Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Tổng cục TK lý giải vì sao tăng trưởng kinh tế 5,8%

Lý giải dở hơi. Chả có hiểu biết gì.
Tổng cục Thống kê lý giải vì sao tăng trưởng kinh tế 5,8%
Tư Hoàng (TBKTSG Online) - Vì sao GDP vẫn có thể tăng 5,8% trong năm 2014 khi kinh tế vẫn còn rất nhiều biểu hiện khó khăn như doanh nghiệp phá sản, nợ xấu cao?… Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia của Tổng cục Thống kê, ông Hà Quang Tuyến đã trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh chủ đề này.
ông Hà Quang Tuyến. ảnh TL SGT.
- Nhiều chỉ tiêu thống kê như tổng mức đầu tư xã hội thấp, số doanh nghiệp phá sản tăng cao, nợ xấu tăng,…nhưng tăng trưởng kinh tế năm nay vẫn 5,8%. Điều này tỏ ra mâu thuẫn. Ông giải thích như thế nào?

- Năm 2014, tình hình sản xuất kinh doanh đạt khá, tăng trưởng kinh tế theo hướng phục hồi. Tăng trưởng GDP năm 2014 ước đạt 5,8% so cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng của cùng kỳ 2012 (5,25%) và 2013 (5,42%). Mức tăng trưởng trên có đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, khu vực doanh nghiệp FDI.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng khá cao đạt gần 9%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2012 (5,8%) và 2013 (7,44%). Những ngành có sự tăng trưởng cao gồm: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất xe có động cơ; dệt tăng; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy; sản xuất trang phục; sản xuất kim loại;...
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp có qui mô lớn, có thương hiệu và mạng lưới sản xuất kinh doanh toàn cầu đã liên tục mở rộng qui mô sản xuất tại Việt Nam như Samsung, Nokia,…Một số hãng có qui mô sản xuất lớn, có thương hiệu nổi tiếng về giày, dép, quần áo thể thao chuyển hoặc thu hẹp các chi nhánh đầu tư từ Trung Quốc, Bangladesh,… về Việt Nam sản xuất như Nike, Adidas, Puma,…
Bên cạnh đó, tháng 9/2014, Thủ tướng đã có những chỉ đạo đối với các Bộ, ngành và địa phương phấn đấu quyết liệt để đạt mục tiêu kế hoạch với mức cao nhất. Ví dụ, tập đoàn Dầu khí tập trung khai thác vượt kế hoạch 1 triệu tấn dầu thô, tập đoàn Than khai thác vượt kế hoạch 0,5 triệu tấn.
- Nhưng đâu mới là những yếu tố chính hỗ trợ tăng trưởng, thưa ông?
- Thứ nhất là nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014 ước đạt gần 1.200 ngàn tỉ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó khu vực Nhà nước và ngoài nhà nước tăng trên 10%, khu vực FDI tăng 6,6%.
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng năm 2014 theo Ngân hàng Nhà nước khả năng đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (12%).
Ngoài ra, nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh không phải chỉ từ hệ thống ngân hàng thương mại và Quỹ tín dụng, mặc dù đây là kênh tín dụng chủ yếu, mà còn từ nguồn vốn tự có của các tổ chức, cá nhân. Trong năm 2013, lượng kiều hối gửi về Việt Nam khoảng 11 tỉ đô la Mỹ là nguồn bổ sung vào vốn sản xuất kinh doanh của năm 2014. 
Mặt khác, tăng trưởng kinh tế năm 2014 có đóng góp quan trọng của doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp FDI chủ động về vốn, tự mua nguyên vật liệu, nhập khẩu máy móc thiết bị để sản xuất kinh doanh nên không liên quan nhiều đến cung tiền. Như vậy, có thể nói vốn cho sản xuất kinh doanh nói chung, vốn đầu tư nói riêng của năm 2014 có từ nhiều nguồn và không phải thấp.
- Tuy nhiên, số doanh nghiệp phá sản vẫn còn tăng cao. Vậy sao kinh tế có thể tăng trưởng được?
- Tình hình doanh nghiệp thành lập mới, phá sản, giải thể, ngừng hoạt động là chuyện thường xuyên năm nào cũng diễn ra trong quá trình tự vận động của sản xuất kinh doanh. Trong 10 tháng đầu năm 2014, số doanh nghiệp mới đăng ký thành lập là trên 60 ngàn, cao hơn số doanh nghiệp giải thể là 54,3 ngàn. Tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới và đăng ký bổ sung là gần 827 ngàn tỉ đồng; số vốn đăng ký của các doanh nghiệp gặp khó khăn giải thể là gần 456 ngàn tỉ đồng.
Như vậy, số doanh nghiệp thành lập mới vẫn có ưu thế hơn so số doanh nghiệp giải thể.
http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/123260

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét