Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Cách nhìn khác về Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng

Một cách nhìn khác về Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958
Linh Tuấn Nguyễn: Dù có bài viết trên báo Điện tử của chính phủ hay phát ngôn của bộ Ngoại giao, tôi vẫn xin trình bày ý kiến riêng của mình. Sau khi phân tích nội dung của BỨC THƯ (Công hàm 1958), chúng ta hoàn toàn có thể thừa nhận được là BỨC THƯ không hề có công dụng pháp lý nào vì BẢN THÂN NGƯỜI GỬI và BẢN THÂN NGƯỜI NHẬN đều KHÔNG CÓ ĐỦ THẨM QUYỀN để GỬI và NHẬN với vai trò là THỦ TƯỚNG/ TỔNG LÝ. Đối với pháp luật mà nói, bức thư đơn giản chỉ là bức thư tay giữa hai người BẠN với nhau, tất nhiên, nó không phải mất tiền tính phí gửi và người nhận phải thuê người phiên dịch để đọc.
I: Tuyên bố của Chu Ân Lai ngày 4/9/1958
Nếu như muốn tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân ra đời của "công hàm " 1958 chúng ta cần phải nhìn lại thực sự tuyên bố của Chu Ân Lai, tổng lý quốc vụ viện Trung Quốc đã được Hội nghị thứ 100 của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung QUốc phê chuẩn. Đây chính là lúc chính thức tuyên bố của Chu Tổng lý được nhân dân Trung Quốc chấp thuận. Toàn văn các bạn có thể đọc:
(1958年9月4日全国人民代表大会常务委员会第100次会议通过 )
一九五八年九月四日全国人民代表大会常务委员会第一00次会议决定批准中华人民共和国政府关于领海的声明。
附:中华人民共和国政府关于领海的声明中华人民共和国政府宣布:
(一)中华人民共和国的领海宽度为十二海里(▲)。这项规定适用于中华人民共和国的一切领土,包括中国大陆及其沿海岛屿,和同大陆及其沿海岛屿隔有 公海的台湾及其周围各岛、澎湖列岛、东沙群岛、西沙群岛、中沙群岛、南沙群岛以及其他属于中国的岛屿。(二)中国大陆及其沿海岛屿的领海以连接大陆岸上和 沿海岸外缘岛屿上各基点之间的各直线为基线,从基线向外延伸十二海里(▲)的水域是中国的领海。在基线以内的水域,包括渤海湾、琼州海峡在内,都是中国的 内海。在基线以内的岛屿,包括东引岛、高登岛、马祖列岛、白犬列岛、鸟丘岛、大小金门岛、大担岛、二担岛、东▲岛在内,都是中国的内海岛屿。
(三)一切外国飞机和军用船舶,未经中华人民共和国政府的许可,不得进入中国的领海和领海上空。任何外国船舶在中国领海航行,必须遵守中华人民共和国政府的有关法令。
(四)以上(二)(三)两项规定的原则同样适用于台湾及其周围各岛、澎湖列岛、东沙群岛、西沙群岛、中沙群岛、南沙群岛以及其他属于中国的岛屿。台 湾和澎湖地区现在仍然被美国武力侵占,这是侵犯中华人民共和国领土完整和主权的非法行为。台湾和澎湖等地尚待收复,中华人民共和国政府有权采取一切适当的 方法,在适当的时候,收复这些地区,这是中国的内政,不容外国干涉。一九五八年九月四日于北京全国人民代表大会常务委员会
Dịch không chính xác cho lắm: 
(Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Ngày 4 tháng 9 năm 1958 Hội nghị lần thứ 100)
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, hội nghị lần thứ 100 của ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc quyết định phê chuẩn tuyên bố về vùng lãnh hải cộng hòa nhân dân Trung Quốc của quốc vụ viện về lãnh hải.
Văn bản đính kèm: Báo cáo quốc vụ viện về lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố:
(A) Chiều rộng lãnh hải của cộng hòa nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Yêu cầu này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục và hải đảo ; đất liền và các hải đảo trên vùng biển của Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hổ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc (1).  
(B) Lãnh hải được xác định là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng nước trong đường cơ sở, bao gồm vịnh Bột Hải, eo biển Quỳnh Châu là biển nội địa của Trung Quốc. Ở các đảo trong đường cơ sở bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Mã Tổ, Bạch khuyển, Điểu Khâu, Đại tiểu Kim Môn,Nhị Đam, Đông Đĩnh, đấy là những đảo thuộc về vùng nội thủy của Trung Quốc (2)
(C) Tất cả các tàu và máy bay quân sự nước ngoài, mà không có sự cho phép của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sẽ không được phép đi vào trong vùng nội thủy và lãnh hải.   Bất cứ tàu bè nước ngoài trong vùng lãnh hải của Trung Quốc phải tuân thủ các luật và quy định có liên quan của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
(D) ở trên (b) (c) của hai quy định của cùng một nguyên tắc áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận bao gồm quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc (3)  Đài Loan và Bành Hổ hiện còn đang bị chiếm đóng bởi quân đội Hoa Kỳ, đó là vi phạm bất hợp pháp của toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hổ đang chờ hồi phục, Cộng hòa Nhân dân Chính phủ Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích hợp, khi thích hợp, để phục hồi các khu vực này, đó là công việc nội bộ của Trung Quốc, không can thiệp nước ngoài.
04 Tháng Chín 1958 tại Bắc Kinh
Ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc.
Như vậy hiển nhiên các bạn có thể thấy rất rõ là ngày 4/9/1958 là ngày đánh dấu bản tuyên bố này được chấp thuận và chính thức được áp dụng ở Trung QUốc chứ không phải đó là ngày bản tuyên bố đó ra đời. **

II Thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Chu Ân Lai

Thưa đồng chí Chu Ân-lai,
Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,
Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà
Có người nói đây là "Công Hàm " tức diplomatic note tuy nhiên tôi hoàn toàn phản đối cách gọi tên này vì: 

- Công hàm hay diplomatic note đều là những thứ chính thức thông qua ngoại giao, vì vậy khi thủ tướng Phạm Văn Đồng ra công hàm thì phải có bên lưu là Bộ ngoại giao để thực hiện lưu, chuyển. Ở đây, mục nơi nhận không hề có ghi BỘ NGOẠI GIAO vì vậy không nên gọi dây là công hàm ngoại giao theo đúng nghĩa.

- Nguyên tắc của một văn bản hành chính là phải có quốc hiệu, tiêu ngữ rõ ràng, ở đây chúng ta thấy hoàn toàn không có quốc hiệu, tiêu ngữ.

Thử nhìn mội bức thư của Bác gửi cho chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ:

Bức thư được gửi vào đầu năm 1958 đã có rất rõ QUỐC HIỆU, TIÊU NGỮ cho dù nội dung hoàn toàn giống một bức thư tay của Bác gửi cho đồng chí Lưu Thiếu Kỳ nói về một số vấn đề không quá quan trọng.

Như vậy có thể nói
CÔNG HÀM của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn chỉ có như một bức thư tay với việc thiếu gần như toàn bộ những hình thức cần phải có của một văn bản theo đúng quy phạm pháp luật. Điều đó cũng được thể hiện qua việc nhìn rõ bức thiếp chúc mừng sinh nhật của Bác gửi cho Mao Trạch Đông cuối năm đấy:


III Người gửi và người nhận đều có vấn đề: 

A, Trước hết chúng ta hãy bàn đến thân phận của thủ tướng Phạm Văn ĐồngTheo Hiến Pháp 1946 của nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa ghi rất rõ: 

Điều thứ 52 Quyền hạn của Chính phủ:
a) Thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện.
b) Đề nghị những dự án luật ra trước Nghị viện.
c) Đề nghị những dự án sắc luật ra trước Ban thường vụ, trong lúc Nghị viện không họp mà gặp trường hợp đặc biệt.
d) Bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới, nếu cần.
đ) Bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong các cơ quan hành chính hoặc chuyên môn.
e) Thi hành luật động viên và mọi phương sách cần thiết để giữ gìn đất nước.
g) Lập dự án ngân sách hàng năm.
Trong đó không hề có thẩm quyền công nhận bất cứ thứ gì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ vì vậy hoàn toàn không có bất cứ quyền hạn nào trong vấn đề công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc hay bắt cứ điều gì có liên quan khác.

B, Bàn đến thân phận của Tổng Lý quốc vụ viện Chu Ân Lai

Hiến pháp Trung Quốc năm 1954 đã ghi rõ chức năng nhiệm vụ của Quốc vụ viện:
第四十八条 国务院由下列人员组成:
总理, 副总理若干人, 各部部长, 各委员会主任, 秘书长。 国务院的组织由法律规定。 第四十九条 国务院行使下列职权:
(一)根据宪法、法律和法令,规定行政措施,发布决议和命令,并且审查这些决议和命令的实施情况;
(二)向全国人民代表大会或者全国人民代表大会常务委员会提出议案;
(三)统一领导各部和各委员会的工作;
(四)统一领导全国地方各级国家行政机关的工作;
(五)改变或者撤销各部部长、各委员会主任的不适当的命令和指示;
(六)改变或者撤销地方各级国家行政机关的不适当的决议和命令;
(七)执行国民经济计划和国家预算;
(八)管理对外贸易和国内贸易;
(九)管理文化、教育和卫生工作;
(十)管理民族事务;
(十一)管理华侨事务;
(十二)保护国家利益,维护社会秩序,保障公民权利;
(十三)管理对外事务;
(十四)领导武装力量的建设;
(十五)批准自治州、县、自治县、市的划分;
(十六)依照法律的规定任免行政人员;
(十七)全国人民代表大会和全国人民代表大会常务委员会授予的其他职权。
Lược dịch:
Nhất: Căn cứ hiến pháp, phấp luật, pháp lệnh quy định. .. để thực thi và giải quyết các tình huống.
Nhị: Hướng đến ĐHĐB ND TQ TQ hoặc Ủy bản thường vụ ĐHĐBND toàn quốc Trung Quốc đề xuất nghị án...
Như vậy ông Chu Ân Lai cũng chỉ có quyền đề xuất cho Đại hội đại biểu nhân dân Toàn Quốc Trung Quốc quyết định vấn đề chủ quyền lãnh thổ, bản thân mọi tuyên bố của ông ta về vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị pháp lý, hoàn toàn vi hiến và phi pháp nếu như ông ấy khẳng định mình có quyền điều chỉnh, hoạch định hay tuyên bố về biên giới lãnh thổ Trung Quốc mà không cần thông qua Đại hội Đại biểu hay ủy ban thường vụ ĐHĐB. 

Cũng qua bài trên ta thấy mọi văn bản công nhận những điều trên là đúng luật phải chỉ rõ đó là công nhận TUYÊN BỐ CỦA TRUNG QUỐC, HAY ĐÚNG HƠN LÀ CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN TOÀN QUỐC TRUNG QUỐC chứ không phải là công nhận tuyên bố của Chu Ân Lai-Tổng lí quốc vụ viện, bởi lẽ tuyên bố của ông Chu Ân Lai trước khi được phê duyệt không hề có bất kì chức năng pháp lý nào. Nếu nói theo quan điểm Việt Nam đương đại thì tuyên bố của Chu Ân Lai trước khi được phê duyệt chỉ là DỰ THẢO của CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC (QUỐC VỤ VIỆN) chứ không phải là tuyên bố của Trung Quốc, Nhà nước Trung Quốc hay Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. 

Vậy ông Chu Ân Lai chỉ có thẩm quyền "đề xuất ý tưởng" chứ hoàn toàn không có quyền biến nó thành luật mà không phải thông quan Đại hội đại biểu hoặc ủy ban thường vụ đại hội đại biểu! 
C, vậy sau khi phân tích nội dung của BỨC THƯ ấy chúng ta hoàn toàn có thể thừa nhận được là BỨC THƯ không hề có công dụng pháp lý nào vì BẢN THÂN NGƯỜI GỬI và BẢN THÂN NGƯỜI NHẬN đều KHÔNG CÓ ĐỦ THẨM QUYỀN để GỬI và NHẬN với vai trò là THỦ TƯỚNG/ TỔNG LÝ. Đối với pháp luật mà nói, bức thư đơn giản chỉ là bức thư tay giữa hai người BẠN với nhau, tất nhiên, nó không phải mất tiền tính phí gửi và người nhận phải thuê người phiên dịch để đọc. 

IV Những vấn đề cần đánh giá lại: 

A, Đối với Trung Quốc: Như các nhận định của những người đã từng phân tích trước kia, bản thân "Công hàm" hoàn toàn không có giá trị pháp lý với tư cách là một văn bản cấp quốc gia công nhận, thừa nhận lãnh hải Trung Quốc, nếu có, nó chỉ nằm trong giới hạn một "bức thư tay " của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Tổng Lý Chu Ân Lai đề cập đến những quan điểm của Việt Nam về cái "dự thảo" mà chính phủ Trung Quốc đang đề xuất. 

B, Đối với tính chính danh của VNCH: Theo quan điểm của một số học giả đương thời là nên công nhận Quốc gia Việt Nam hay sau đó là Việt Nam Cộng Hòa để có đủ thẩm quyền thừa nhận sở hữu hai quần đảo thông qua Hội nghị San Francisco hay để chứng minh Việt Nam DCCH không có thẩm quyền với hai quần đảo vào năm 1958. Theo tôi điều đó không nhất thiết phải diễn ra. -Hiệp định GIơ ne vơ:
Article 4
Điều 4
The provisional military demarcation line between the two final regrouping zones is extended into the territorial waters by a line perpendicular to the general line of the coast.
All coastal islands north of this boundary shall be evacuated by the armed forces of the French union, and all islands south of it shall he evacuated by the forces of the People's Army of Viet-Nam.
Giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai vùng tập kết cuối cùng được kéo dài đến mặt nước thuộc lãnh thổ ấy bởi đường thẳng góc đến đường ranh chung của bờ biển (lãnh hải).Tất cả các hòn đảo thuộc lãnh hải phía bắc của đường biên giới sẽ được rút quân bởi Liên hiệp Pháp, và tất cả các hòn đảo phía nam của nó sẽ được rút quân bởi Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Vì vậy trên thực tế Quân đội nhân dân Việt Nam hay nói chung là Việt Nam DCCH không quản lý hai quần đảo mà do Pháp quản lý, sau năm 1956, Pháp đã bàn giao lại cho Việt Nam Cộng Hòa, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc Việt Nam DCCH có công nhận Việt Nam Cộng Hòa cũng như ảnh hưởng đến việc Việt Nam hiện nay luôn phủ nhận tính chính danh của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trong việc quản lý miền nam Việt Nam. Bởi lẽ, Việt Nam hiện nay thừa kế quyền sở hữu hai quần đảo từ Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam - chính quyền được Việt Nam DCCH công nhận quản lý Miền Nam Việt Nam từ năm 1969, cũng như thừa kế vị trí của mà Miền Nam Việt Nam có tham gia trên các tổ chức quốc tế.

C, Đối với quan điểm của Ngô Viễn Phú-học giả Trung Quốc: Không thể phủ định hiệu lực của công hàm Phạm Văn Đồng (范文同公函的效力无法否定). Các quan điểm của Ngô Viễn Phú tôi xin phản bác lại luận điểm phản bác thứ 6 của ông ta:
"Thứ hai, Việt Nam lúc đó không có quốc hội chính thức, cũng không có hiến pháp chính thức. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành bầu cử toàn dân tại vùng mà mình quản lí được, đưa tới sự ra đời của "quốc hội soạn thảo hiến pháp" mang tính lâm thời, soạn ra hiến pháp. Thế nhưng, do quân xâm lược Pháp đang từ Hải Phòng tiến về uy hiếp Hà Nội, thời gian ngắn của hòa bình tạm thời đã bị phá bỏ, lại bắt đầu chiến tranh kháng Pháp, dự thảo hiến pháp tuy đã được thông qua nhưng chưa được đem ra công bố. Sau khi sứ mệnh soạn hiến pháp của "quốc hội soạn thảo hiến pháp" đã hoàn thành, nếu quốc hội chính thức được sinh ra một cách trái luật, thì hoạt động bình thường của quốc hội ấy sẽ càng không có gì để nói đến nữa. Do đó mới có "Quốc hội giao quyền cho chính phủ căn cứ theo nguyên tắc đã xác định của hiến pháp mà thực thi quyền lập pháp". Tình trạng này kéo dài đến năm 1960. Sau này, phía Việt Nam xác định nhiệm kì của Quốc hội khóa I là từ năm 1946 đến năm 1960, với độ dài nhất là 14 năm, đủ để chứng minh là thời kì bất thường: (quốc hội) tồn tại tương đối khó khăn, chính quyền chưa thể thực hiện được các hoạt động một cách bình thường. Hiến pháp chính thức đầu tiên của Việt Nam là Hiếp pháp năm 1959.
Thông qua khảo sát về lịch sử hiến pháp và quốc hội của Việt Nam, có thể nghiêm túc nói rằng, trước và sau năm 1958, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa có hiến pháp, cũng chưa có quốc hội. Chính phủ căn cứ vào qui định của "quốc hội soạn thảo hiến pháp" mang tính lâm thời mà có được quyền lập pháp, điều đó có nghĩa, trên thực tế, chính phủ có cả quyền lực của quốc hội. Việc chính phủ của ông Phạm Văn Đồng gửi công hàm đó cho chính phủ Trung Quốc là hoàn toàn nằm trong phạm vi quyền hạn hợp pháp của chính phủ."
Tôi xin phản bác: HIẾN PHÁP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ THÔNG QUA NGÀY 9-11-1946) vì vậy hiến pháp 1946 là hoàn toàn đúng theo quy trình định ra.

Về vấn đề tại sao quốc hội khóa 1 tồn tại lâu đến thế, nó có vi hiến hay không tôi xin nhắc lại 1 điều trong hiến pháp 1946:
Điều thứ 35
Hai tháng trước khi Nghị viện nhân dân hết hạn, Ban thường vụ tuyên bố cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới phải làm xong trong hai tháng trước ngày Nghị viện hết hạn.
Khi Nghị viện nhân dân tự giải tán, Ban thường vụ tuyên bố ngay cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới làm xong trong hai tháng sau ngày Nghị viện tự giải tán.
Chậm nhất là một tháng sau cuộc bầu cử, Ban thường vụ phải họp Nghị viện nhân dân mới.
Trong khi có chiến tranh mà nghị viện hết hạn thì Nghị viện hoặc Ban thường vụ có quyền gia hạn thêm một thời gian không nhất định. Nhưng chậm nhất là sáu tháng sau khi chiến tranh kết liễu thì phải bầu lại Nghị viện.
Như vậy việc quốc hội khóa I của Việt Nam hay tính chính danh của chính phủ Phạm Văn Đồng là hoàn toàn có thể chấp nhận được. 

V: Kết Luận 

Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể thừa nhận rằng:

+ Công hàm của thủ tướng Phạm Văn đồng viết riêng cho Tổng Lý Chu Ân Lai hoàn toàn chỉ dừng lại ở thư riêng bàn về "dự thảo" của Chu Ân Lai, hoàn toàn không có cơ sở pháp lý với cả quy cách, nội dung và hình thức.

+ Chính quyền VNDCCH không quản lý hai quần đảo trong khi "Công hàm " hay đúng hơn là thư riêng ấy ra đời do hiệp định Giơ Ne Vơ, sự lật lọng của chính quyền Ngô Đình Diệm, điều này phải được Trung Quốc chấp nhận vì Trung Quốc đã kí hiệp định Giơ Ne Vơ này.

+ Hiến pháp 1946, cơ sở cao nhất để phủ nhận tính pháp lý của "công hàm " này là hợp hiến và chính phủ Phạm Văn Đồng phải tuân thủ theo đúng hiến pháp này.

* Có nhiều người thắc mắc là tại sao "Công hàm " của thủ tướng lại nói đến là: Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa mà tôi cứ muốn nói đến Quốc vụ viện có phải là lấp liếm hay không? Xin thưa Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc quốc vụ viện chính là chính phủ nhân dân trung ương,là cơ quan chấp hành cao nhất của quyền lực nhà nước, là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất (中华人民共和国国务院,即中央人民政府,是最高国家权力机关的执行机关,是最高国家行政机关)

** Có thể mọi người sẽ thấy ngạc nhiên nhưng tuyên bố của Chu Ân Lai (khi chưa được Thường vụ ĐHĐB ND TQ thông qua) cũng được tuyên bố vào ngày 4/9/1958

* * *
Ý KIẾN KHÁC CỦA BÁC @Serguei Kouzmic ĐÓNG GÓP VÀO BÀI 

CHƯƠNG I:

1. Khi bàn về hiệu lực của một văn bản luật, chúng ta phải nghiên cứu (ở đây nói sơ sơ thôi nhé):

1.1. Thẩm quyền của cơ quan ban hành.

1.2. Nội dung của văn bản.

1.3. Hình thức ban hành văn bản.

2. Về văn bản của Chu Ân Lai ở trên đây anh bạn có dịch đoạn "Hội nghị thứ 100 của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung QUốc phê chuẩn" 0> cần tra cứu tính tương đương, vì ví dụ như ở Việt Nam hiện nay thì Ủy ban thường vụ quốc hội không phải là Quốc hội, ở Trung Quốc cũng vậy về hình thức, nhưng về thực tế, thì họ chính là cơ quan quyền lực cao nhất theo luật:

http://vi.wikipedia.org/.../%E1%BB%A6y_ban_Th%C6%B0%E1%BB...

Như vây, tuyên bố của Chính phủ nước CHND Trung Hoa (người đứng đầu là Chu Ân Lai) được ban hành đúng pháp luật. Tạm thời là như vậy.

Tạm gọi đoạn này là A.

CHƯƠNG II:

Bàn tiếp đến tuyên bố của Chính phủ nước CHND Trung Hoa (người đứng đầu là Chu Ân Lai), như (A) tớ đã nhận xét, được ban hành đúng luật. Nên nhớ là thời điểm này cũng chính là thời điểm người ta bàn thảo để cho ra đời Công ước LHQ về luật biển 1958, mà phương châm chung là thống nhất áp dụng lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở. "Công Ước về Lãnh Hải và Vùng Tiếp Giáp, có hiệu lực vào ngày 10/09/1964." Tuyên bố này của Chính phủ nước CHND Trung Hoa là một dạng của Luật biển của ta mới ban hành gần đây.

Hôm trước tớ không được đọc Tuyên bố này của Chính phủ nước CHND Trung Hoa nên không rõ điểm này cụ thể như thế nào: "Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.", nghĩa là chúng ta không khẳng định nội dung của nó, thì Trung Quốc thích vẽ ra cái gì cũng được. May mà có cậu nên mới có đoạn này mà đọc:

"Chiều rộng lãnh hải của cộng hòa nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Yêu cầu này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục và hải đảo ; đất liền và các hải đảo trên vùng biển của Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hổ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc (1)."

Chết chưa? Công nhận "quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc" nhé.

Làm ơn nhớ hộ dù cụ Đồng nhà mình có viết thêm "Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng."

mà cố gắng lý luận rằng, đấy, chúng tôi chỉ công nhận lãnh hải Trung Quốc 12 hải lý thôi, là không phải. Bác bỏ, phải NÓI THẲNG RA LÀ BÁC BỎ, không được nói thêm kiểu nước đôi như thế.

Vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải chứng minh Công hàm của cụ Đồng, là vô hiệu, đúng không nào?

CHƯƠNG III:

Nghiên cứu tiếp Hiến pháp 1946. Theo Hiến pháp 1946 thì:

- Điều thứ 22: Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

- Điều thứ 23: Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài.

- Điều thứ 44: Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng.

- Điều thứ 53: Mỗi Sắc lệnh của Chính phủ phải có chứ ký của Chủ tịch nước Việt Nam và tuỳ theo quyền hạn các Bộ, phải có một hay nhiều vị Bộ trưởng tiếp ký. Các vị Bộ trưởng ấy phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

Như vậy theo Hiến pháp 1946, nước ta là nước Cộng hòa dân chủ theo mô hình Tổng thống - Chủ tịch nước, là người đứng đầu vừa Nhà nước, vừa Nội các luôn, đúng theo mô hình Pháp luôn, tức là Tổng thống Pháp vừa đứng đầu Nhà nước, vừa đứng đầu nội các, dù có Thủ tướng đứng đầu Chính phủ nhưng với tư cách là "Ông bộ trưởng to" hay "Ông bộ trưởng thứ nhất" với đúng nghĩa của nó - "Premier ministre français".

CHƯƠNG IV:

Cứ cho là Thủ tướng Phạm Văn Đồng theo chú Linh Tuấn Nguyễn nói là "hoàn toàn không có quyền công nhận, hưởng ứng hay gì gì đó về vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ" đi thì nó phải được bác bỏ theo luật, đúng không nào? Nếu trong thời gian từ năm 1958 chỉ cần đến 1974 thôi, Nhà nước Việt Nam DCCH (1) không có bất cứ một văn bản nào bác bỏ Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng 1958 và (2) Triệt để thi hành những tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải (kể cả ở những vùng biển khác) - ở đây chúng ta đang hiểu là với Hoàng Sa, Trung Quốc đang tranh chấp với Việt Nam Cộng hòa, ta đứng ngoài thì người ta sẽ giải thích là "triệt để tôn trọng".

=> Thì mặc nhiên là Nhà nước ta công nhận hiệu lực của Công hàm này, cũng như tuyên bố của Trung Quốc đối với những yêu sách lãnh hải của họ.

Lưu ý: công nhận chỉ có hiệu lực với quốc gia công nhận và không có hiệu lực với bất cứ một quốc gia nào khác có tranh chấp. Như vậy là mặc định từ phía Việt Nam DCCH, đã công nhận tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc rồi, vì suốt trong thời gian đó đến nay, chúng ta hoàn toàn chưa có một văn bản nào của cấp cao nhất bác bỏ nó, mặc dù cách đây mấy năm (2012), Quốc hội CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Biển, thì đương nhiên đưa hai quần đảo vào thuộc chủ quyền của CHXHCN Việt Nam - gồm 7 chương, 55 điều, hoàn toàn không có một điều khoản nào quy định về các văn bản mà nó thay thế. Nó chỉ cần đề ra là "Công hàm của cụ Phạm Văn Đồng không có hiệu lực" thì ta cũng có cớ để mà nói.

CHƯƠNG V:

Vậy ông Lê Hải Bình ở đây đang làm trò gì? Đang làm một trò nguy hiểm, là theo đuôi chú Linh Tuấn Nguyễn tìm cách phân tích cái văn bản đó, hoặc là không phải công hàm, hoặc là một cái công thư, thậm chí một cái... thiếp chúc Tết. Cậu đọc lại hộ trên đây có đoạn tớ viết:

"không nhất thiết phải ký Hiệp ước hay hiệp định, một quốc gia có thể đơn phương ban bố quyết định công nhận một Hiệp ước hay hiệp định nào mà mình không tham gia đàm phán hoặc ký kết; cũng như tuyên bố của một quốc gia khác. Trong trường hợp một tuyên bố của quốc gia khác được quốc gia mình công nhận và (lẳng lặng) thi hành vô điều kiện thì nó có hiệu lực tối đa với quốc gia công nhận... ở đây chúng ta đang hiểu là với Hoàng Sa, Trung Quốc đang tranh chấp với Việt Nam Cộng hòa, ta đứng ngoài thì người ta sẽ giải thích là "triệt để tôn trọng". "

Nghĩa là việc công nhận đó hoàn toàn không nhất thiết phải là VỚI CÁI CỦA MÌNH. Ví dụ: Trung Quốc tuyên bố, Đài Loan là của Trung Quốc, không phải bàn cãi. Việt Nam công nhận điều đó dù Việt Nam không phải chủ của Đài Loan. Mặc nhiên, để tương xứng với công nhận đó, Việt Nam phải giải tán quan hệ ngoại giao cấp Nhà nước với Đài Loan.

CHƯƠNG VI - GIẢI PHÁP LÊ HẢI BÌNH

Thực ra, ở đây tớ chẳng có luận điểm luận cứ quái gì chú Linh Tuấn Nguyễn ạ, mà thuần túy phân tích... lý thuyết. Nhìn chung là muốn bác bỏ công hàm của cụ Phạm Văn Đồng thì được thôi, ý tưởng không tồi, nhưng việc đó ta phải dứt khoát nghe anh Hải Bình, láo toét tí cũng được, là tuyên bố: Cụ Phạm Văn Đồng ngày xưa vi phạm pháp luật, không có Luật tổ chức Chính phủ mà dám ra Công hàm, sai thẩm quyền, sai hình thức văn bản, không được phê chuẩn của Nghị viện. Tuyên bố, vì cụ mất rồi, nên miễn truy cứu chế độ trách nhiệm (hình sự, hành chính). Tuyên bố tiếp, Công hàm này của cụ, không có hiệu lực.

Về việc Việt Nam không lên tiếng về những yêu sách chủ quyền trên biển của Trung Quốc cho đến năm 1975 là do điều kiện chiến tranh thế lọ thế chai...
 
Linh Tuấn Nguyễn  

1 nhận xét:

  1. Thật tội nghiệp cho cụ Phạm và cụ Chu! Làm đến Thủ tướng và Tổng lý mà vẫn không biết thân phận của mình để mấy đứa con cháu ranh hôm nay nó nhiếc móc!

    Trả lờiXóa