Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Những lán trọ sơ sài đến khó tin

Những lán trọ sơ sài đến khó tin
- Khu lán trọ sơ sài của hơn 20 học trò Trường Tiểu học và THCS Thuần Mang (Bắc Kạn) nằm sau khu giảng dạy đã tồn tại từ 2004. Nhà trọ được cha mẹ học sinh dựng từ những phên nứa làm nơi ăn, ở cho các em... Điện không có, ánh sáng rất yếu của đèn pin là nguồn sáng duy nhất của các em vào buổi tối. Sắp gió mùa đông bắc, các em phải đan lại những khoảng hở quá lớn trên phên nứa của lán trọ để bớt đi những cơn gió rét cắt da cắt thịt của vùng cao.

Dương Văn Tiến, học sinh lớp 6A, nhà ở bản Lũng Miệng cách trường hơn chục cây số trọ học trong căn lán do bố em dựng đã 6 năm. Tiến vừa được bố chở bằng xe máy lên khu trọ sau ngày nghỉ cuối tuần.

Trường Tiểu học và THCS Thuần Mang nằm trên địa phận xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Do nhà xa trường hàng chục cây số, hơn 20 học sinh người H' Mông ở cả 2 cấp học hiện trọ học tại khu lán nứa tại bãi đất trống phía sau khu giảng dạy.

Những lán nứa này do cha mẹ những học trò tự dựng để làm nơi ăn, ở của các em. Nằm trên vùng núi cao nên mùa đông ở đây rất lạnh. 

Những phên nứa thưa thớt trở nên vô dụng với những cơn gió núi buốt thấu xương:

Phên nứa vốn đã không kín, sau thời gian sử dụng nhiều chỗ vênh váo hở hoác

Nữ sinh lớp 8A, Vương Thị Nguyện, nhà ở bản xa Nà Coóc trọ học trong căn lán chừng 3 m2 cùng với em ruột và 2 em họ

Em họ Nguyện, học sinh lớp 3 Vương Văn Vượng đến khu trọ 2 giờ đi bộ từ nhà ở bản Nà Coóc sau ngày nghỉ cuối tuần

Chiếc giường xếp từ những thanh tre nứa là nơi ngủ nghỉ của 4 chị em họ. Vượng cho biết mùa đông các em thường trùm kín chăn ngủ để tránh gió lạnh thốc thẳng vào đỉnh đầu

Chiếc giường cũng là góc học tập của 4 chị em Nguyện

Chiếc ghế cũng được dùng làm bàn học

Nhà ở bản Khuổi Lầy cách khá xa trường nên Hoàng Văn Thành, học sinh lớp 4A cùng trọ học tại khu lán nứa. Mỗi tuần Thành được bố mẹ chuẩn bị cho một túi nilon gạo

Cũng như những học sinh người H' Mông trọ học 
tại Thuần Mang, Thành phải tự nấu nướng

Khu lán trọ không có nước nên các học sinh thường phải đi xin nước ở khu tập thể của giáo viên trong trường

Điện không có, ánh sáng rất yếu của đèn pin là nguồn sáng duy nhất của các em vào buổi tối. Sắp gió mùa đông bắc, Hoàng Văn Thành đan lại những khoảng hở quá lớn trên phên nứa của lán trọ để bớt đi những cơn gió rét cắt da cắt thịt của vùng cao

Lê Anh Dũng
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/208958/nhung-lan-tro-so-sai-den-kho-tin.html

Le Thanh Hưng15 giờ trước
Thương quá đi thôi.
nguyên van ngoc13 giờ trước
Học tiểu học không cần phải đến trường học mới được, cha mẹ học sinh có thể dạy học cho con ở nhà, khi thi hết lớp thì đến trường mà mình đã đăng ký để thi là được. Học theo chương trình GDTX của BGD.DT 2010.
Đặng thanh Vũ13 giờ trước
Xin hãy gửi những hình ảnh này đến với ông Truyền.
TRần Phương11 giờ trước
Lán các cháu ở Bắc Cạn thì vậy, nhưng quan chức đầu tỉnh ở Bắc Cạn khi về hưu thì nhà còn to hơn ông Truyền. Vietnamnet cử phóng viên lên thị xã Bắc Cạn điều tra thì rõ.
giagan16:43 Thứ tư
Thương quá các em nhỏ. Mong chương trình ủng hộ các em có tổng đài nhắn tin để thuận lợi cho cộng đồng ủng hộ giúp đỡ.
bien18:52 Thứ tư
Thương các em quá.
Dan18 giờ trước
Các bác nhà mình nhà lầu xe hơi, còn các cháu ăn ở học hành như thế đấy! thật không thể tin nổi.
Trần Đức Tuân22:56 Thứ tư
Nghĩ mà thấy thương các bạn quá ,người dân thì luôn thiệt thòi đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Bớt một góc vườn nhà ông Truyền để xây ký túc xá cho bà con đồng bào dân tộc
nguyen hai20:31 Thứ tư
Những người làm giáo dục đâu rồi, nhìn mà đau lòng quá.
hiền lương 19:50 Thứ tư
Bắc Kạn còn nhiêu trường học sinh dân tôc thiểu số phải trọ học trong những lán tạm như thế này. Cần lắm những tâm lòng nhân ái tiếp sức các em đến trường.
hoàng mạnh tầm18:10 Thứ tư
Mùa đông đến rồi các em sẽ sống ra sao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét