Chỉ tiêu kiềm chế lạm phát: Thực tế hay lý thuyết?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bà Sri Mulyani Indrawat. Ảnh: TTXVN |
Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB), bà Sri Mulyani nhấn mạnh điều này khi đề cập tới tình hình lạm phát cao hiện nay của Việt Nam trong buổi họp báo, tại Hà Nội.
Theo bà Sri Mulyani, Chính phủ Việt Nam phải rất nhất quán và theo cách một cách chắc chắn, để làm sao giảm nhu cầu mà có thể khiến lạm phát bùng phát trở lại hoặc tăng lên trong năm sau.
Lạm phát của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng do giá nhiên liệu và thực phẩm, vì vậy Việt Nam phải có kỳ vọng hết sức thực tế. Đồng thời Chính phủ phải đảm bảo khả năng của hệ thống tài chính để cung cấp tín dụng, quản lý chặt chẽ nhằm tránh tiêu cực đến chính sách ổn định. WB cho rằng Việt Nam cần học hỏi các bài học kinh nghiệm của các nước khác, và đảm bảo các chủ thể trong nền kinh tế đều cảm thấy chính sách là nhất quán, mọi thứ nhịp nhàng và có thể kiềm chế được lạm phát.
Tổng Giám đốc điều hành WB nêu rõ Việt Nam phải nhất quán trong nỗ lực giảm lạm phát, tức là hạn chế việc mở rộng lượng cung tiền, Chính phủ phải thực hiện chính sách này cho tới khi đảm bảo lạm phát đạt mức đủ thấp để chúng ta có thể kiềm chế được nó.
Chính phủ đã công bố kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế và các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả trong lĩnh vực ngân hàng và phi ngân hàng. Điều đó có nghĩa Chính phủ đã nghiên cứu một cách nghiêm túc về hiệu quả hoạt động của họ và xem đâu là yếu kém của các doanh nghiệp này, cải thiện tình hình quản trị, hiệu quả hiệu suất hoạt động của họ. Và việc công bố cho Chính phủ hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, để họ có thể hoạt động lành mạnh hơn, đó gọi là nhất quán.
Theo bà Sri Mulyani, tỷ lệ nợ càng cao thì Chính phủ càng phải quản lý nền kinh tế một cách cẩn trọng hơn. Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh hơn mà không cần phải tích lũy nợ nhiều hơn nữa, nếu như Chính phủ có thể tái cơ cấu và cải cách nền kinh tế một cách cấp tiến và nhất quán.
Việt Nam có thể vẫn duy trì được mức tăng trưởng 6% hoặc hơn thế nếu như Việt Nam thực sự nhất quán trong việc đổi mới cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu suất nền kinh tế, giảm quan liêu, thủ tục rườm rà và đồng thời nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Như vậy, vấn đề ở đây là làm sao có thể cải thiện và duy trì được chất lượng tăng trưởng. Đây không phải là vay thêm nợ, tỷ lệ nợ có thể giảm được một cách dần dần, nhiều nước trên thế giới họ cũng có kinh nghiệm giảm nợ công dần dần. Có được nền kinh tế bền vững và lành mạnh, chính là thách thức cho Việt Nam trong thời điểm này.
Theo bà Sri Mulyani, WB hoàn toàn ủng hộ Chính phủ Việt Nam ưu tiên trong tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước và để có cơ chế thị trường vững chắc. Ưu tiên của WB là giúp khả năng cạnh tranh của Việt Nam thông qua đổi mới và thông qua chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, đây là những lĩnh vực mà WB đang thúc đẩy và hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam.
Bà Sri Mulyani cho rằng, Việt Nam phải kiên trì đẩy mạnh đổi mới về mặt cơ cấu. Bởi theo bà, việc quản lý tăng trưởng phải hướng đến chất lượng cao hơn và phải đổi mới về mặt cơ cấu chứ không phải là tăng trưởng về tín dụng.
Bà Sri Mulyani cho rằng, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, vì thế kinh tế trong nước sẽ dễ bị tổn thương hơn trước những biến động của kinh tế thế giới.
Để giải quyết thách thức này, bà Sri Mulyani cũng khuyến nghị Chính phủ Việt Nam phải có chính sách nhất quán và điều hành linh hoạt các công cụ của chính sách tài chính, tiền tệ…
Bà Sri Mulyani nhấn mạnh, đảm bảo về giá nhiên liệu, năng lượng… cũng như tiến hành tái cơ cấu kinh tế, đảm bảo hệ thống tài chính ngân hàng…sẽ có khả năng tránh những tác động tiêu cực.
Việt Nam chuyển từ nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình cận dưới, chủ yếu là nhờ thương mại, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu. Như vậy mức độ dễ bị tổn thương, dễ bị rủi ro của Việt Nam đối với môi trường kinh tế thế giới là rất rõ ràng.
Cho nên tác động từ châu Âu và Mỹ với Việt Nam là nhu cầu giảm đi, trong khi đây là hai điểm đến lớn nhất của các sản phẩm từ Việt Nam. Thứ hai là ảnh hưởng tới tài chính và tài chính thương mại. Vì vậy Việt Nam cần phải lường trước những khó khăn đó và phải rất cẩn trọng về các tác động này, đồng thời cẩn trọng với tình hình suy thoái kinh tế thế giới.
Theo bà Sri Mulyani, thực tế ở nhiều nước có thu nhập trung bình, họ có thể thu hút các nguồn tài chính mà không phụ thuộc hoàn toàn vào ODA. Không nên coi việc chuyển sang nước có thu nhập trung bình là bị yếu thế. Nếu Việt Nam có thể xác lập được vị thế của mình là nước có thu nhập trung bình vững chắc, có sự ổn định kinh tế vĩ mô tốt, khung chính sách chắc chắn, ổn định thì nguồn ODA giảm nhưng Việt Nam sẽ tìm được nhiều nguồn tài chính khác, kể cả từ khu vực tư nhân trong nước và quốc tế.
Bà Sri Mulyani cho rằng, thách thức của Việt Nam không phải là phụ thuộc vào ODA mà quan trọng là phải tăng cường được kinh tế vĩ mô và khung chính sách đảm bảo có được tiến bộ thực sự trong đổi mới về mặt cơ cấu và cái đó sẽ tạo ra niềm tin cho mọi người.
Việc Việt Nam chuyển sang nước có mức thu nhập trung bình thì có thể giúp các bên có thể tự tin hơn và thu hút được nguồn tài chính. Như vậy cái này không phải là một thách thức quá lớn trong việc giảm ODA, nếu Chính phủ tiếp tục nhất quán, đưa ra những chính sách chắc chắn và có những chương trình đổi mới hiệu quả thì sẽ không có vấn đề gì.
Thanh Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét