Thâm nhập nền kinh tế đen ở
Trung Quốc và sống chung với nó
Trung Quốc và sống chung với nó
11/08/2011 15:46:45
- Những năm trước mở cửa, kinh tế đen còn khó phát hiện như “tìm mèo đen trong buồng tối”, theo ngạn ngữ Trung Quốc. Còn hôm nay, theo lời bạn buôn Trung Quốc cần phải giả mù mới không nhận thấy kinh tế ngầm .
Từ bóng ma thành bóng tối
Các nghiên cứu của Nga nghĩ rằng bóng ma kinh tế đen của Trung Quốc đậm nét nhờ tham nhũng trong thực hiện các dự án kinh tế - xã hội. Đa phần, đây là những hợp đồng có liên quan tới mua (quyền sử dụng) đất đai, bất động sản. Các hợp đồng có yếu tố tham nhũng thường được ký kết với hiệp trợ của các cán bộ Đảng, hoặc con ông cháu cha. Các số liệu chính thức cho thấy tài sản của con cái các quan chức thường sung túc hơn nhiều so với số tiền trong tài khoản ngân hàng của phụ huynh mình (1). Đồng thời, ở đất nước nửa thế kỷ “Đông phương hồng”, đăng ký hành nghề cho một ngành nghề thường định hướng Tây phương để “bốn hiện đại” mà lại không có bôi trơn, thì chỉ là thứ chuyện cổ tích cho người lớn.
Từ bóng ma thành bóng tối
Các nghiên cứu của Nga nghĩ rằng bóng ma kinh tế đen của Trung Quốc đậm nét nhờ tham nhũng trong thực hiện các dự án kinh tế - xã hội. Đa phần, đây là những hợp đồng có liên quan tới mua (quyền sử dụng) đất đai, bất động sản. Các hợp đồng có yếu tố tham nhũng thường được ký kết với hiệp trợ của các cán bộ Đảng, hoặc con ông cháu cha. Các số liệu chính thức cho thấy tài sản của con cái các quan chức thường sung túc hơn nhiều so với số tiền trong tài khoản ngân hàng của phụ huynh mình (1). Đồng thời, ở đất nước nửa thế kỷ “Đông phương hồng”, đăng ký hành nghề cho một ngành nghề thường định hướng Tây phương để “bốn hiện đại” mà lại không có bôi trơn, thì chỉ là thứ chuyện cổ tích cho người lớn.
Thu nhập đen. Ảnh minh họa |
Các nguồn chỉ ra rằng, chẳng hạn, trong năm khủng hoảng 2008, các “gian thương” ở Trung Quốc vẫn tìm cách che khuất được một lượng thu nhập đen chiếm khoảng 30% tổng sản lượng (khoảng 1,4 nghìn tỉ USD)(2).
Điều này, theo Nga, không có nghĩa là cứ đem con số 30 – 40 phần trăm thu nhập để ngoài sổ sách này đem tương vào con số chính thức, là ta nhận được tổng sản lượng thực của nền kinh tế phát triển nóng như lò Bát quái này.
Các chuyên gia Nga cho rằng, khi làm báo cáo ngần ấy năm liền, để điều hoà hai xu thế ngược nhau là đăng ký thành tích (để lên chức), và cố phản ảnh thực tại ở mức nào đó (để không bị phát giác là “tô hồng” màu cờ thắng lợi), các con số đã bị căn chỉnh, vo tròn. Kết quả là quan hệ giữa kinh tế bóng tối và “kinh tế đoan chính” là một hàm số phi tuyến của nhiều biến số…
Cảm nhận sự rậm rạp sum suê của kinh tế bóng tối có thể dựa vào những thông báo liên tục trên báo chí Trung quốc về các vụ bắt giam và kết án các quan chức cao cấp về tội đồng loã hoặc tham gia tổ chức các phi vụ buôn lậu, sản xuất hàng giả. Nếu như đầu những năm “mở cửa” trong báo cáo của cơ quan điều tra, quy mô của lượng tiền bất hợp pháp quay vòng ở mức hàng triệu hoặc hàng chục triệu ND tệ, thì hôm nay luân chuyển của dòng tiền “không hợp thức” đã đạt cỡ nghìn tỉ đô la.
Nền kinh tế “nhà trồng được”
Theo các chuyên gia Nga, luồng tư bản mạnh nhất được bơm vào nuôi cái cây là khu vực kinh tế bóng tối xảy ra sau chuyến đi của đồng chí Đặng Tiểu Bình xuống Quảng Đông năm 1991. Lúc này, bộ máy lãnh đạo già nua thực tế đã hoan nghênh một “đại nhảy vọt” kiểu tư bản, kêu gọi giải phóng tính năng động của doanh nhân nội địa (phi thương bất hoạt), vốn bị kiềm chế bởi những kinh độ của (trục dọc) là chính sách tài chính cứng nhắc của nhà nước.
Điều này, theo Nga, không có nghĩa là cứ đem con số 30 – 40 phần trăm thu nhập để ngoài sổ sách này đem tương vào con số chính thức, là ta nhận được tổng sản lượng thực của nền kinh tế phát triển nóng như lò Bát quái này.
Các chuyên gia Nga cho rằng, khi làm báo cáo ngần ấy năm liền, để điều hoà hai xu thế ngược nhau là đăng ký thành tích (để lên chức), và cố phản ảnh thực tại ở mức nào đó (để không bị phát giác là “tô hồng” màu cờ thắng lợi), các con số đã bị căn chỉnh, vo tròn. Kết quả là quan hệ giữa kinh tế bóng tối và “kinh tế đoan chính” là một hàm số phi tuyến của nhiều biến số…
Cảm nhận sự rậm rạp sum suê của kinh tế bóng tối có thể dựa vào những thông báo liên tục trên báo chí Trung quốc về các vụ bắt giam và kết án các quan chức cao cấp về tội đồng loã hoặc tham gia tổ chức các phi vụ buôn lậu, sản xuất hàng giả. Nếu như đầu những năm “mở cửa” trong báo cáo của cơ quan điều tra, quy mô của lượng tiền bất hợp pháp quay vòng ở mức hàng triệu hoặc hàng chục triệu ND tệ, thì hôm nay luân chuyển của dòng tiền “không hợp thức” đã đạt cỡ nghìn tỉ đô la.
Nền kinh tế “nhà trồng được”
Theo các chuyên gia Nga, luồng tư bản mạnh nhất được bơm vào nuôi cái cây là khu vực kinh tế bóng tối xảy ra sau chuyến đi của đồng chí Đặng Tiểu Bình xuống Quảng Đông năm 1991. Lúc này, bộ máy lãnh đạo già nua thực tế đã hoan nghênh một “đại nhảy vọt” kiểu tư bản, kêu gọi giải phóng tính năng động của doanh nhân nội địa (phi thương bất hoạt), vốn bị kiềm chế bởi những kinh độ của (trục dọc) là chính sách tài chính cứng nhắc của nhà nước.
Ở miền nam Trung Hoa bắt đầu một hoạt náo cực độ (вакханалия - lễ tế Tửu thần) về đầu tư vào bất động sản, vào mua sắm thiết bị, và nhất là vào các phi vụ đầu cơ cổ phiếu. Theo các khái toán, đã có tới khoảng 300 tỉ đô la tiền của nhà nước, của doanh nghiệp quốc doanh, và vốn vay được tiêu vào công cuộc này. Tới năm 1994, trong lĩnh vực tài chính toàn quốc, đã xảy ra một sự hỗn loạn toàn diện: mức lạm phát tăng tới hàng chục lần, còn tỉ lệ thu ngân sách trong tương quan với GDP giảm tới 1,5 lần.
Chuyên gia cấp cao Evgeny Berlin của Học viện ngoại giao Nga, dựa trên các phân tích trên, kết luận rằng phần lớn tiền đầu tư (thuộc 300 tỉ USD nêu trên) cho các dự án hứa hẹn đem lại thu nhập cao theo các chuẩn mực thời đó, trên thực tế đã bị mất. Thay vào đó là miếng đất màu mỡ để kinh tế bóng tối đâm chồi nảy lộc (3). Bởi vì với người Trung Quốc, thực tiễn vay tín dụng phải “lót tay”, khiến khoản trả lãi ngân hàng trên thực tế tăng thêm vài phần trăm năm cũng đơn giản như có con ngoài quy định của “chính sách một con” mà thôi.
Theo điều tra xã hội những năm 90, ước mơ lớn nhất của người Trung Quốc là nhận được tín dụng ngân hàng. Kết quả là, vẫn theo nguồn Nga, nhờ nỗ lực hâm nóng không khí kinh doanh lúc đó của chính khách, những dòng tiền lớn đã thổi lên một “bong bóng” kinh tế, còn lớp vữa trát lên nó của sự năng động về tài chính và kinh doanh của người Trung quốc về thực chất nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước, ngoài các báo cáo thống kê và hồ sơ thuế quan.
Trung Hoa kết toán năm tài chính 2010 với hơn GDP đạt 6 nghìn tỉ USD theo số liệu chính thức. Nhưng thu nhập “đen” (không đưa vào các báo cáo chính thức) là khoảng 9,3 nghìn tỉ ND tệ (4). Các chuyên gia cho rằng tổng sản lượng nội địa của Đại lục (cả đen lẫn trắng) tài khoá vừa rồi vào khoảng 7,5 nghìn tỉ USD(5).
Mafia bất tử?
Các chuyên gia Mỹ và Nga đều cho rằng kinh tế ngầm ở Trung Quốc “mạnh” hơn (về tỷ lệ so với kinh tế chính thống), so với “bạn” của nó (kinh tế bóng tối) ở Nga. Nhưng khác với Nga, Bộ ngân khố Mỹ cho rằng tới 50% hoạt động kinh tế Nga hoạt động “rút vào” bí mật vì mức thuế phải đóng quá cao. Chính quyền Đại lục, vì lý do chính trị, chỉ dám nhận rằng kinh tế bóng đen chiếm khoảng 10 – 20% thôi. Vì thế, nhờ vào sự phát triển ngầm nhưng mãnh liệt của bộ phận làm kinh tế đen, kinh tế Trung quốc, thực ra đang trỗi dậy mạnh hơn nhiều các số liệu chánh thức (6).
Các chuyên gia kinh tế phương Tây cho rằng vẫn vì lý do chính trị, chính phủ không muốn định lượng chính xác kinh tế đen rộng lớn đến mức nào, ít nhất vì nó làm các Bộ ngành liên đới ở Bắc Kinh cãi cọ dữ dội(7).
Ý kiến từ Nga cho rằng kinh tế Trung Quốc khó sụp vì thỉnh thoảng họ lại cho ra ma một số tội đồ kinh tế, bất chấp quyền cao chức trọng hay tài sản kếch sù. Chuyên gia Shaun Rain kiên quyết khẳng định kinh tế Trung Quốc sẽ không thể bạc phận như các nhà kinh tế nổi tiếng như Jim Chanos vẫn đoán. Nhưng cách trình bày của Shaun Rain (8) gây cảm tưởng cho phó thường dân rằng kinh tế Trung Hoa không thể “chết”, vì sự năng động của khu vực kinh tế ngầm(?). Điều này gợi lại một nhận thức ở Nga, rằng chỉ có mafia Nga (hoạt động sau các công ty “vỏ bọc") là năng động nhất, các khu vực “đoan chính” hơn thì gật gà ngủ.
Người ta vốn mình trần mắt thịt, nên dễ đồng ý thôi, vì kinh tế bóng đen còn được gọi là kinh tế ma, mà ma thì không thể chết được.
Chú thích:
1. “Tham nhũng ở Đại lục phá mọi kỷ lục”. http://www.chinamodern.ru/?p=322
2. “Tham nhũng ở Đại lục phá mọi kỷ lục”. http://www.chinamodern.ru/?p=322
3. http://www.businesspress.ru/newspaper/article_mId_21960_aId_20141.html
4. http://nextbigfuture.com/2010/08/credit-suisse-study-suggests-there-is.html
5. http://nextbigfuture.com/2011/02/chinas-economy-us75-trillion-including.html
6. http://www.forbes.com/2010/02/03/china-economy-bubble-leadership-citizenship-rein.html
7. http://www.forbes.com/2010/02/03/china-economy-bubble-leadership-citizenship-rein.html
8. http://www.forbes.com/2010/02/03/china-economy-bubble-leadership-citizenship-rein.html
Lê Đỗ Huy
2. “Tham nhũng ở Đại lục phá mọi kỷ lục”. http://www.chinamodern.ru/?p=322
3. http://www.businesspress.ru/newspaper/article_mId_21960_aId_20141.html
4. http://nextbigfuture.com/2010/08/credit-suisse-study-suggests-there-is.html
5. http://nextbigfuture.com/2011/02/chinas-economy-us75-trillion-including.html
6. http://www.forbes.com/2010/02/03/china-economy-bubble-leadership-citizenship-rein.html
7. http://www.forbes.com/2010/02/03/china-economy-bubble-leadership-citizenship-rein.html
8. http://www.forbes.com/2010/02/03/china-economy-bubble-leadership-citizenship-rein.html
Lê Đỗ Huy
Sống chung với kinh tế đen Trung Quốc
15/08/2011 11:02:35
- Trong không gian kinh tế thị trường mang màu sắc này kia của kỷ nguyên hậu Xô Viết, ẩn hiện quan niệm rằng quyền lực thường nở hậu ra sân sau, thành giàu có. Nhưng, làm sao cho “có”? Đáp: tôi may ngón “móc ngoặc”!
>>Thâm nhập nền kinh tế đen ở Trung Quốc
Nền kinh tế “người quen”
Ở buổi ban mai, như ở mọi nơi, bóng ma kinh tế đen của Trung Quốc dọ dẫm bước đi trên những “lĩnh vực” như rửa tiền, sản xuất, tiêu thụ hàng nhái, buôn lậu ngoại tệ, đô la và các hàng tiêu thụ nhanh, lợi nhuận cao, nhưng thuộc diện nhà nước quản lý như rượu, thuốc lá ngoại, các dạng nhiên liệu nhu yếu như xăng, diessel… Các con chim đầu đàn của kinh tế ngầm, giống như ở Liên Xô hay Việt Nam thời bao cấp, là “bọn” phe phẩy, sống nhờ quan hệ để ăn chênh lệch giá; và các thành viên của khu vực “quốc lủi”(buôn lậu), gắn với giới giang hồ khả dĩ thi hành “luật rừng”…
Đặc trưng của kinh tế bóng đen là “quan hệ” để “móc ngoặc” để che dấu hoạt động (các phi vụ bất hợp pháp, trốn thuế) và lợi nhuận của những hoạt động này. Nên đặc tính “thông đồng nhờ quan hệ họ hàng” (nepotism – cũng thường dùng để chỉ dạng tham nhũng theo kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ” ở một nước văn hoá Á Đông), theo các chuyên gia Nga, đã là miếng đất màu mỡ để kinh tế đen phát triển mạnh ở Trung Quốc. Tính hay o bế họ hàng ở Nga (không kể người Trung Á, Kavkaz) quả là không nổi trội.
Người Trung Quốc quả thực sẵn sàng nâng đỡ họ hàng, thậm chí cả người chỉ có cùng họ (Trung quốc, như Việt Nam, có số lượng họ như Lý, Vương, Lưu … ít hơn số lượng họ ở Nga), người đồng hương, và cả người quen. Bên cạnh những mặt tốt và mặt trái của đặc tính này, người Trung quốc còn được xem là không thân thiện lắm với “ngoại nhân”. Bù lại, họ sở hữu đức hy sinh, sẵn sàng bảo vệ (và bao che) cho “cây nhà lá vườn”, theo những quan điểm đặc thù nặng về “tình”, hơn “lý”.
Đây là đề tài người Việt có thể góp nhiều ý kiến từ kinh nghiệm cá nhân. Trong bài “Nền kinh tế người quen” đăng trên Tuần Việt Nam gần đây, tác giả đã kết luận: một “nền kinh tế người quen” hiển nhiên sẽ làm méo mó tất cả các mối quan hệ kinh tế và xã hội khác.
"Đại gia" Nga, Mỹ hiểu thế nào về kinh tế đen Trung Quốc
Sự thâm nhập của kinh tế đa thành phần của Trung Quốc vào Nga và vào Mỹ buộc hai nước này đều phải nghiên cứu kinh tế bóng đen made in China, cho dù theo các hướng không hẳn song trùng.
Sự “thông hiểu” của Nga về kinh tế đen Trung Quốc hẳn là do hiện tượng “gà cùng một mẹ”, về kinh tế chính trị học. Còn sự quan tâm của Mỹ (điều mà các học giả Nga hơi quên thì phải) là do trong gói “đầu tư” mà Đặng Tiểu Bình đổ vào miền Nam Trung Quốc, được nói đến ở bài 1 của loạt bài này, có cả “quả đậm” có nguồn gốc từ ngân khố Hoa Kỳ.
Như mọi người còn nhớ, sau khi bế tắc trong đàm phán bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, Mỹ đã nhanh tay chuyển hướng sang Trung Quốc, để bình thường hoá với nước này. Giới nghiên cứu Mỹ hẳn vẫn dõi theo đường đi của đồng đô la trong hàng trăm dự án và chương trình hợp tác từ khoa học, công nghệ, cũng như trong quan hệ thương mại ngay sau 1979, mà Washington dành cho Bắc Kinh. Bước đi này của Mỹ (xin nhắc lại rằng học giả Nga có vẻ đã quên) ngày ấy, là để “nuôi” con rồng Trung Hoa ngõ hầu cản bước tiến của Liên Xô (1)...
Chuyên gia Mỹ chỉ ra rằng mỗi doanh nghiệp ở Trung Quốc thường “chạy” song song ba loại sổ sách kế toán: một để báo cáo, một để “gọi” đầu tư, một để “nhà dùng”. Nhiều công ty ở Trung quốc cố “giả nghèo giả khổ”. Họ sợ bị biến thành điển hình để phục vụ mục tiêu chính trị, hoặc tệ hơn nữa bị trấn lột bởi các quan tham địa phương (2).
Các chuyên gia kinh tế phương tây học rộng và giỏi thực tiễn, nhất trí với đồng nghiệp Nga, để phàn nàn về tính méo mó về số liệu như chứng bệnh kinh niên của kinh tế Trung quốc. Nó làm phương Tây không thể đo đếm được chính xác sự trỗi dậy mới của Vương quốc nằm giữa (Trung quốc). Nó làm thiên lệch bức tranh toàn cảnh nền kinh tế, được cấu thành bởi các yếu tố như xuất khẩu, tiêu thụ nội địa, đầu tư công…
Không làm ai ngạc nhiên, là các dữ liệu thống kê bị gò nắn bởi các phương châm chính trị, cả tổng quát lẫn từng giai đoạn. Trung Nam Hải có lúc bình chân như vại về tỉ lệ tăng trưởng thấp (như nửa đầu năm 2009), lại thường giảm thiểu tầm vóc của kinh tế đen trên báo cáo chính thức.
Các cán bộ thống kê đại lục còn yếu về nghiệp vụ, thu thập số liệu theo kiểu đại trà, cố dung hoà các mệnh lệnh chính trị và nghiệp vụ thường mâu thuẫn nhau, không còn sức để phản ảnh thực lực nền kinh tế bằng cơ sở dữ liệu chính xác, có hệ thống.
Bên cạnh xu thế thổi phồng GDP để được thăng quan tiến chức (như chuyên gia Nga chỉ ra ở bài đầu), còn không ít quan chức vẫn tìm cách hạ thấp con số tăng trưởng để nhận được các gói kích thích kinh tế từ ngân sách.
Các chuyên gia kinh tế phương tây vẫn tiếp tục phàn nàn về tính bất hợp lý (bình quân chủ nghĩa) của thuế khoán và tiềm tàng khả năng thất thu thuế ở Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp hôm nay “chuồn” vào xa lộ thương mại điện tử, kiểu như Alibaba’s Taobao, để khỏi đóng thuế. Nhiều công ty thường mua hoá đơn giả. Ông trùm Zhou Zhengyi, từng kiếm khối tiền nhờ buôn hoá đơn giả, đến mức lọt vào danh sách những người giàu nhất đại lục do Forbes lập, để rồi xộ khám cách đây ít lâu.
Bàn tay vô hình màu đen?
Ngay cả khi con rồng kinh tế Trung Quốc đã phun phì phì rồi (ra điều kinh tế tư bản cá mập chỉ là hổ giấy), thì những kẻ “đâm thuê chém mướn” sống sót được để thành bố già, ông trùm (tycoon) vẫn không ngưng nghỉ việc bảo kê, như thời hàn vi, cho những con phe và trùm buôn lậu nay đã thành đại gia. Thế giới ngầm vẫn tự phát, nguyên thuỷ, hoang dã. Vẫn có xác chết và… sức sống theo kiểu “được làm vua, thua làm giặc”. Mafia Trung Quốc gần đây thách thức “đồng nhiệm” ở Nga về độ quái đản, làm các bộ công quyền của Nga phải cẩn tắc dõi theo tiến thoái của con rồng ăn thịt này, vì đặc điểm núi liền núi, sông liền sông. Nhất là khi phần “đen” nhất của kinh tế bóng tối Trung quốc, cũng như Nga, mang sặc mùi nha phiến, “hàng nóng”, và buôn nô lệ tình dục…
Năm 2009 là lúc truyền thông phương Tây nhận thấy kinh tế đen ở Trung Hoa đã rộng lớn và hùng hậu đến mức nó đe doạ không chỉ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, mà cả khu vực kinh tế quốc doanh. Nó còn đe doạ cả hoạt động điều hành về hành chính của chính quyền, phóng viên kênh truyền thông CSC viết đi từ Thượng Hải (3).
Bài báo cho hay Trùng Khánh đang trở thành một trọng điểm về “xã hội đen”, khi tổng số tiền cho vay nặng lãi lên tới hơn 30 tỉ ND tệ, bằng 1/3 tổng thu nhập của thành phố hàng năm. Một băng nhóm xã hội đen (hành nghề qua công ty “bình phong”) có tài sản lên tới 3 tỉ quan, ¼ trong đó đến từ cho vay nặng lãi.
Cảnh sát Trung quốc được xem là công cụ chống xã hội đen có hiệu lực, gần được như trên phim ảnh, nhưng nhiều doanh nghiệp ở địa phương vẫn bị trấn lột bởi mafia bản địa. Có những thư tống tiền lên tới 100 triệu quan (hơn 10 triệu USD).
Chưa rõ cảnh báo rằng xã hội đen đang đe doạ quyền lực chính trị của chính quyền ở địa phương của ký giả phương tây đáng ngại đến mức nào. Chỉ biết rằng gần đây ở Trung quốc đã xuất hiện tình trạng như ở Liên Xô – Nga, khi Mafia không chỉ “bảo kê” các doanh nghiệp tư nhân, mà cả doanh nghiệp nhà nước, và cả quan chức. Điều này chỉ thị mức thâm nhập ngược của một số đại diện kinh tế và quản lý của khu vực công vào kinh tế ngầm, theo phương thức “cộng sinh”. Hiện thực này hẳn vẫn không mới trong mắt người đọc, nhất là đối với các hình thái xã hội mà đút lót, phong bao… nằm “trong trứng”, như các nghiên cứu về tham nhũng ở Liên Xô cũ vẫn chỉ ra (4).
Nền kinh tế “người quen”
Ở buổi ban mai, như ở mọi nơi, bóng ma kinh tế đen của Trung Quốc dọ dẫm bước đi trên những “lĩnh vực” như rửa tiền, sản xuất, tiêu thụ hàng nhái, buôn lậu ngoại tệ, đô la và các hàng tiêu thụ nhanh, lợi nhuận cao, nhưng thuộc diện nhà nước quản lý như rượu, thuốc lá ngoại, các dạng nhiên liệu nhu yếu như xăng, diessel… Các con chim đầu đàn của kinh tế ngầm, giống như ở Liên Xô hay Việt Nam thời bao cấp, là “bọn” phe phẩy, sống nhờ quan hệ để ăn chênh lệch giá; và các thành viên của khu vực “quốc lủi”(buôn lậu), gắn với giới giang hồ khả dĩ thi hành “luật rừng”…
Đặc trưng của kinh tế bóng đen là “quan hệ” để “móc ngoặc” để che dấu hoạt động (các phi vụ bất hợp pháp, trốn thuế) và lợi nhuận của những hoạt động này. Nên đặc tính “thông đồng nhờ quan hệ họ hàng” (nepotism – cũng thường dùng để chỉ dạng tham nhũng theo kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ” ở một nước văn hoá Á Đông), theo các chuyên gia Nga, đã là miếng đất màu mỡ để kinh tế đen phát triển mạnh ở Trung Quốc. Tính hay o bế họ hàng ở Nga (không kể người Trung Á, Kavkaz) quả là không nổi trội.
Nga, Mỹ buộc phải nghiên cứu nền kinh tế đen của Trung Quốc. Ảnh minh họa |
Đây là đề tài người Việt có thể góp nhiều ý kiến từ kinh nghiệm cá nhân. Trong bài “Nền kinh tế người quen” đăng trên Tuần Việt Nam gần đây, tác giả đã kết luận: một “nền kinh tế người quen” hiển nhiên sẽ làm méo mó tất cả các mối quan hệ kinh tế và xã hội khác.
"Đại gia" Nga, Mỹ hiểu thế nào về kinh tế đen Trung Quốc
Sự thâm nhập của kinh tế đa thành phần của Trung Quốc vào Nga và vào Mỹ buộc hai nước này đều phải nghiên cứu kinh tế bóng đen made in China, cho dù theo các hướng không hẳn song trùng.
Sự “thông hiểu” của Nga về kinh tế đen Trung Quốc hẳn là do hiện tượng “gà cùng một mẹ”, về kinh tế chính trị học. Còn sự quan tâm của Mỹ (điều mà các học giả Nga hơi quên thì phải) là do trong gói “đầu tư” mà Đặng Tiểu Bình đổ vào miền Nam Trung Quốc, được nói đến ở bài 1 của loạt bài này, có cả “quả đậm” có nguồn gốc từ ngân khố Hoa Kỳ.
Như mọi người còn nhớ, sau khi bế tắc trong đàm phán bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, Mỹ đã nhanh tay chuyển hướng sang Trung Quốc, để bình thường hoá với nước này. Giới nghiên cứu Mỹ hẳn vẫn dõi theo đường đi của đồng đô la trong hàng trăm dự án và chương trình hợp tác từ khoa học, công nghệ, cũng như trong quan hệ thương mại ngay sau 1979, mà Washington dành cho Bắc Kinh. Bước đi này của Mỹ (xin nhắc lại rằng học giả Nga có vẻ đã quên) ngày ấy, là để “nuôi” con rồng Trung Hoa ngõ hầu cản bước tiến của Liên Xô (1)...
Chuyên gia Mỹ chỉ ra rằng mỗi doanh nghiệp ở Trung Quốc thường “chạy” song song ba loại sổ sách kế toán: một để báo cáo, một để “gọi” đầu tư, một để “nhà dùng”. Nhiều công ty ở Trung quốc cố “giả nghèo giả khổ”. Họ sợ bị biến thành điển hình để phục vụ mục tiêu chính trị, hoặc tệ hơn nữa bị trấn lột bởi các quan tham địa phương (2).
Không làm ai ngạc nhiên, là các dữ liệu thống kê bị gò nắn bởi các phương châm chính trị, cả tổng quát lẫn từng giai đoạn. Trung Nam Hải có lúc bình chân như vại về tỉ lệ tăng trưởng thấp (như nửa đầu năm 2009), lại thường giảm thiểu tầm vóc của kinh tế đen trên báo cáo chính thức.
Các cán bộ thống kê đại lục còn yếu về nghiệp vụ, thu thập số liệu theo kiểu đại trà, cố dung hoà các mệnh lệnh chính trị và nghiệp vụ thường mâu thuẫn nhau, không còn sức để phản ảnh thực lực nền kinh tế bằng cơ sở dữ liệu chính xác, có hệ thống.
Bên cạnh xu thế thổi phồng GDP để được thăng quan tiến chức (như chuyên gia Nga chỉ ra ở bài đầu), còn không ít quan chức vẫn tìm cách hạ thấp con số tăng trưởng để nhận được các gói kích thích kinh tế từ ngân sách.
Các chuyên gia kinh tế phương tây vẫn tiếp tục phàn nàn về tính bất hợp lý (bình quân chủ nghĩa) của thuế khoán và tiềm tàng khả năng thất thu thuế ở Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp hôm nay “chuồn” vào xa lộ thương mại điện tử, kiểu như Alibaba’s Taobao, để khỏi đóng thuế. Nhiều công ty thường mua hoá đơn giả. Ông trùm Zhou Zhengyi, từng kiếm khối tiền nhờ buôn hoá đơn giả, đến mức lọt vào danh sách những người giàu nhất đại lục do Forbes lập, để rồi xộ khám cách đây ít lâu.
Bàn tay vô hình màu đen?
Ngay cả khi con rồng kinh tế Trung Quốc đã phun phì phì rồi (ra điều kinh tế tư bản cá mập chỉ là hổ giấy), thì những kẻ “đâm thuê chém mướn” sống sót được để thành bố già, ông trùm (tycoon) vẫn không ngưng nghỉ việc bảo kê, như thời hàn vi, cho những con phe và trùm buôn lậu nay đã thành đại gia. Thế giới ngầm vẫn tự phát, nguyên thuỷ, hoang dã. Vẫn có xác chết và… sức sống theo kiểu “được làm vua, thua làm giặc”. Mafia Trung Quốc gần đây thách thức “đồng nhiệm” ở Nga về độ quái đản, làm các bộ công quyền của Nga phải cẩn tắc dõi theo tiến thoái của con rồng ăn thịt này, vì đặc điểm núi liền núi, sông liền sông. Nhất là khi phần “đen” nhất của kinh tế bóng tối Trung quốc, cũng như Nga, mang sặc mùi nha phiến, “hàng nóng”, và buôn nô lệ tình dục…
Năm 2009 là lúc truyền thông phương Tây nhận thấy kinh tế đen ở Trung Hoa đã rộng lớn và hùng hậu đến mức nó đe doạ không chỉ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, mà cả khu vực kinh tế quốc doanh. Nó còn đe doạ cả hoạt động điều hành về hành chính của chính quyền, phóng viên kênh truyền thông CSC viết đi từ Thượng Hải (3).
Bài báo cho hay Trùng Khánh đang trở thành một trọng điểm về “xã hội đen”, khi tổng số tiền cho vay nặng lãi lên tới hơn 30 tỉ ND tệ, bằng 1/3 tổng thu nhập của thành phố hàng năm. Một băng nhóm xã hội đen (hành nghề qua công ty “bình phong”) có tài sản lên tới 3 tỉ quan, ¼ trong đó đến từ cho vay nặng lãi.
Cảnh sát Trung quốc được xem là công cụ chống xã hội đen có hiệu lực, gần được như trên phim ảnh, nhưng nhiều doanh nghiệp ở địa phương vẫn bị trấn lột bởi mafia bản địa. Có những thư tống tiền lên tới 100 triệu quan (hơn 10 triệu USD).
Chưa rõ cảnh báo rằng xã hội đen đang đe doạ quyền lực chính trị của chính quyền ở địa phương của ký giả phương tây đáng ngại đến mức nào. Chỉ biết rằng gần đây ở Trung quốc đã xuất hiện tình trạng như ở Liên Xô – Nga, khi Mafia không chỉ “bảo kê” các doanh nghiệp tư nhân, mà cả doanh nghiệp nhà nước, và cả quan chức. Điều này chỉ thị mức thâm nhập ngược của một số đại diện kinh tế và quản lý của khu vực công vào kinh tế ngầm, theo phương thức “cộng sinh”. Hiện thực này hẳn vẫn không mới trong mắt người đọc, nhất là đối với các hình thái xã hội mà đút lót, phong bao… nằm “trong trứng”, như các nghiên cứu về tham nhũng ở Liên Xô cũ vẫn chỉ ra (4).
Chú thích:
1.http://china.usc.edu/ShowArticle.aspx?articleID=1196&AspxAutoDetectCookieSupport=1
2.http://www.forbes.com/2010/02/03/china-economy-bubble-leadership-citizenship-rein.html
3.http://www.chinastakes.com/2009/8/chinas-mafia-economy-spreads-its-web.html
4. “Xoá nhoà ranh giới giữa chính quyền và giới tội phạm” phóng sự điều tra nhiều kỳ của báo của tiến sĩ kinh tế V. Rashkin, đăng trên báo Sự thật Pravda số 70, tháng Bảy 2008. Bee đã dẫn nguốn này trong một bài đăng trước đây
Lê Đỗ Huy
3.http://www.chinastakes.com/2009/8/chinas-mafia-economy-spreads-its-web.html
4. “Xoá nhoà ranh giới giữa chính quyền và giới tội phạm” phóng sự điều tra nhiều kỳ của báo của tiến sĩ kinh tế V. Rashkin, đăng trên báo Sự thật Pravda số 70, tháng Bảy 2008. Bee đã dẫn nguốn này trong một bài đăng trước đây
Lê Đỗ Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét