Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Đo dư luận xã hội

Khi học về kinh tế học của sự phát triển, tôi đã học thêm (qua sách vở) được nhiều phương pháp toán học rất hay để đo lường dư luận xã hội nói riêng và các quan hệ xã hội nói chung. Có rất nhiều mô hình toán học rất hay (có thể gọi là mô hình hóa xã hội, tương tự như mô hình hóa kinh tế) có thể vận dụng vào trường hợp VN, nhưng xét tới cùng thì nghiên cứu rồi cũng chẳng để làm gì nên tôi đã không sử dụng nữa. Thật đáng tiếc. Đọc bài này lại nhớ những mô hình toán xã hội đã học.

Đo dư luận xã hội

Đã đến lúc phải đối diện với xu thế công khai, minh bạch ngày càng mở rộng dân chủ. Vấn đề là tổ chức hợp lý có bước đi, tổng kết rút kinh nghiệm.
Minh bạch thông tin và phản biện xã hội là những khâu được đánh giá là quan trọng có tính quyết định để phòng chống tham nhũng.
Nội dung của phản biện xã hội rất rộng. Đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách... của Đảng, Nhà nước là đối tượng của phản biện xã hội. Các nhà cầm quyền trên thế giới rất khôn ngoan luôn biết sử dụng phản biện xã hội như một kênh thông tin rất quan trọng phục vụ cho công việc của mình.
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, phản biện xã hội là hình thức sinh hoạt chính trị dân chủ thúc đẩy thực hiện mục đích xã hội tốt đẹp. Phản biện xã hội vừa là một  nhu cầu khách quan của công việc lãnh đạo xã hội, vừa là một hiện thực tất yếu luôn tồn tại trong đời sống chính trị xã hội.
Phản biện xã hội, nếu được thực hiện đúng đắn, sẽ đem lại kết quả tích cực trực tiếp. Phản biện xã hội tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta có những phương án, dự án hợp lý nhất, hiệu quả nhất và sẽ được ứng dụng rộng rãi khi đưa vào thực hiện.

 Báo chí là một trong những kênh phản biện xã hội hiệu quả.
Muốn phản biện xã hội đạt được mục tiêu tích cực của nó thì phải có định hướng phản biện, phản biện phải có nơi, có chỗ, có người nói, có người nghe, phạm vi, quy mô, nội dung phản biện phải được tính toán, cân nhắc trên cơ sở phát huy quyền dân chủ, nhưng điều quan trọng trước hết là phải xác định mục đích phản biện là gì?


Để phản biện xã hội đi vào cuộc sống cần rà soát, đánh giá đầy đủ, khách quan các chính sách, thể chế pháp luật liên quan đến phản biện xã hội ,tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội, phân tích nhu cầu phát triển tất yếu của các tổ chức xã hội ,phản biện xã hội trong bối cảnh mới của đất nước và quốc tế,  hệ thống thể chế pháp luật liên quan đến phản biện xã hội ,quản lý các tổ chức xã hội nước ta cần được phát triển và hoàn thiện theo các quan điểm:
Thể chế hóa các điều kiện liên quan đến phản biện xã hội, quản lý các tổ chức xã hội là sự cụ thể hóa cơ chế vận hành xã hội: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Thể chế  về phản biện xã hội ,quản lý với các tổ chức xã hội đáp ứng nhu cầu tăng cường quản lý nhà nước, phát triển xã hội, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân theo hướng "ích nước, lợi dân".
Thể chế về phản biện xã hội,quản lý các tổ chức xã hội phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện phát triển; đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng xã hội.
Thể chế về phản biện xã hội ,quản lý các tổ chức xã hội đáp ứng nhu cầu dân chủ hóa xã hội, xã hội hóa nhiệm vụ phát triển xã hội; thích ứng với quá trình hội nhập các lĩnh vực đời sống (kinh tế, văn hóa, xã hội..) với khu vực và thế giới.
Thể chế về phản biện xã hội ,quản lý các tổ chức xã hội kết hợp chặt chẽ giữa tự quản của các các tổ chức xã hội với quản lý của nhà nước đối với tổ chức xã hội; phát huy tính tự quản của tổ chức xã hội trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước nhằm khắc phục hành chính hóa, nhà nước hóa, đồng thời hạn chế tính tự phát hoặc lợi dụng danh nghĩa tổ chức xã hội vì mục đích chính trị, gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Thể chế về phản biện xã hội ,quản lý các tổ chức xã hội phù hợp với tính chất, đặc điểm, truyÒn thèng v¨n hãa và điều kiện cụ thể về tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội của nước ta; giúp cho mỗi tổ chức đều phát triển lành mạnh, đúng hướng, tạo nên sự ®ång thuËn, ổn định của xã hội ta.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế luật pháp về phản biện xã hội các tổ chức xã hội nước ta vừa nhằm tăng cường quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội; vừa phát huy vai trò của các tổ chức này tham gia ngày càng nhiều và hiệu quả vào ổn định, phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Công việc trên tiến hành theo những định hướng sau:
Nghiên cứu thể chế hóa quyền tư vấn, giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức xã hội; đảm bảo quyền tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách có liên quan đến nội dung hoạt động của hội và quyền tham gia một số hoạt động quản lý nhà nước, cung ứng dịch vụ công cho tất cả các tổ chức xã hội, không nên chỉ giới hạn cho các hội "đặc thù". Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động này theo kết quả và chất lượng đầu ra, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức xã hội.
Hoàn thiện Luật thành lâp hội,Luật phản biện,Luật tiếp cận thông tin...Trước mắt nhanh chóng xây dựng "Quy chế phản biện trong hoạt động của MTTQVN".
Trong lúc chờ đợi hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về phản biện xã hội, cần tổ chức thực hiện việc giám sát của cộng đồng đối với việc cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ công, phòng chống tham nhũng
Thiết lập  cơ chế giám sát của xã hội đối với các cam kết phục vụ nhân dân về việc cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ công của chính quyền và các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng.
Cơ sở để chế độ cam kết phục vụ phát huy tác dụng là sự giám sát của xã hội. Chủ thể giám sát bao gồm công chúng, phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội, mạng lưới giám sát xã hội được thành lập để làm việc này.
Xây dựng mạng lưới giám sát để thông tin về chất lượng phục vụ phù hợp với hệ thống chính trị hiện hành.
Thiết lập trang Web trao đổi thông tin giám sát việc cung cấp dịch vụ Với những dữ liệu được "số hoá" - hệ thống này hứa hẹn sẽ là một "mạng xã hội giám sát của cộng đồng", giúp thông tin được chia sẻ, phản hồi, minh bạch giữa các cơ quan cung cấp dịch vụ và người dân.
Lợi ích lớn nhất của hệ thống này là thông tin được chia sẻ tới nhiều đối tượng. Cũng giống như Facebook, người làm công tác cung cấp dịch vụ đôi khi rất cần thông tin của những người khác về lĩnh vực mình làm. Trên Facebook khi ta đưa một tấm ảnh lên thì sẽ nhận được nhiều comment (bình luận) của nhiều người. Còn trong việc giám sát, khi một kết quả được công bố, sẽ giúp các cơ quan truyền thông có thông tin, người dân biết được tình hình cung câp dịch vụ tại địa phương nơi mình sống. Đối với cơ quan cung cấp dịch vụ,  nhiều kết quả giám sát chưa làm cho họ tâm phục nhưng giờ họ có thể ra vào kiểm tra kết quả giám sát, phản hồi, nhận thức để thay đổi hành vi.
Các cơ quan có trách nhiệm sẽ xây dựng những mô hình ứng dụng để đánh giá, ví dụ như đánh giá mức độ tiến bộ của từng cơ quan cung cấp theo từng năm hoặc xếp hạng các cơ quan về cung cấp dịch vụ. Các cơ quan đang đứng ở vị trí đầu tiên cũng rất muốn quảng bá uy tín của họ, còn cơ quan đứng cuối sẽ phải "nóng mặt" phải thay đổi, việc này sẽ giúp cho sự tiến bộ về cung cấp dịch vụ cho người dân.
Ngoài ra, sự tương tác sẽ là khi cơ quan bị đánh giá không tốt, họ hoàn toàn có thể gửi lại phản hồi tới các cơ quan có trách nhiệm, để xem họ có tâm phục khẩu phục hay không bởi đôi khi một quyết định chưa hẳn chính xác. Người dân còn có đường dây nóng để họ có thể gửi đơn phản ánh về những yếu kém, lệch chuẩn trong cung cấp dịch vụ và những biểu hiện tham nhũng.
Với hệ thống này mọi người quan tâm có thể tham gia, một số người sẽ có quyền admin, một số người có quyền xem, một số sẽ có quyền nhập, điều này được quy định cụ thể bằng các văn bản, quy chế...
Trong khi chờ đợi sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về phản biện xã hội, thực hiện tốt 2 việc trên coi như bước đầu sự tập dược phản biện xã hội. Tiếp đến, thí điểm thành lập các tổ chức thu thập dư luận xã hội, diễn đàn phát ngôn ý kiến, ý tưởng hoàn thiện chính sách và phát hiện ngăn chặn tham nhũng ...
Công việc này nhạy cảm, lâu nay chúng ta ngại đề cập. Đã đến lúc phải đối diện với xu thế công khai, minh bạch ngày càng mở rộng dân chủ. Vấn đề là tổ chức hợp lý có bước đi, tổng kết rút kinh nghiệm. Thật tình mà nói nếu không thực hiện tốt công khai minh bạch dân chủ nâng cao trách nhiệm giải trình  thì không thể nào ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét