liên tục gia tăng tại Việt Nam từ năm 2006 tới nay. Năm 2010, cả nước có 422 vụ, và năm 2009 trước đó, có 218 vụ đình công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét