Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Nước Úc "vô phúc", thế còn Việt Nam ?

TÌNH TRẠNG "VÔ PHÚC" CỦA NƯỚC ÚC
“Con hơn cha là nhà có phúc” tuy nhiên nước Úc sẽ lâm vào tình trạng “vô phúc” khi các kết quả khảo sát cho thấy lần đầu tiên trong lịch sử Úc, giới trẻ của các thế hệ tiếp theo sẽ nghèo hơn thế hệ cha mẹ của mình.
Giới trẻ Úc hiện được giáo dục tốt hơn, khỏe mạnh hơn và có lẽ sẽ có tuổi thọ cao hơn cha mẹ mình nhưng họ có thể phải đối mặt với một tương lai ảm đạm khi không có việc làm ổn định, lương thấp và nợ nần nhiều hơn, nợ đến gấp ba lần thế hệ cha mẹ.



Đó là nội dụng của phúc trình do Qũy Thanh niên Úc (Foundation for Young Australians: FYA) công bố hôm thứ Ba (11.11.2014), theo đó nếu chính phủ không tìm cách giải quyết thì thì điều kiện sống sẽ đi xuống. Bản phúc trinh nêu ra một loạt số liệu thống kê để so sánh điều kiện sống của các thế hệ khác nhau và sau khi điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát, kết quả cho thấy những người dưới 24 tuổi hiện nay có thu nhập hơn cha mẹ họ khi ở độ tuổi tương tự khoảng 7% nhưng trung bình họ nợ gấp ba lần so với thế hệ trước.

Bà Jan Owen, Giám đốc điều hành của FYA nhận xét: “Chúng ta đối mặt với một thực tế là thế hệ hiện nay sẽ là thế hệ đầu tiên nghèo hơn cha mẹ mình. Thế hệ cha mẹ, vào năm 1985, khi không có mấy người mua nhà, thường dùng 27% thu nhập của mình cho nhà ở. Thế hệ ngày nay phải sử dụng 136%. Như vậy là gấp khoảng sáu lần số tiền mà cha mẹ họ phải trả, và đó là lý do tại sao chúng ta thấy thanh niên ngày càng khó mua nhà hơn. Hơn nữa thực tế không chỉ đến gần với giấc mơ Úc mà cả việc giữ tài sản lớn nhất của các gia đình này như ngôn ngữ Úc hiện nay cũng là cả vấn đề.

Giới trẻ cũng gặp phải viễn cảnh là càng ngày càng ít việc làm ổn định hơn trong những thập niên mà họ sẽ phải lo trả góp nhà.

Bà Owen nói: “Hiện chúng ta có gần 30 phần trăm thanh niên Úc không có việc làm hay làm việc dưới trình độ của mình. Thanh niên vừa tốt nghiệp đại học không sử dụng bằng cấp của mình hiện nay chiếm 25 phần trăm. Họ thường ra trường với khoản nợ khoảng 24 nghìn Úc kim trong khi cha mẹ họ được hưởng mức học phí thấp hoặc miễn phí và mức nợ này có thể lên đến 40 nghìn Úc kim.”

Đã vậy, giới trẻ hiện tại bị sẽ buộc phải trả một mức thuế cao hơn để hỗ trợ những người Úc già hơn về hưu. 


Năm 2012, có 5 người Úc đi làm để nuôui một người ở độ tuổi trên 65. Đến năm 2042, tỉ lệ đó sẽ giảm một nửa. Bà Owen nói: “Chúng ta cần chuẩn bị cho giới trẻ những kỹ năng khác khi rời ghế nhà trường và đại học. Chúng tôi gọi chúng là kỹ năng dám làm việc, đó là một số những kỹ năng mà bạn có thể ứng dụng vào 13 công việc khác nhau. Là những việc mà được dự đoán là thế hệ trẻ ngày nay có thể làm.”

Tuy nhiên bà Owen nói rằng không nên chỉ để giới trẻ đối phó một mình với những thay đổi trong nền kinh tế và môi trường công sở. Bà kêu gọi: “Chính phủ cần phải giữ vị trí trọng tâm và có trách nhiệm bắt đầu có những cuộc đối thoại để xem chúng ta có thể thay đổi tình hình khác đi như thế nào. Điều tối thiểu mà chính phủ cần làm là không nên tạo khó khăn thêm cho giới trẻ nữa. Mức nợ giáo dục đại học cao, nhà ở giá thấp – chính phủ có khả năng ảnh hưởng đến những vấn đề này bằng nhiều cách khác nhau.”

Trong khi đó thì một thông tin các của ABC lại báo động nạn cờ bạc trong giới trẻ ở Úc.

Ước tính số máy chơi poker tại Úc chiếm khoảng 1/5 số máy chơi poker trên toàn thế giới và có đến 75% số người nghiện cờ bạc tại Úc là nghiện gõ máy poker, trong đó có một tỷ lệ cao với độ tuổi 18-24.

http://vietluan.com.au/thong-tin-tinh-trang-vo-phuc-cua-nuoc-uc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét