Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

'Làm giả ăn thật', Trung Quốc 'xuất khẩu thương vong'


Tác giả: TRÂM ANH THEO FRONTPAGEMAG
Câu chuyện về những thương vong do trình độ thi công cũng như nguyên vật liệu kém chất lượng của Trung Quốc không chỉ gói gọn trong biên giới Trung Quốc.
Khoảng 5:30 sáng ngày 24/8/2012, tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Mãn Châu, một đoạn dẫn lên phần đường chính của cây cầu 15,4km Yangmingtan bị sập, khiến 4 xe tải lao xuống đất; 3 người thiệt mạng và 5 người bị thương. Hình ảnh vụ tai nạn cho thấy đoạn cầu này bị nghiêng 45 độ về một bên, cạnh đó là một chiếc xe tải méo mó như vừa bị bàn chân khổng lồ nghiền nát. Nhiều lý do không rõ ràng được đưa ra giải thích cho vụ sập cầu. Huang Yusheng, Bí thư thành phố Cáp Nhĩ Tân, cho rằng nguyên nhân vụ việc là do xe chạy quá trọng tải. Tuy nhiên, thiết kế cầu và vật liệu xây dựng cũng đang bị nghi ngờ, trong khi có không ít bằng chứng cho thấy những sai sót trong quản lý của các quan chức thành phố.
Công trình cầu trị giá 294 triệu USD dự kiến hoàn thành trong 3 năm, nhưng chính quyền Cáp Nhĩ Tân muốn đẩy nhanh tiến độ xuống còn 18 tháng. Trong khi đó, một bình luận của Ủy ban xây dựng Cáp Nhĩ Tân có đoạn nêu, "do văn phòng chỉ đạo xây dựng cầu Yangmingtan đã giải tán (sau khi hoàn thành dự án), nên chúng tôi không thể xác minh đơn vị cụ thể nào chịu trách nhiệm phần cầu bị sập này". [1]

Tuy nhiên, câu chuyện về những thương vong do trình độ thi công cũng như nguyên vật liệu kém chất lượng của Trung Quốc không chỉ gói gọn trong biên giới Trung Quốc. Tháng 5/2006, một xe cứu thương ở New Mexico chạy bằng lốp xe do Trung Quốc sản xuất đã mất lái khi lốp xì hơi đột ngột. Tháng 8/2006, một chiếc xe van sử dụng lốp xe Trung Quốc đã lao thẳng vào trạm thu phí Pennsylvania làm 2 hành khách thiệt mạng và 1 người chấn thương nặng. Hãng phân phối bán lẻ của Mỹ Foreign Tire Sales (FTS), đã tiến hành điều tra các miếng lốp có vấn đề đó. Họ phát hiện, nhà sản xuất Trung Quốc Hangzhou Zhongce Rubber Company (HZ) đã loại bỏ một lớp keo gôm dày 0,6mm có tác dụng chống đai thép bị long ra khỏi lớp cao su, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, do sợ vụ việc nếu bị đưa ra tòa có thể sẽ khiến HZ phá sản, nên Foreign Tire Sales đã không yêu cầu Cơ quan an toàn giao thông cao tốc quốc gia Mỹ ra lệnh thu hồi. Khi FTS không đệ trình tất cả các kết quả kiểm tra cho tới tháng 6/2007 khi luật sư của các nạn nhân đã quyết định kiện họ.
Vụ sập một nhịp cầu Âm Dương tại Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang miền đông bắc Trung Quốc. 4 xe container đang lưu thông qua đoạn cầu này bị lộn nhào xuống đất khiết 3 người chết tại chỗ, 5 người khác bị thương.
Tuy nhiên, khi FTS chất vấn HZ về dải chất gôm không có trong lốp xe, công ty Trung Quốc đã thẳng thừng phủ nhận, khẳng định lốp xe do hãng sản xuất không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn. Trong cuộc gặp trực tiếp tại Hàng Châu, Trung Quốc, FTS đã yêu cầu nhà xuất khẩu Trung Quốc có trách nhiệm thu hồi, thay thế các lốp xe bị lỗi. Tại đó, mặc dù thừa nhận đã bỏ lớp chất gôm khỏi lốp xe, nhưng HZ vẫn không cam kết thay thế các lốp xe lỗi; và tiếp tục im lặng. FTS sau đó đã phải yêu cầu ký lại hợp đồng và quy định HZ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm nếu xảy ra lỗi. [2]
Sự cẩu thả và bủn xỉn từng đồng của Trung Quốc còn thể hiện trong việc sản xuất thực phẩm và dược phẩm. Năm 2010, Zhao Lianhai, một nhà vận động nổi tiếng từng tham gia vào sự kiện Thiên An Môn hồi tháng 6/1989, đã bị bắt giam 2,5 năm vì vận động đòi bồi thường cho các nạn nhân trong vụ sữa nhiễm độc năm 2008. Người ta phát hiện nhà sản xuất đã pha thêm vào công thức sữa chất melamine, một chất hóa học công nghiệp độc hại, để tăng hàm lượng protein; dẫn tới việc 6 trẻ bị thiệt mạng, một trong số đó là con trai của Zhao. Melamine thường được sử dụng để sản xuất nhựa, bê tông và phân bón; nhưng khi được bỏ vào thực phẩm, nó có thể gây sỏi thận và suy thận. Khoảng 300.000 trẻ đã bị ốm do sử dụng sữa nhiễm melamine. Năm 2008, kết quả điều tra cho thấy, cứ trong 5 nhà sản xuất sữa tại tq thì có 1 hãng sử dụng melamine trong các sản phẩm sữa.
Từ những nguyên liệu xây dựng cho tới hàng hóa tiêu dùng, hóa chất thải công nghiệp trong thực phẩn, dimethyl fumarate trong đồ nội thất; tới việc lũng đoạn và thao túng thị trường đất hiếm và kim loại công nghiệp thế giới; tới những hoạt động thiếu trách nhiệm trong thăm dò không gian; tới việc cố tình duy trì đồng nội tệ thấp; Trung Quốc quả thực đang làm bần cùng và gây đầu độc các nước láng giềng; và có thể cả chính bản thân Trung Quốc.
Bao gồm trong các hành vi vô trách nhiệm của Trung Quốc còn có việc ăn cắp bí quyết thương mại, thiết kế sản phẩm và thông tinh tình báo quân sự quan trọng. Trong quá trình đó, Trung Quốc đã tích lũy lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ, chủ yếu bằng đồng USD, và họ đã và đang sử dụng chúng để mua trái phiếu chính phủ Mỹ, và ít nhất là khoảng 50% thâm hụt thương mại của Mỹ là với Trung Quốc. Trung Quốc đã tăng nân sách quốc phòng hằng năm ở mức 2 con số trong suốt hơn 20 năm qua. [3] Hải quân Trung Quốc hiện đủ mạnh để thách thức hải quân Mỹ tại các vùng biển ngoài khơi bờ biển đại lục, trong vùng biển Indonesia; ngoài khơi Đài Loan, Hoàng Hải và ngoài khơi Triều Tiên. Trung Quốc bị không ít nơi cho là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới. Vậy sự nguy hiểm của họ đã đến đâu?
Một cuốn sách mới đây "Death by China: Confronting the Dragon-a global call to action" (tạm dịch làCái chết do Trung Quốc: Đối phó với rồng - thế giới hãy hành động), của 2 nhà kinh tế học ĐH California Peter Navarro và Greg Autry, đã trả lời rất rõ cho câu hỏi trên. Các tác giả đã mỏ xẻ từng ảnh hưởng do quan hệ thương mại với Trung Quốc và những rủi ro sức khỏe khi mua hàng hóa Trung Quốc trong các chương "Chết do chất độc Trung Quốc", "Chết do rác thải Trung Quốc", "Chết do sự lũng đoạn tiền tệ của Trung Quốc".
Họ cũng nêu rõ, kể từ năm 1999, Trung Quốc đã phá hủy một cách có hệ thống cơ sở sản xuất của Mỹ. Trong giai đoạn đó, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng ít ỏi 2,4% bình quân; còn kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 10% mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng của Mỹ trong thập niên đầu thế kỷ 21 thấp hơn 25% so với giai đoạn 1946-1999 (3,2%). [4]
Trong chương "Cái chết đối với cơ sở sản xuất Mỹ", Navarro và Autry đã giải thích cách Trung Quốc đạt được khả năng tiêu diệt đó: thông qua các hoạt động thương mại không bình đẳng, mà hai tác giả gọi là "8 vũ khí tiêu diệt việc làm". Chúng bao gồm trợ cấp xuất khẩu, lũng đoạn tiền tệ, đánh cắp ý tưởng/thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài; các quy định lỏng lẻo về sức khỏe và an toàn - dẫn tới hàng loạt vụ thương vong của lao động Trung Quốc; hạn chế xuất khẩu một số nguyên liệu công nghiệp quan trọng như bauxite, hoàng thạch, silicone carbide, và kẽm; cố tình duy trì sự thống trị của họ trong thị trường đất hiếm thế giới (Trung Quốc chiếm trên 90% sản lượng đất hiếm thế giới); và thuế suất nhập khẩu cao. [5]
Cụ thể hơn, hai tác giả đã nhấn mạnh, "mỗi ngày, Mỹ thâm hụt gần 1 tỷ USD trong quan hệ thương mại với Trung Quốc", và giải thích chi tiết việc lũng đoạn tiền tệ của Trung Quốc đã phá hủy sản xuất của Mỹ như thế nào. Họ cũng nhắc đến việc Tổng thống Obama khi còn là ứng cử viên tranh cử đã nhiều lần cam kết gây áp lực lên Trung Quốc trong các hoạt động thương mại bất bình đẳng. Nhưng khi làm tổng thống, Obama đã không gọi Trung Quốc là nước lũng đoạn tiền tệ, ông đã "sai lầm khi đặt nhu cầu tài chính ngắn hạn của hoạt động chính trị và của chính quyền lên trên sự phục hồi kinh tế dài hạn của Mỹ", khi khuyến khích Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu chính phủ Mỹ, mà không tiến hành những hành động cải cách thương mại có hiệu quả.
Quan trọng không kém, hai tác giả cũng chỉ trích việc các công ty Mỹ đồng lõa với hành vi thương mại sai trái của Trung Quốc. Họ khẳng định, vấn đề với Trung Quốc bắt đầu một phần là kết quả của ý thức hệ cứng nhắc" của Tổng thống George W. Bush, người đã quan niệm sai lầm nghiêm trọng về các phản ứng của Trung Quốc đối với các sáng kiến thương mại của Mỹ. Bush tin rằng biến Trung Quốc trở thành một đối tác thương mại bình thường nghĩa là "hàng rào thương mại sẽ thấp hơn và cơ hội nhiều hơn cho các nhà xuất khẩu Mỹ". [7]
Tuy nhiên, chương hay nhất là "Cuộc sống với Trung Quốc: Làm sao tồn tại và phát triển trong thế kỷ của rồng". Chương này nêu ra các gợi ý thiết thực về cách thức đấu tranh và giải quyết các vấn đề kể trên. Các gợi ý bao gồm: không mua hàng hóa Trung Quốc, trừ khi cần thiết; yêu cầu ghi nhãn chi tiết các thành phần trong sản phẩm; thực hiện các cải cách để buộc các nhà nhập khẩu và xuất khẩu Trung Quốc có trách nhiệm hơn.
-----------------------------
Chú thích:
[1] www.ministryoftofu.com/2012/08/Another-tofu-dreg/tag/Yangmingtan-bridgeproject.
[2] Opinion of Judge William Manfredi, Court of Common Pleas, Philadelphia County, Pa.; October 15, 2008; David Welch, "An Importer's Worst Nightmare," at www.businessweek.com/stories/2007-07-22/an-importers-worst-nightmare
[3] "Morning Bell," Heritage Foundation Newsletter, 11/17/2011; Death by China: Confronting the Dragon, a global call to action; by Peter Navarro and Greg Autry (New York: Prentice-Hall 2011), 68.
[4] Death by China, 52.
[5] Ibid., 55-66.
[6] Ibid., 68, 73-74, 224.
[7] www.ontheissues.org/George_W_Bush_Foreign_Policy.htm; Death by China, 81, 87.
http://frontpagemag.com/2012/eric-burns/china-the-deadly-dragon/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét