Bác Hồ nói "không có gì quý hơn độc lập, tự do", nhưng từ khi 9-10 tuổi (1969-1970), tôi đã thắc mắc hỏi bố: Vậy có nhiều thứ cũng quý bằng độc lập, tự do ư ? Vậy thì cần gì phải đánh Mỹ giành độc lập, tự do; cứ ngồi yên hưởng những thứ khác cũng quý ngang như độc lập, tự do thì có phải là sướng hơn không ? Điều này ám ảnh tôi cả cuộc đời. Tôi có 2 thằng con trai; khi mở Blog này, sau cái tên Blog, câu đầu tiên tôi viết là: "Không có gì quý bằng Nguyên và Trung của tôi". Tất nhiên, tôi viết câu này chỉ với tư cách một người cha, một chủ gia đình; khác với Bác Hồ viết với tư cách cha già dân tộc, chủ nhân của cả đất nước.
“Còn thời cơ cho hòa bình thì vẫn kiên định”
Có mặt tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học được tổ chức tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có những phát biểu đáng chú ý về vấn đề biển Đông.
Ông cũng cho hay, hiện nay để phản đối, ngăn cản Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, Việt Nam chỉ có lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư, không có lực lượng quân sự, trong khi Trung Quốc có tàu vũ trang tham gia hộ tống giàn khoan.
Trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không, Phó thủ tướng cho rằng, Việt Nam luôn hành động dựa trên luật pháp quốc tế và bằng niềm tin chính nghĩa, nhưng trước hết Việt Nam luôn muốn dùng biện pháp hòa bình, kiên trì biện pháp hòa bình; dù còn thời cơ nhỏ nhoi cho hòa bình thì vẫn kiên định.
“Trong giải pháp hòa bình có nhiều giải pháp nhưng trước hết có đường ngoại giao. Có người nói kiện ra tòa cũng là hòa bình, là hoàn toàn đúng. Cùng cực mà không thể nói chuyện với nhau, thì mới mang nhau ra tòa. Người Việt nói “bát nước đổ xuống khó lấy lại”, ông nói.
“Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, trí tuệ, trao đổi một cách thực tâm. Chúng ta cần hòa bình để phát triển, không chỉ cho Việt Nam mà cho khu vực. Một nửa hàng hóa của thế giới qua lại khu vực này và nếu có xung đột thì sẽ ảnh hưởng đến toàn khu vực và thế giới”.
Tiếp tục chủ đề biển Đông, Phó thủ tướng nói trong lịch sử, Việt Nam luôn phải đối đầu với ngoại xâm, nhưng vẫn trường tồn và đứng vững.
"Chúng ta có lòng yêu nước nồng nàn vô song, có chính nghĩa, có truyền thống và có trí tuệ. Sự kiện lần này không phải là duy nhất, chúng ta luôn phải đối đầu với những thách thức như vậy. Tôi tin người Việt trong và ngoài nước cũng đồng tình như vậy", ông nói.
Trả lời câu hỏi khá gai góc của một nhà khoa học rằng, ông có bình luận gì về "16 chữ vàng" và "4 tốt" trong quan hệ với Trung Quốc, ông Đam nhấn mạnh, Việt Nam luôn nhất quán đường lối hòa bình, hợp tác trong quan hệ ngoại giao nói chung cũng như với Trung Quốc.
Và ông ví von: "Vàng rất quý, nhưng kim cương còn quý hơn vàng! Tôi cho rằng, chúng ta phải luôn ghi nhớ lời Bác Hồ đã dạy, quý nhất là bốn chữ "độc lập, tự do".
Trong khi đó, về vấn đề chính sách quân sự, Phó thủ tướng nói, Việt Nam nhất quán chính sách hòa bình và tự vệ, không liên minh quân sự với một quốc gia để chống lại quốc gia thứ ba.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học,
được tổ chức tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5.
ANH MINH: Trả lời câu hỏi của một nhà khoa học, ông Đam nhấn mạnh "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là hành động trái phép. "Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được", ông nhấn mạnh và nhận được sự tán thưởng của hàng trăm cán bộ khoa học, giới truyền thông và đông đảo sinh viên tham gia cuộc đối thoại.Ông cũng cho hay, hiện nay để phản đối, ngăn cản Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, Việt Nam chỉ có lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư, không có lực lượng quân sự, trong khi Trung Quốc có tàu vũ trang tham gia hộ tống giàn khoan.
Trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không, Phó thủ tướng cho rằng, Việt Nam luôn hành động dựa trên luật pháp quốc tế và bằng niềm tin chính nghĩa, nhưng trước hết Việt Nam luôn muốn dùng biện pháp hòa bình, kiên trì biện pháp hòa bình; dù còn thời cơ nhỏ nhoi cho hòa bình thì vẫn kiên định.
“Trong giải pháp hòa bình có nhiều giải pháp nhưng trước hết có đường ngoại giao. Có người nói kiện ra tòa cũng là hòa bình, là hoàn toàn đúng. Cùng cực mà không thể nói chuyện với nhau, thì mới mang nhau ra tòa. Người Việt nói “bát nước đổ xuống khó lấy lại”, ông nói.
“Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, trí tuệ, trao đổi một cách thực tâm. Chúng ta cần hòa bình để phát triển, không chỉ cho Việt Nam mà cho khu vực. Một nửa hàng hóa của thế giới qua lại khu vực này và nếu có xung đột thì sẽ ảnh hưởng đến toàn khu vực và thế giới”.
Tiếp tục chủ đề biển Đông, Phó thủ tướng nói trong lịch sử, Việt Nam luôn phải đối đầu với ngoại xâm, nhưng vẫn trường tồn và đứng vững.
"Chúng ta có lòng yêu nước nồng nàn vô song, có chính nghĩa, có truyền thống và có trí tuệ. Sự kiện lần này không phải là duy nhất, chúng ta luôn phải đối đầu với những thách thức như vậy. Tôi tin người Việt trong và ngoài nước cũng đồng tình như vậy", ông nói.
Trả lời câu hỏi khá gai góc của một nhà khoa học rằng, ông có bình luận gì về "16 chữ vàng" và "4 tốt" trong quan hệ với Trung Quốc, ông Đam nhấn mạnh, Việt Nam luôn nhất quán đường lối hòa bình, hợp tác trong quan hệ ngoại giao nói chung cũng như với Trung Quốc.
Và ông ví von: "Vàng rất quý, nhưng kim cương còn quý hơn vàng! Tôi cho rằng, chúng ta phải luôn ghi nhớ lời Bác Hồ đã dạy, quý nhất là bốn chữ "độc lập, tự do".
Trong khi đó, về vấn đề chính sách quân sự, Phó thủ tướng nói, Việt Nam nhất quán chính sách hòa bình và tự vệ, không liên minh quân sự với một quốc gia để chống lại quốc gia thứ ba.
Bác Mai bình luận rất đúng và sát thực tế.
Trả lờiXóa"vậy thế hệ chúng ta chẳng cần cố gắng, làm được bao nhiêu thì làm, còn lại sẽ mặc kệ cho thế hệ sau đi đòi hay sao ?"
Trả lờiXóaCâu suy diễn của ngài khó vào tai quá, ông Đam có nói thế đâu.
Khó nghe thì đừng nghe nữa. Ông Đam mới ngoài 40 tuổi, đời còn rất dài nhưng đã nói như vậy rồi thì thật chướng tai. Rất nhiều việc chúng ta, nhất là đám lãnh đạo, không chịu làm, cứ chờ sẽ có người khác làm, thậm chí còn chờ thế hệ con cháu làm. Chống tham nhũng là ví dụ điển hình. Vậy thì làm lãnh đạo làm gì ? Nếu không làm thì tốt nhất là đừng nói.
XóaTốt nhất ông Đam nên nói chính phủ và người dân cần làm gì để bảo vệ tổ quốc, để thu hồi lại đất và biển...; sau đó tập trung sức mà làm. Thế là đủ.
Còn nếu thế hệ chúng ta không làm được thì tức là chúng ta quá kém hoặc Trung Quốc quá mạnh, vậy khi thế hệ chúng ta lui xuống, con cháu làm thế nào là việc của chúng, chúng nó sẽ có cách hiệu quả hơn, phù hợp với thời đại của chúng; chúng ta đừng bàn, vẽ và áp đặt chúng làm theo ta.