Lo giữ Ukraine, Nga mất địa bàn chiến lược vào tay Trung Quốc
Khủng hoảng Ukraine khiến nước Nga mất rất nhiều thứ. Theo tạp chí Business thì việc Nga mất địa bàn chiến lược Trung Á vào tay Trung Quốc - Người thủ lợi từ khó khăn của nước Nga - chính là mất mát lớn nhất.
Dấu hiệu mới nhất trong mối quan hệ kinh tế ngày càng sâu sắc giữa Bắc Kinh với Trung Á là Trung Quốc đang có dự án lên đến 16,3 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực này. Chúng gồm các lĩnh vực đường sắt, đường bộ, đường ống dẫn qua Trung Á và nổi bật hơn cả là làm hồi sinh Con đường tơ lụa giữa Trung Quốc và châu Âu. Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất ý tưởng này năm ngoái trong chuyến thăm Kazakhstan, quốc gia lớn nhất Trung Á.
Bắc Kinh có rất nhiều lý do để bỏ tiền đầu tư ở Trung Á. Cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ giúp Trung Quốc đẩy hàng mạnh hơn cho thị trường châu Âu. Ngoài ra, Trung Quốc được ưu đãi hơn trong việc khai tài nguyên thiên nhiên phong phú của khu vực. Kazakhstan là một nước sản xuất dầu lớn, Kyrgyzstan có mỏ khoáng sản lớn còn Turkmenistan mạnh về sản xuất khí đốt tự nhiên.
Đồng thời, kế hoạch 16,3 tỉ USD sẽ tạo đà gia tăng kinh tế cho các khu vực phía tây Trung Quốc (giáp Trung Á). Việc đưa thêm người tới phía Tây còn giúp Trung Quốc củng cố an ninh trước các phong trào đòi ly khai. Thay vì đến châu Phi xa xôi, Trung Quốc có thể đưa công nhân Trung Quốc vào khu vực Trung Á tham gia các công trình xây dựng.
Trong phần lớn thế kỷ 19, Nga và Anh giành giật nhau quyền kiểm soát của Trung Á, một sự cạnh tranh được đặt tên là "Great Game" với chiến thắng thuộc về Nga. Các khu vực chủ yếu là người Hồi giáo, bao gồm các quốc gia Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, từng thuộc Liên Xô vẫn có xu hướng gần Moscow ngay cả sau khi Liên Xô tan rã. Nhưng tình hình đang thay đổi khi một đối thủ lớn xuất hiện là Trung Quốc.
Tổng thống Putin đã tìm cách để duy trì quan hệ với Trung Á, chẳng hạn như mời Kazakhstan và Kyrgyzstan tham gia một liên minh thuế quan với Moscow. Nhưng với nền kinh tế Nga đang trong một cuộc khủng hoảng sâu sắc, có vẻ Moscow không thể đọ được với số tiền lớn mà Trung Quốc đang rót vào Trung Á. Thật vậy, tình trạng bất ổn kinh tế của Nga đang ảnh hưởng xấu đến một số nền kinh tế Trung Á và thúc đẩy họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc.
Ví dụ là Tajikistan, một trong những quốc gia nghèo nhất khu vực, nơi có khoảng 52% thu nhập là tiền gửi về nhà của công nhân Tajik đang làm việc ở nước ngoài, hầu hết là ở Nga. Khi kinh tế Nga khó khăn, túi tiền của công nhân Tajik bị ảnh hưởng, kéo luôn sự xuống dốc của kinh tế Tajikistan.
Jamoliddin Nuraliev, thứ trưởng tài chính của Tajikistan, nói với tờ Financial Times rằng Trung Quốc chuẩn bị để đầu tư 6 tỉ USD vào nước ông. Con số này chưa được xác nhận bởi Bắc Kinh nhưng nếu chính xác, nó sẽ bằng hai phần ba tổng GDP của Tajikistan. Nga cũng đang cung cấp tiền để giúp đỡ Tajikistan, nhưng số tiền nhỏ hơn nhiều. Hãng RIA Novosti báo cáo trong tuần này rằng Moscow sẽ viện trợ 6,7 triệu USD để hỗ trợ khu vực nông thôn của Tajikistan.
Không chỉ có Tajikistan, Trung Quốc đã xây dựng quan hệ kinh tế với hầu hết quốc gia Trung Á khác, họ đầu tư ồ ạt vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Kazakhstan và khí đốt từ Turkmenistan. Ngoài ra, tâm lý Trung Quốc là “bạn tốt” cũng khiến Trung Á mở rộng vòng tay đón lấy sự vuốt ve của Bắc Kinh.
Sự xâm nhập của Nga vào các khu vực đông người nói tiếng Nga tại Ukraine đã tạo ra tâm lý hoảng sợ ở một số quốc gia Trung Á, đặc biệt là Kazakhstan, nơi có cộng đồng nói tiếng Nga lớn. "Bây giờ, có một sự nghi ngờ nhất định với Nga cho dù khu vực này sẽ không quay lưng lại với Nga. Nhưng bây giờ, Trung Quốc có vẻ là một đối tác đáng tin cậy hơn với người Trung Á", Sarah Lain, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu An ninh – quốc phòng Hoàng gia ở London cho biết.
Anh Tú (theo Business Week)
http://motthegioi.vn/tieu-diem/lo-giu-ukraine-nga-mat-dia-ban-chien-luoc-vao-tay-trung-quoc-119601.html
Ông Tập và TT Putin đều coi trọng Trung Á
Trong khi Tổng thống Vladimir Putin gắng giữ Ukraine trong tầm tay của Nga, ông có thể mất ảnh hưởng mình trên một phần quan trọng khác: Trung Á. Hiện các nước Trung Á từng thuộc Liên Xô cũ đang ngày càng ngả về phía Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư và thương mại. Điều này cũng có nghĩa Nga mất địa bàn chiến lược vào tay Trung Quốc.Dấu hiệu mới nhất trong mối quan hệ kinh tế ngày càng sâu sắc giữa Bắc Kinh với Trung Á là Trung Quốc đang có dự án lên đến 16,3 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực này. Chúng gồm các lĩnh vực đường sắt, đường bộ, đường ống dẫn qua Trung Á và nổi bật hơn cả là làm hồi sinh Con đường tơ lụa giữa Trung Quốc và châu Âu. Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất ý tưởng này năm ngoái trong chuyến thăm Kazakhstan, quốc gia lớn nhất Trung Á.
Bắc Kinh có rất nhiều lý do để bỏ tiền đầu tư ở Trung Á. Cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ giúp Trung Quốc đẩy hàng mạnh hơn cho thị trường châu Âu. Ngoài ra, Trung Quốc được ưu đãi hơn trong việc khai tài nguyên thiên nhiên phong phú của khu vực. Kazakhstan là một nước sản xuất dầu lớn, Kyrgyzstan có mỏ khoáng sản lớn còn Turkmenistan mạnh về sản xuất khí đốt tự nhiên.
Đồng thời, kế hoạch 16,3 tỉ USD sẽ tạo đà gia tăng kinh tế cho các khu vực phía tây Trung Quốc (giáp Trung Á). Việc đưa thêm người tới phía Tây còn giúp Trung Quốc củng cố an ninh trước các phong trào đòi ly khai. Thay vì đến châu Phi xa xôi, Trung Quốc có thể đưa công nhân Trung Quốc vào khu vực Trung Á tham gia các công trình xây dựng.
Trong phần lớn thế kỷ 19, Nga và Anh giành giật nhau quyền kiểm soát của Trung Á, một sự cạnh tranh được đặt tên là "Great Game" với chiến thắng thuộc về Nga. Các khu vực chủ yếu là người Hồi giáo, bao gồm các quốc gia Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, từng thuộc Liên Xô vẫn có xu hướng gần Moscow ngay cả sau khi Liên Xô tan rã. Nhưng tình hình đang thay đổi khi một đối thủ lớn xuất hiện là Trung Quốc.
Tổng thống Putin đã tìm cách để duy trì quan hệ với Trung Á, chẳng hạn như mời Kazakhstan và Kyrgyzstan tham gia một liên minh thuế quan với Moscow. Nhưng với nền kinh tế Nga đang trong một cuộc khủng hoảng sâu sắc, có vẻ Moscow không thể đọ được với số tiền lớn mà Trung Quốc đang rót vào Trung Á. Thật vậy, tình trạng bất ổn kinh tế của Nga đang ảnh hưởng xấu đến một số nền kinh tế Trung Á và thúc đẩy họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc.
Ví dụ là Tajikistan, một trong những quốc gia nghèo nhất khu vực, nơi có khoảng 52% thu nhập là tiền gửi về nhà của công nhân Tajik đang làm việc ở nước ngoài, hầu hết là ở Nga. Khi kinh tế Nga khó khăn, túi tiền của công nhân Tajik bị ảnh hưởng, kéo luôn sự xuống dốc của kinh tế Tajikistan.
Jamoliddin Nuraliev, thứ trưởng tài chính của Tajikistan, nói với tờ Financial Times rằng Trung Quốc chuẩn bị để đầu tư 6 tỉ USD vào nước ông. Con số này chưa được xác nhận bởi Bắc Kinh nhưng nếu chính xác, nó sẽ bằng hai phần ba tổng GDP của Tajikistan. Nga cũng đang cung cấp tiền để giúp đỡ Tajikistan, nhưng số tiền nhỏ hơn nhiều. Hãng RIA Novosti báo cáo trong tuần này rằng Moscow sẽ viện trợ 6,7 triệu USD để hỗ trợ khu vực nông thôn của Tajikistan.
Không chỉ có Tajikistan, Trung Quốc đã xây dựng quan hệ kinh tế với hầu hết quốc gia Trung Á khác, họ đầu tư ồ ạt vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Kazakhstan và khí đốt từ Turkmenistan. Ngoài ra, tâm lý Trung Quốc là “bạn tốt” cũng khiến Trung Á mở rộng vòng tay đón lấy sự vuốt ve của Bắc Kinh.
Sự xâm nhập của Nga vào các khu vực đông người nói tiếng Nga tại Ukraine đã tạo ra tâm lý hoảng sợ ở một số quốc gia Trung Á, đặc biệt là Kazakhstan, nơi có cộng đồng nói tiếng Nga lớn. "Bây giờ, có một sự nghi ngờ nhất định với Nga cho dù khu vực này sẽ không quay lưng lại với Nga. Nhưng bây giờ, Trung Quốc có vẻ là một đối tác đáng tin cậy hơn với người Trung Á", Sarah Lain, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu An ninh – quốc phòng Hoàng gia ở London cho biết.
Anh Tú (theo Business Week)
http://motthegioi.vn/tieu-diem/lo-giu-ukraine-nga-mat-dia-ban-chien-luoc-vao-tay-trung-quoc-119601.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét