Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Ôm hôn có thể bị phạt 75 triệu đồng

Chưa có một định nghĩa về hành vi quấy rối tình dục nhưng Bộ LĐ-TB-XH lại “nhanh nhảu” đưa vào dự thảo nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động (dự thảo) với mức phạt tới 75 triệu đồng
Quấy rối tình dục là hành vi không mới nhưng đáng chú ý bởi lần đầu tiên được cụ thể hóa và đưa vào khoản 2, điều 8 của Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2012. Theo đó, quy định nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Dự thảo gồm 7 chương, 187 điều. Tại điều 10, chương II, mục 1 quy định hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng.

Minh họa: NGUYỄN TÀI
Nhiều người bất ngờ
Thế nào là quấy rối? Quy định này đã khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí cho rằng rất buồn cười, thiếu căn cứ và khó khả thi.
Sáng 2-2, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng trước tiên, Bộ LĐ-TB-XH phải làm rõ được khái niệm thế nào là hành vi quấy rối tình dục, đồng thời phải xác định được cụ thể phạm vi điều chỉnh như thế nào rồi mới tính đến việc quy định chế tài xử phạt. Luật sư Triển băn khoăn: “Hành vi vi phạm phải được cụ thể hóa chứ không thể chung chung được”.

Dự thảo nghị định do Bộ LĐ-TB-XH đang xây dựng hiện chỉ có một mức phạt là từ 50-75 triệu đồng, điều này có nghĩa có thể phạt 50 triệu đồng hoặc hơn thế, cho tới 75 triệu đồng. “Nếu không có mức cụ thể, hành vi cụ thể, bằng chứng cụ thể, không khéo người ta lợi dụng để vụ lợi và trả thù lẫn nhau” - luật sư Triển lo lắng. Theo ông Triển, khi đưa ra văn bản cần cân nhắc tổng thể cả về phương diện xã hội, phương diện pháp luật lẫn quan hệ đạo đức, nếu không thì sẽ dễ dẫn đến oan sai, làm mất danh dự, uy tín của người bị xử phạt.

Đề cập vấn đề này, PGS-TS xã hội học Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học), nói rằng không hiểu cơ sở ở đâu để đưa ra mức phạt ấy? Ông Bình lưu ý thời gian gần đây đã có một vài quy định của các nhà làm chính sách, do nghiên cứu chưa đầy đủ nên khi đưa ra áp dụng thì tính khả thi rất hạn chế, điều này vô hình trung gây bất lợi cho quá trình ban hành các chính sách tương tự. “Chúng ta đã có bài học về quy định ngực lép không lái xe, bán thịt trong 8 giờ... tôi cảm thấy một số quyết sách ban hành quá vội vã” - ông Bình nhìn nhận.

Vô căn cứ

Ông Trịnh Hòa Bình đồng tình với việc ngăn chặn hành vi quấy rối tình dục. Tuy nhiên, để xác định được hành vi đó tại nơi làm việc là rất khó. Vì vậy, cần phải nghiên cứu cẩn thận trước khi ban hành. Điều này liên quan đến văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc khác nhau, việc xác định thế nào là quấy rối tình dục ở nước ta là rất mơ hồ. “Người Việt Nam chúng ta không có phong tục ôm hôn. Vậy khi gặp nhau, người ta đụng chạm, ôm hôn mà “đè” ra phạt 50-75 triệu đồng thì buồn cười quá” - ông Bình nói.
ThS Nguyễn Thị Diệu Hồng, Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB-XH), tỏ ra bất ngờ về mức phạt ghi trong dự thảo. Theo bà Hồng, xử phạt hành vi quấy rối tình dục phải được thực hiện từng bước một chứ không thể đột ngột đưa ra mức xử phạt ngay. Bà Hồng cũng khẳng định quy định này không có căn cứ vì chưa đưa ra được định nghĩa về quấy rối tình dục. “Vì vậy, sẽ là quá nặng khi phạt hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói, nhưng 75 triệu đồng lại là quá nhẹ đối với hành vi cưỡng dâm” - bà Hồng lưu ý.

Không nên vội vàng

Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, cho rằng Bộ LĐ-TB-XH không nên vội vàng đưa ra mức phạt như hiện nay mà phải biết lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhân dân. Quy định nào không đúng, thiếu khả thi thì phải bỏ. Ngoài ra, phải làm rõ khái niệm thế nào là quấy rối tình dục, phải cụ thể hoá các hành vi vi phạm đó, nếu không thì sẽ dễ bị lạm dụng, gây oan sai cho người khác. Đặc biệt, ông Anh nhấn mạnh: “Bộ LĐ-TB-XH nên tham khảo ý kiến của Bộ Tư pháp, sau khi có sự thẩm định và cho ý kiến mới đưa ra các mức phạt cụ thể”.

VĂN DUẨN

http://nld.com.vn/2013020210153659p0c1002/om-hon-co-the-bi-phat-75-trieu-dong.htm


Nguyễn Tuấn
03/02/2013 00:03
...  Thấy xứ người ban luật quấy rối tình dục, ta cũng ra, nhưng định nghĩa như thế nào là quấy rối, thì chính các vị đang rối!? Làm ơn đừng đùa với luật, các ông làm luật ơi! Làm như thế chẳng ra làm sao cả, luật là phải nghiêm minh, luật kiểu ngẫu hứng trong lúc trà dư tửu hậu, thiên hạ chẳng coi ra gì đâu.
  • Hoa Vinh MT
    02/02/2013 23:17
    Mấy ông bà soạn thảo dự thảo Nghì định này thật là "rảnh rỗi sanh nông nổi".
  • Nguyễn Đức Nhuận
    02/02/2013 23:23
    Thật uổng cơm gạo dành cho những ai được phân công nghiên cứu soạn thảo văn bản luật nhưng không sát với cuộc sống. Nghe nói những người này có học hàm học vị hẵn hoi nhưng có lẽ "Ngồi trên trời làm chính sách" như một vị đại biểu quốc hội đã nói.
  • Nguyễn Tuấn
    03/02/2013 00:03
    ...  Thấy xứ người ban luật quấy rối tình dục, ta cũng ra, nhưng định nghĩa như thế nào là quấy rối, thì chính các vị đang rối!? Làm ơn đừng đùa với luật, các ông làm luật ơi! Làm như thế chẳng ra làm sao cả, luật là phải nghiêm minh, luật kiểu ngẫu hứng trong lúc trà dư tửu hậu, thiên hạ chẳng coi ra gì đâu.
  • Linda
    03/02/2013 01:18
    Theo tôi thì nên trở lại với phong tục Á châu chúng ta là bỏ cái vụ ôm (hôn) nhau mà ta từng bắt chước người Tây phương. Bắt tay, vỗ vai nhau thiết nghĩ cũng đủ rồi. Đàn ông với đàn bà thì nghiêng đầu chào nhau là đủ (Ở Miên, Lào, Thái, Miến thì người ta chắp tay xá thấy rất đẹp nhưng rất tiếc là chúng ta đã bỏ tục này sau thời gian ảnh hưởng bởi văn hoá Pháp). Chính quyền có thể đưa các quy định này xuống cho các chức việc và phổ biến trong dân chúng. Các nhà ngoại giao nước ngoài khi tới nước ta đều được tham vấn trước về các tục lệ này, họ nhập gia thì phải tuỳ tục, cũng như các nhà ngoại giao ta khi ra nước ngoài cũng phải theo tục lệ nước đó. Nếu ra hội nghị quốc tế mà người ta muốn ôm thì chúng ta cũng không nên nề hà gì, linh động một chút cũng không sao. Riêng về quấy rối tình dục thì một lời nói sỗ sàng nham nhở trong đồng nghiệp ở Mỹ cũng là lời quấy rối tình dục. Ngoài đường hay trong rạp hát ai nấy cũng giữ khoảng cách xa nhau chớ không sát gần như ở VN (trừ trong thang máy chẳng đặng đừng). Các vụ rờ mó, đụng chạm đều không được có, và sẽ bị cảnh sát bắt giữ điều tra (cho nên đàn ông ở Mỹ ngoài đường họ cũng cố tránh xa vì rủi gặp mấy bà thuộc dạng yêu tinh hô hoán bậy bạ thì cũng mệt lắm).
  • Đoàn Lê
    03/02/2013 03:52
    Tôi nhớ một người làm cùng cơ quan tôi, là em của Phó Giám đốc. Nó ngồi sau lưng một nhân viên nữ rất xinh đẹp đã có chồng. Hằng ngày nó cứ mở phim sex coi tại cơ quan ngay sau lưng cô ấy. Ai cũng biết nhưng nó là em sếp nên không ai dám hó hé. Cô nhân viên kia không bao giờ dám quay lưng ra sau. Hành vi này có bị cho là quấy rối tình dục không? Ai sẽ đứng ra xử phạt? Ai sẽ thu thập bằng chứng?
  • Xuân Thời
    03/02/2013 05:18
    "Người ta đụng chạm, ôm hôn mà “đè” ra phạt 50-75 triệu đồng thì buồn cười quá", như vậy trong cụm từ nầy người "đè" là người phạm tội. Các Bộ cứ thay nhau đưa ra luật mà cố tình tạo nhiều cái khó cho người sống chung với luật ấy, làm lòng dân hoang mang.
  • Tư xích lô
    03/02/2013 05:21
    Mấy "vị" soạn thảo văn bản pháp quy mà không hề ý thức được "hậu quả" của cái văn bản "trời ơi" mà mình soạn ra...
  • Tư Cafe
    03/02/2013 05:47
    Rảnh.
  • Ngọc Quỳnh
    03/02/2013 06:28
    Hội chứng bệnh "nhà kính" của các quan ngồi máy lạnh ngày nay ! Hy vọng các nhà khoa học hãy nghiên cứu ra vaccine chủng ngừa bệnh này gấp, nếu không hội chứng bệnh này sẽ lây lan từ cao xuống thấp, lây đến các quan tổ dân phố thì xã hội sẽ ra sao đây ?
  • thomas Pham
    03/02/2013 07:12
    Luật chi lạ rứa mấy ông tòa ? Người a là bạn bè thân thiết, anh em họ hàng gặp nhau lâu ngày ôm hôn nhau là chuyện bình thường. Gọi là quấy rối khi người trong cuộc bị hôn cưỡng ép, khoác vai, ôm eo mà không được sự đồng ý chấp thuận của người kia (vụ này mấy sếp chuyên lợi dụng làm hoài) nói chuyện sex, gợi ý, em xem phim ảnh báo chí sex mà không có sự đồng ý của người đối diện... mới gọi là quấy rối chứ. Kể ra thì muôn hình vạn trạng, nhưng mấy vấn đề trong bài viết này thì lại không thể coi là quấy rối được.
  • Khánh Q,6
    03/02/2013 07:13
    Không được thì "bổ sung, sửa đổi nếu hỏng được nữa thì chờ, chứ có gì đâu mà ầm ĩ. Luật viết bằng mực và giấy mà. Không sao đâu, làm màu không được thì ra trắng đen.
  • nguyện long
    03/02/2013 07:13
    Em lạy mấy anh...
  • Hulk
    03/02/2013 08:22
    Luật chống quấy rối tình dục nên có sớm. Nên định nghĩa rõ ràng. Ôm hôn mà không được người ta đồng ý thì rõ ràng là quấy rối rồi, kể cả việc cầm tay động chạm, vỗ vai mà làm người bị động chạm khó chịu và phản kháng, nói chuyện bậy bạ trong công sở nhiều khi cũng làm người khác rất khó chịu(cái này mấy người nói chuyện bẩn thỉu tục tĩu cẩn thận). Mấy người không quen với một quy định ứng xử văn minh nên mới phản đối. Nên góp ý xây dựng, chứ không phải bạ cái gì không đồng tình là phản đối.
  • Pham Thai Phong
    03/02/2013 09:03
    Làm luật kiểu này thì dân khổ dài dài, đất nước làm sao phát triển được? Tại sao không lấy ý kiến người dân trước khi thông qua chứ ? 
  • Phạm Hưng
    03/02/2013 09:27
    Xin các bác, các bác cứ ngồi phòng lạnh mà đưa ra nhiều nghị định "trên trời".
  • 8S
    03/02/2013 09:28
    Sai thì sửa lại cũng đâu có muộn, chứ các bác không thấy sai rồi sửa, rồi hết sức rút kinh nghiệm, xin lỗi ra đó hay sao, không được cười tụi tui à nghen, thường thôi mà.
  • Hoa Vinh MT
    03/02/2013 09:52
    @Hulk: cái dự thảo luật này không phản đối không được bạn à,mọi người phản đối ở chỗ người làm luật khi chưa định nghĩa được khái niệm QRTD và các trạng thái cụ thể của hành vi QRTD thì đã vội đưa ra hình thức chế tài. Không ai phản đối nếu dự thảo nghị định này hoàn chỉnh và có tính khả thi.Tôi dị ứng với câu bạn nói "mọi người không quen với một ứng xử văn minh", tôi nghĩ có lẽ bạn rất " văn minh" ?
  • Hulk
    03/02/2013 10:51
    @Quang Vinh MT: Chắc bạn không đọc kỹ từ ngữ mà đã comment phản đối rồi. Dự thảo luật, đưa ra để mọi người góp ý. Dự thảo không bao giờ hoàn hảo cả. Góp ý xây dựng nó tốt hơn, chứ không phải bạ cái là phản đối. Qua cách bạn nói mấy người soạn luật rảnh rỗi, tôi cũng biết bạn nhận thức thế nào rồi. Còn chuyện ứng xử văn minh, tự tôi biết.
  • tèo nhỏ
    03/02/2013 11:21
    Quá mức, chỉ sờ mông là mất 50 đến 75 triệu ? Còn đưa tiền cho bác sĩ phạt 20 triệu ? Ngược lại bác sĩ nhận thì phạt bao nhêu ?
  • Robert
    03/02/2013 12:14
    Ôm hôn ai, ở chỗ nào, hôn cưỡng bức hay được đối tác OK...? Quy định kiểu này lỡ gặp bạn bè lâu ngày tại công sở ôm nó một cái để thể hiện tình cảm mà bị phạt thì bỏ xừ.
  • Hulk
    03/02/2013 12:35
    @Hoa Vinh MT: dự luật đưa ra để mọi người góp ý xây dựng, bổ sung, sửa chữa. Vậy nên người ta mới gọi là dự luật, chứ không phải luật. Luật chống quấy rối tình dục là cần thiết để ngăn chặn các hành vi sàm sỡ, quấy rối. Chứ không phải là họ "rảnh việc" như bạn nói. Những hành động quấy rối là những hành động thiếu văn minh. Vậy bạn phản đối việc xây dựng luật này có nghĩa là sao? Bạn nghĩ sao nếu bạn gái bạn hay vợ bạn bị đồng nghiệp ôm, hôn, hay động chạm, hoặc nói những chuyện về sex?? Chắc bạn không phản đối đâu phải không??
  • le nguyen
    03/02/2013 12:49
    Luật này áp dụng hãy mau mau đăng ký "luật độc quyền" made in VN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét