Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ Nhật, ngày 21/08/2011
LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ
KHÔNG NÓI” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

Lưu ý: Tài liệu này để tham khảo cách nhìn của TQ.
Nhiều quan điểm phía Trung Quốc nêu ra trong bài này không đúng,
 

Bài V
Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á
(Tác giả Trương Minh Lượng: Phó Giáo sư, 
Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Ký Nam)


Việt Nam ngày nay giáp giới với Lào trên đất liền, tiếp giáp với Campuchia cả trên biển và trên đất liền, giữa Việt Nam với Malaixia, Inđônêxia và Philippin là biển ngăn cách trông sang nhau. Trước khi Việt Nam công bố lãnh hải của họ vào cuối những năm 70 thế kỷ 20, giữa Việt nam và các nước láng giềng Đông Nam Á không có vùng biển tranh chấp, mãi đến những năm 90 mới bắt đầu hiệp thương với các nước láng giềng Đông Nam Á khai thác cái gọi là “vùng biển chồng lấn”.
1/ Lào: Có đường biên giới trên đất liền dài nhất với Việt Nam

Lào là nước lục địa duy nhất ở Đông Nam Á, cũng là nước có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam dài nhất trong số các nước Đông Nam Á với 2.130 km, chiếm gần một nửa đường biên giới trên đất liền của Việt Nam với các nước (4.639 km). Năm 1997 Việt Nam và Lào ký Hiệp định phân định biên giới. Tháng 6 năm 2011, trong thời gian tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang ở thăm Lào, bấn Thông cáo chung hai bên ký kết đã chỉ rõ (Việt Nam và Lào) cố gắng đến năm 2014 sẽ hoàn thành công tác xây dựng hệ thống cột mốc biên giới chắc chắn, tiếp tục xây dựng một khu vực biên giới Việt-Lào hoà bình, hữu nghị, hợp tác toàn diện và phát triển bền vững.
Hai đầu tận cùng của đường biên giới Việt-Lào đều là ngã ba biên giới giữa ba nước. Đầu tận cùng phía Bắc là nơi giáp giới giữa ba nước Trung Quốc, Lào và Việt Nam, trên 10 tầng núi cao “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe”. Tháng 10 năm 2006 ba nước đã ký bản Hiệp ước “Xác định điểm tiếp giáp biên giới giữa ba nước”. Đầu cực Nam là nơi tiếp giáp lãnh thổ giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Tháng 8/2008 ba nước ký bản “Hiệp định xác định điểm tiếp giáp biên giới”.
2/ Campuchia: Tiếp giáp biên giới trên biển và trên bộ với Việt Nam
Trong số các nước Đông Nam Á, Campuchia là nước duy nhất vừa có chung đường biên giới trên bộ lại vừa tiếp giáp biên giới lãnh thổ trên biển với Việt Nam. So với các nước khác ở Đông Nam Á, tranh chấp lãnh thổ trên bộ và trên biển giữa Campuchia và Việt Nam là hết sức phức tạp.
Giữa Việt Nam và Campuchia có hơn 1.000 km đường biên giới trên bộ, ngay từ đầu những năm 1980 hai nước tuy đã ký hiệp định về đường biên giới trên bộ nhưng việc xác định biên giới cụ thể lại là việc của một số năm gần đây. Tháng 9/2006 hai nước đã ký “Bản ghi nhớ thông cảm điều chỉnh biên giới trên bộ Campuchia-Việt Nam”, Hiệp định giải quyết vấn đề phân định biên giới bằng phương thức “đổi đất”, đồng thời cam kết sẽ hoàn thành công tác phân định và cắm mốc  biên giới vào trước năm 2012. Năm 2010, hai bên đã xác định 72 điểm phân giới, lập 73 cột mốc, xác định lại đường biên giới trên chiều dài 155 km. Tại Hội nghị của Uỷ ban biên giới hỗn hợp Việt Nam-Campuchia lần thứ 5 tổ chức tại Phnôm Pênh tháng 4/2011, hai bên nhất trí phải hoàn thành một số nhiệm vụ chủ yếu về hoạch định biên giới trong năm 2011, bao gồm ít nhất phải xác định 100 cột mốc, xác định lại 500 km đường biên giới, xuất bản bản đồ sau khi biên giới đã được xác định.
Mặc dù Chính phủ Campuchia đã ký hiệp ước, xác định mốc biên giới với Chính phủ Việt Nam về đường biên giới hiện hữu, nhưng trong xã hội dân gian truyền thống lại cho rằng Việt Nam đã chiếm quá nhiều lãnh thổ vốn thuộc về Campuchia. Theo tin tức trên báo chí Campuchia, ngày 10/6/2011 đại diện của Quốc vương Campuchia, Hiệp hội người Khmer Krom, Đảng Sam Rainsy và Đảng Nhân quyền đã cùng tổ chức “Ngày kỷ niệm 62 năm Khmer Krom mất lãnh thổ” tại một ngôi chùa ở thủ đô Phnôm Pênh. “ngày Khmer Krom mất lãnh thổ” hàng năm thường vẫn được tổ chức ở vườn hoa, nhưng năm 2011 đã không được chính quyền thành phố Phnôm Pênh cho phép. Đơn vị đăng cai đã tổ chức tổng cộng 1.949 vị hoà thượng, tượng trưng cho năm 1949 Pháp cắt nhượng lãnh thổ của người Khmer Krom cho Việt Nam vào năm này. Chủ tịch Hiệp hội người Khmer Krom nói ngày 4 tháng 6 năm 1949 nhà đương cục thực dân Pháp đã thông qua dự luật phán quyết cho Việt Nam quản lý một vùng lãnh thổ rộng 68.965km2 của người Khmer Krom. Từ năm 2000 đến nay hoạt động kỷ niệm “Ngày mất lãnh thổ” hàng năm đều được Quốc vương Shihamouni ủng hộ. Hiệp hội người Khmer Krom cho rằng từ khi Việt Nam quản lý khu vực lãnh thổ này đến nay phong tục truyền thống, văn học nghệ thuật, chùa chiền thờ Phật đã bị phá hoại. Nhưng từ khi Chính phủ Campuchia không phê chuẩn địa điểm tổ chức kỷ niệm năm 2011 có thể thấy một phần thái độ của Chính phủ nước này: Chính phủ không thừa nhận chủ trương trong nhân dân về vấn đề lãnh thổ.
Ngoài ra, đảo Phú Quốc mà rất nhiều “khách ba lô” ngưỡng mộ cũng bị một số người Campuchia cho đó là lãnh thổ bị mất. Đảo này còn liên quan đến vấn đề phân định ranh giới trên biển giữa hai nước chưa được gải quyết.
3/ Thái Lan: Trông sang nhau với Việt Nam qua một cửa vịnh
Phần lãnh thổ Nam bộ của Việt Nam và phía Nam Thái Lan trông sang nhau qua Vịnh Thái Lan, hai bên giao thoa lãnh thổ trên một vùng vịnh có diện tích khoảng 6.000 km2. Đầu những năm 70 thế kỷ trước, Việt nam và Thái Lan đã lần lượt đề xuất yêu cầu quyền lợi ở vùng biển chồng lấn thuộc Vịnh Thái Lan. Năm 1990 Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã đi đầu đề xuất chủ trương cùng hợp tác với Thái Lan khai thác nguồn tài nguyên ở vùng biển giao nhau, nhưng lúc đó Mỹ chưa xóa bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam nên đề xuất của Việt Nam được cho là nhằm thu hút công ty dầu khí của Mỹ tại Thái Lan đầu tư vào Việt Nam. Trong những năm 1990, hai bên bắt đầu hiệp thương hợp tác và khai thác khu vực chồng lấn.
Tại Vịnh Thái Lan, ngoài vùng biển chung giữa Việt Nam và Thái Lan, còn có vùng biển giao nhau giữa ba bên là Việt Nam, Thái Lan với Campuchia trên phần diện tích rộng khoảng 32.000 km2.
Ngoài các nước láng giềng nói trên, cực Nam lãnh thổ Việt Nam cũng trông sang Inđônêxia qua tỉnh đảo Riau Islands là một quần đảo của Inđônêxia, hai nước cũng đã nhiều lần hiệp thương phân định biên giới trên biển.
Việt Nam và Malaixia cũng có khu vực chồng lấn ở vùng giao nhau thuộc cửa Vịnh Thái Lan. Tháng 5/2009 Việt Nam và Malaixia cùng trình lên Liên hợp quốc hồ sơ phân định thềm lục địa, vì liên quan đến vùng biển Nam Sa (Trường Sa) nên Đại sứ quán Trung Quốc tại Malaixia đã điều đình với Malaixia về vấn đề này.
Việt Nam và Philippin cũng trông sang nhau qua Nam Hải (Biển Đông), lại cùng chiếm phần lớn các đảo có giá trị thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc, trên thực tế ở quần đảo Nam Sa đã hình thành cục diện “láng giềng gần gũi nhau”. Việt Nam và Philippin đã nhiều lần bàn bạc về việc phân định biên giới và hợp tác với nhau như thế nào ở vùng quần đảo Nam Sa. Việt Nam đã đòi hỏi quyền lợi ở toàn bộ quần đảo Nam Sa, Philippin cũng đòi hỏi quyền lợi ở một bộ phận các đảo ở Nam Sa. Trước hiện thực này, Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận thuộc quần đảo Nam Sa”. Việc cùng hưởng lợi ích ở vùng biển Nam Sa và phân định ranh giới ở vùng biển này giữa hai nước Việt Nam và Philippin đều đã xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét