“Văn hóa” đổ lỗi
(TBKTSG) - Công thì vơ vào mình; tội lỗi thì đổ cho người khác, cho tập thể, cho nguyên nhân khách quan, cho việc chấp hành sự phân công của tổ chức - đó chẳng phải là điều gì mới mẻ mà là thói quen thường thấy ở một số người, đặc biệt là người trong giới quan chức nhà nước.Nhưng có vẻ như từ hồi có câu chuyện về “lỗi của cậu đánh máy” khi đưa tin sai về hoạt động của quân đội Trung Quốc ở biển Đông của một trang web nọ thì căn bệnh (hay như nhiều người nói là “văn hóa”) đổ lỗi tỏ ra ngày càng phổ biến hơn trong giới quan chức nước ta. Từ những sự cố liên tục gây chết người trong tiêm chủng cho đến vỡ đập thủy điện, ngập lụt ở đô thị..., người ta luôn tìm ra “thủ phạm” - trừ chính mình ra - để đổ thừa: lỗi là ở vaccin, lỗi là ở quy trình (vì đã làm “đúng quy trình”), lỗi là ở thời tiết, do trời mưa nhiều...
Mới nhất là sự cố nghiêm trọng lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam và chưa từng có trong ngành hàng không thế giới: sân bay Tân Sơn Nhất hôm 20-11 mất điện khiến hoạt động tê liệt trong khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, FIR Hồ Chí Minh mất quyền điều hành bay, hàng chục máy bay lơ lửng trên không mà không liên lạc được với đài không lưu. Tính chất nghiêm trọng như thế nào, chắc ai cũng hình dung được.
Và thế là, để chạy tội trước công luận, bắt đầu một màn đổ lỗi: ông Đoàn Hữu Gia, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), nói “con người còn có lúc ốm đau, thiết bị có lúc thế này thế khác”; ông Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh thì cho rằng đó là chuyện “bất khả kháng”. Cho mãi đến hôm 24-11, sau khi Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng họp với các cơ quan liên quan thì mới chính thức xác định lỗi là do con người và một tổ điều tra đã được thành lập, mặc dù trước đó hai nhân viên kíp trực điện nguồn đã bị đình chỉ công tác để điều tra. Ông bộ trưởng cũng yêu cầu phải rà soát, đánh giá lại cả chất lượng nguồn nhân lực của VATM từ lãnh đạo đến nhân viên, những nhân viên năng lực yếu kém phải chấm dứt hợp đồng, và lãnh đạo của VATM phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm về sự cố.
Thực ra chối tội, đổ lỗi là một phần của bản chất yếu đuối của con người. Đến như Phêrô, môn đồ của Chúa, biết rõ thầy của mình là Chúa mà còn sợ hãi chối mình là môn đồ nữa là! Nhưng mặt khác, tính trung thực, dám làm dám chịu trách nhiệm, biết dũng cảm nhận lỗi khi làm sai, cũng là một phẩm chất cao quý luôn được đề cao. Vả chăng, có dũng cảm nhận lỗi thì mới có đủ dũng cảm và quyết tâm để sửa sai, để trong tương lai không lặp lại sai lầm cũ. Biết vậy, nhưng với không ít người, điều đó xem ra quá khó, nhất là với giới quan chức, khi mà sự thăng tiến, cái ghế phụ thuộc vào thành tích (thật và giả) của họ.
Mặt khác, xu hướng đổ lỗi luôn đi cùng xu hướng vơ vào mình thành tích của người khác, không phải của mình, như hai mặt của cùng một căn bệnh. Như một công trình mà nhiều địa phương, hội đoàn cùng đưa vào báo cáo thành tích của mình. Như khai báo gian dối để được phong danh hiệu này, cấp phát chế độ sinh hoạt kia. Đó là căn bệnh thiếu trung thực.
Chỉ có thể hạn chế căn bệnh, hạn chế cái “văn hóa” đổ lỗi này khi ngay từ nhỏ, từ trong gia đình cho đến trong nhà trường, mỗi đứa trẻ được giáo dục về lòng tự trọng và tính trung thực, không bao giờ lấy của người khác làm của mình, mặt khác làm sai thì biết dũng cảm nhận lỗi. Có như vậy, khi ra đời, những con người trưởng thành mới biết hành xử đúng và có đủ sức mạnh tinh thần để nhận lỗi mà không đổ thừa cho ai, cho cái gì khác. Và bộ máy công quyền, bộ máy công chức cũng phải biết kiên quyết không chấp nhận thói quen đổ thừa, dám mổ xẻ những yếu kém, khuyết tật của bộ máy và chỉ rõ trách nhiệm cá nhân của những con người cụ thể trước mỗi vụ việc.
Chỉ khi làm được điều đó, bộ máy công quyền mới được người dân tín nhiệm, tin tưởng.
Đoàn Khắc Xuyên
(Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)
Thực ra chối tội, đổ lỗi là một phần của bản chất yếu đuối của con người. Đến như Phêrô, môn đồ của Chúa, biết rõ thầy của mình là Chúa mà còn sợ hãi chối mình là môn đồ nữa là! Nhưng mặt khác, tính trung thực, dám làm dám chịu trách nhiệm, biết dũng cảm nhận lỗi khi làm sai, cũng là một phẩm chất cao quý luôn được đề cao. Vả chăng, có dũng cảm nhận lỗi thì mới có đủ dũng cảm và quyết tâm để sửa sai, để trong tương lai không lặp lại sai lầm cũ. Biết vậy, nhưng với không ít người, điều đó xem ra quá khó, nhất là với giới quan chức, khi mà sự thăng tiến, cái ghế phụ thuộc vào thành tích (thật và giả) của họ.
Mặt khác, xu hướng đổ lỗi luôn đi cùng xu hướng vơ vào mình thành tích của người khác, không phải của mình, như hai mặt của cùng một căn bệnh. Như một công trình mà nhiều địa phương, hội đoàn cùng đưa vào báo cáo thành tích của mình. Như khai báo gian dối để được phong danh hiệu này, cấp phát chế độ sinh hoạt kia. Đó là căn bệnh thiếu trung thực.
Chỉ có thể hạn chế căn bệnh, hạn chế cái “văn hóa” đổ lỗi này khi ngay từ nhỏ, từ trong gia đình cho đến trong nhà trường, mỗi đứa trẻ được giáo dục về lòng tự trọng và tính trung thực, không bao giờ lấy của người khác làm của mình, mặt khác làm sai thì biết dũng cảm nhận lỗi. Có như vậy, khi ra đời, những con người trưởng thành mới biết hành xử đúng và có đủ sức mạnh tinh thần để nhận lỗi mà không đổ thừa cho ai, cho cái gì khác. Và bộ máy công quyền, bộ máy công chức cũng phải biết kiên quyết không chấp nhận thói quen đổ thừa, dám mổ xẻ những yếu kém, khuyết tật của bộ máy và chỉ rõ trách nhiệm cá nhân của những con người cụ thể trước mỗi vụ việc.
Chỉ khi làm được điều đó, bộ máy công quyền mới được người dân tín nhiệm, tin tưởng.
Đoàn Khắc Xuyên
(Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)
http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/123178
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét