Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Văn hóa Lễ Tết Nhật Bản

Văn hóa Lễ Tết Nhật Bản


Khác với các nước khác châu Á, Nhật bản là một quốc gia ăn Tết cổ truyền vào ngày dương lịch. Họ ăn Tết như người phương Tây. Ngày 31/12 ( dương lịch) là ngày quan trọng để kết nối một năm cũ và một năm mới. Ngày này họ dọn dẹp nhà cửa rất sạch sẽ, gọn gàng. Họ muốn đẩy đi những vận xấu của năm cũ và đón chào một năm mới
Văn hóa Lễ Tết  Nhật Bản
Khác với các nước khác châu Á, Nhật bản là một quốc gia ăn Tết cổ truyền vào ngày dương lịch. Họ ăn Tết như người phương Tây.
Ngày 31/12 ( dương lịch) là ngày quan trọng để kết nối một năm cũ và một năm mới. Ngày này họ dọn dẹp nhà cửa rất sạch sẽ, gọn gàng. Họ muốn đẩy đi những vận xấu của năm cũ và đón chào một  năm mới
Ngày Tết, thường thì họ trang trí trước cửa nhà bằng cây thông, hoặc cây tre.
Với người Nhật, cây thông là biểu tượng của sự vĩnh hằng, trường cửu, còn cây tre là sự dẻo dai, trưởng thành. Vào ngày Tết, thức ăn của họ thường được làm rất thoải mái, họ làm vậy để tránh trong mấy ngày Têt không phải vướng bận vào việc bếp núc.
Ngay từ đêm 31/12 đến 1/1, người Nhật ăn mặc rất đẹp, phụ nữ duyên dáng trong những bộ trang phục Kimono rực rỡ ra phố, thanh niên thì họ thoải mái hơn trong cách ăn mặc, đầu tóc. Năm mới, người Nhật cũng đến chùa để cầu nguyện, đến đây họ không như một số nước khác là đôt hương hay vàng mã. Đêm giao thừa các gia đình đều chờ nghe 108 tiếng chuông để đón chào Thần năm mới. Đêm giao thừa cả gia đình vui đón Tết và ăn một loại mỳ truyền thống, có sợi mỳ dài, thể hiện sự trường thọ, sống lâu.
Tiệc mừng trong ngày Tết của họ có rượu sake , một loại rượu làm từ gạo với phương thức cổ truyền của Nhật.
Tết họ cũng thường đến chùa đền, đi lễ cầu sức khỏe, tài lộc. Người Nhật cũng có tục lệ là đầu năm đi khai bút đầu xuân.
Mồng 1 Tết của họ bao giờ cũng có bữa ăn sáng với những món ăn được chế biến rất công phu.theo truyền thống. Món ăn không chỉ là các món thường ngày như sashimi, sushi, mà còn có những món ăn làm từ hải sản, rau thịt và có cả bánh dày. Trẻ em cũng sẽ được người lớn mừng tuổi, mọi người trong nhà chờ đợi thiệp chúc mừng được phân phát tại mỗi gia đình vào buổi sáng đầu tiên của năm mới.
Từ mồng 2 các hoạt động như viết thư pháp, võ, lễ hội trà đạo, ngắm hoa sẽ diễn ra, những ngày tiếp theo thì tùy theo mỗi gia đình, theo sở thích, kế hoạch riêng của họ, đi chơi hay đi du lịch ngắn ngày .
Tục quán đón Tết  là đến mồng 3 Tết nhưng thường sẽ kéo dài hơn.
Ngày Tết là dịp để bạn bè, họ hàng, người thân được gặp nhau, đoàn tụ.
Đến ngày 15/1 cũng là một trong những ngày lễ lớn ở Nhật bản, lễ “ Tình Nhân”, hay còn gọi là lễ trưởng thành.
Lễ thành nhân là ngày lễ dành riêng cho nam, nữ bước qua tuổi 20, các bạn nữ thường mặc những bọ Kimono truyền thông nhiều màu sắc, duyên dáng. Các bạn nam thi mặc những bộ đồ trang trọng, lịch sự như comple, có cavat và thắt nơ.
Tất các bạn này sẽ được mời đến tòa thị chính vào buổi sáng hôm đó. Buổi lễ bắt đầu họ sẽ được nghe những bài đọc diễn văn của các chính quyền, tổ chức, sau đó họ sẽ được nhận những món quà làm kỷ niệm.
Sau đó họ sẽ tụ họp thành một nhóm và đi ăn uống rất vui vẻ.
Đối với Việt Nam và một số quốc gia khác thì 18 tuổi là tuổi trưởng thành nhưng ở Nhật thì họ lấy tuổi 20, đây cũng là một nét riêng của người Nhật.
Một đặc điểm cung rất là thú vị là trong ngày Tết dù là trời lạnh như thế nào nhưng các thanh niên cũng không ngần ngại nhảy xuống bể nước ngoài trời mong được gột rửa những ô uế của năm trước.
Tết năm mới và lễ tình nhân là 2 lễ hội lớn của Nhật bản.
Thông qua bài viết này  mong rằng các bạn   sẽ có thêm một chút kiến thức về  phong tục, tập quán của người Nhật.


Read more: http://duhocnhat.com.vn/van-hoa-le-tet-nhat-ban.html#ixzz2FdnF0DDm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét