Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Paul Krugman: Mỹ đang giải quyết nhầm vấn đề

Paul Krugman: Mỹ đang giải quyết nhầm vấn đề

Mỹ không chỉ có mối lo ngại về một cuộc suy thoái kép đang sắp trở thành hiện thực mà còn không thể phủ nhận một sự thực hiển nhiên, đó là nước Mỹ đã không hề đạt được một bước tiến nào trên con đường hồi phục, nền kinh tế không hề có dấu hiệu hồi phục, còn Wasington đang giải quyết nhầm vấn đề, nhà kinh tế học Paul Krugman phân tích.

Chỉ số Công nghiệp Dow Jones giảm điểm mạnh và lãi suất suy giảm đến gần mức thấp kỷ lục trong tuần qua đã khẳng định một điều: nền kinh tế không hề có dấu hiệu hồi phục, còn Wasington đang giải quyết nhầm vấn đề. Thay vì lo lắng về thâm hụt ngân sách, chính phủ nên tập trung vào vấn đề việc làm và tăng trưởng.
Hiện giờ, không chỉ có mối lo ngại về một cuộc suy thoái kép đang sắp trở thành hiện thực, chúng ta còn không thể phủ nhận một sự thực hiển nhiên, đó là nước Mỹ đã không hề đạt được một bước tiến nào trên con đường hồi phục.

Trong 2 năm qua, các quan chức của Cục dự trữ Liên bang, những tổ chức quốc tế và chính quyền Obama đều nhần mạnh rằng nền kinh tế đang từng bước phục hồi. Mỗi thất bại chỉ là những yếu tố tạm thời và nó sẽ sớm qua đi. Trong khi đó, trọng tâm của chính sách kinh tế lại chuyển từ việc giải quyết các vấn đề việc làm và đẩy mạnh tăng trưởng sang các chính sách nhằm giảm bớt thâm hụt.

Ngay sau khi dụ luật nâng trần nợ đựơc TT Obama ký, hôm thứ 6 vừa qua, lần đầu tiên trong suôt 70 năm qua, S&P đã giảm mức xếp hạng tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+ vì những lo ngại thâm hụt ngân sách

Nhưng sự thật là nền kinh tế không hề phục hồi.
Đúng là suy thoái kinh tế đã chính thức kết thúc từ 2 năm trước, và nền kinh tế cũng đã thoát ra khỏi một sự tụt dốc đáng sợ. Tuy nhiên đã không có một biện pháp tăng trưởng nào giúp nền kinh tế Mỹ thoát ra khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Đặc biệt khi tỉ lệ việc làm đã sụt giảm mạnh trong 2 năm từ 2007 đến 2009, nhưng lại không hề có chính sách thực sự nào được đưa ra nhằm tạo ra thêm nhiều việc làm để cải thiện nền kinh tế.
Hãy thử xem xét tỉ lệ việc làm theo dân số.  Vào tháng 6/2007, khoảng 63% người trưởng thành có việc làm. Đến 6/2009, thời điểm đánh dấu suy thoái kinh tế chính thức kết thúc, tỉ lệ này lại giảm xuống còn 59,4%. Và đến tháng 6/2011, 2 năm sau khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, tỉ lệ việc làm lại tiếp tục giảm còn 58,2%.
Có thể đây chỉ là những con số, nhưng chúng đang phản ánh một thực tế khủng khiếp. Không chỉ một lượng lớn người Mỹ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, mà đây là lần đầu tiên trong lịch sử kể từ sau cuộc Đại suy thoái, nhiều người Mỹ đang phải đối mặt với một vấn đề dài hạn - thậm chí là vĩnh viễn về thất nghiệp. Việc tỉ lệ thất nghiệp tăng sẽ làm giảm nguồn thu của ngân sách Nhà nước trong tương lai, nhưng đây không chỉ là vấn đề về tài chính đơn thuần, nó còn là một thảm họa với người lao động Mỹ.

Vậy tăng trưởng sẽ đến từ đâu?
Người tiêu dùng, hiện vẫn còn phải gánh các khoản nợ trong thời kỳ bong bóng nhà đất, không sẵn sàng để chi tiêu. Các doanh nghiệp thì nhận thấy chẳng có lý do gì để mở rộng thị trường khi nhu cầu của người tiêu dùng chỉ ở mức thấp. Thêm vào bản thỏa thuận chống thâm hụt mới đây lại càng khiến chính phủ không thể đưa những hành động hỗ trợ cần thiết cho nền kinh tế
Tất cả những vấn đề đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Nó đòi hỏi cần phải đưa ra những biện pháp.
Để đánh bật thảm họa này, nhiều người trong chính quyền cần phải thừa nhận, ít nhất với bản thân mình, rằng họ đã sai lầm vầ cần phải thay đổi ngay lập tức những ưu tiên trong chính sách.
Tất nhiên, sẽ có những kẻ ngoan cố. Đảng Cộng hòa sẽ không ngừng chỉ trích về thâm hụt bởi họ vốn không hề có thiện chí ngay từ đầu. Đối với họ, bám vào những vấn đề trong thâm hụt ngân sách đơn giản chỉ là một lá bài tẩy nhằm đánh bại đối thủ của mình, nhất là khi việc tăng thuế cho người giàu sẽ được đề xuất trong thời gian tới. Và họ sẽ không từ bỏ lá bài này.
Nhưng các vấn đề trong chính sách 2 năm qua có nguyên nhân không chỉ bởi Đảng Cộng hòa, vốn không thể thực sự tác động mạnh vào các chính sách, nếu không có ít nhất một vài nhân vật cao cấp trong chính quyền Obama cũng chấp nhận bản thỏa thuận giảm thâm hụt đấy, thay vì để vấn đề việc làm lên ưu tiên hàng đầu. Fed đã không thực sự làm hết khả năng của mình, một phần bởi nó quan tâm nhiều hơn tới mức lạm phát giả định hơn là tỉ lệ thất nghiệp thực tế, một phần nó cảm thấy bị đe dọa từ các ứng viên Đảng Cộng hòa như Ron Paul.
Bây giờ là thời điểm để chấm dứt những chuyện này.
Việc giảm mạnh của lãi suất và giá cố phiếu đã cho thấy thị trường không quan tâm về khả năng thanh toán và lạm phát của Mỹ. Họ đang lo lắng về một nước Mỹ chậm phát triển, cho dù Nhà Trắng đã  tuyên bố không có mối đe dọa nào về một cuộc  suy thoái kép.
Vào đầu tuần, chính phủ Obama đã phát biểu rằng sẽ đặt vấn đề việc làm thành trọng tâm hàng đầu sau khi mức trần nợ đã được nâng lên. Nhưng có lẽ, chính quyền cũng sẽ chỉ là những giải pháp nhỏ mang tính tượng trưng nhiều hơn là thực tế. Và những biện pháp này cũng sẽ chỉ khiến tổng thống Obama thêm lố bịch.
Nước Mỹ hiện nay cần phải đối mặt một cách nghiêm túc hơn với nguy cơ thực sự của một cuộc khủng hoảng mà nền kinh tế đang phải đối mặt. Fed cần phải dừng ngay những lời bào chữa, trong khi tổng thống cần phải đưa ra những đề xuất thực sự có ích để giải quyết vấn đề việc làm. Và nếu Đảng Cộng hòa lại gây cản trở với những đề xuất đó, tổng thống cần phải phát động một chiến dịch để chống lại.
Những đề xuất trên có thể có hoặc không hiệu quả. Nhưng chúng ta đều đang nhận thấy một thứ không hề đem lại hiệu quả chút nào: Đó là các chính sách kinh tế trong 2 năm qua - và một hệ quả của nó là hàng triệu người Mỹ lâm vào tình cảnh thất nghiệp mà nhẽ ra họ không đáng bị như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét