Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

MỐI QUAN HỆ KHÁC THƯỜNG GIỮA BẮC TRIỀU TIÊN VÀ CAMPUCHIA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Bảy, ngày 27/08/2011

MỐI QUAN HỆ KHÁC THƯỜNG GIỮA BẮC TRIỀU TIÊN VÀ CAMPUCHIA

 
Quốc huy Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

TTXVN (Tôkyô 25/8)
Tạp chí “Nhà ngoại giao” của Nhật Bản số ra tháng 8/2011 đã đăng bài của tác giả Sebastian Strangio về mối quan hệ đầy phức tạp giữa Bắc Triều Tiên và Campuchia. Dưới đây là nội dung bài viết này:
Đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Campuchia nằm trên một con phố lớn ở thủ đô Phnôm Pênh gần một biệt thự xa hoa của Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Thông thường, có rất ít dấu hiệu về cuộc sống ở phía sau những khung cửa sổ của toà nhà này, nơi hiếm có khách tới thăm. Tuy nhiên, tháng trước, toà nhà này đã tiếp đón một phái đoàn đến từ Bình Nhưỡng do Thứ trưởng Bộ Thương mại Bắc Triều Tiên Ri Myong San dẫn đầu. Chuyến thăm chính thức này tương đối vô thưởng, vô phạt. Thứ trưởng Ri chỉ hội đàm với các quan chức Campuchia về việc phát triển quan hệ kinh tế nhưng sự xuất hiện công khai hiếm hoi này của một quan chức Bắc Triều Tiên làm nổi lên quan hệ hữu nghị kỳ lạ giữa Campuchia và chế độ cộng sản ẩn dật này.
Mối quan hệ khác thường giữa hai nước này bắt đầu từ năm 1965, khi Tổng thống Inđônêxia Sukarno giới thiệu nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành với Thái tử Campuchia Norodom Sihanouk tại một hội nghị thượng đỉnh của phong trào không liên kết ở thủ đô Giacacta. Thoạt nhìn, “nhà lãnh đạo lớn” Bắc Triều Tiên mặc bộ đồ theo phong cách của Mao Trạch Đông và Quốc vương lịch sự của Campuchia có vẻ như không hợp nhau do sự khác biệt về trang phục nhưng bộ đôi này đã nhanh chóng xây dựng một tình bạn giúp hai nước hình thành một quan hệ đối tác chặt chẽ.

Để thể hiện thiện ý với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Quốc vương Sihanouk đã từ chối công nhận Chính phủ Hàn Quốc cho đến khi ông này bị hất cẳng bởi một cuộc chính biến do Mỹ hậu thuẫn vào năm 1970. Sau khi Quốc vương Sihanouk bị lật đổ, Bắc Triều Tiên đã công nhận mặt trận kháng chiến do Sihanouk lãnh đạo trong khi vẫn đang sống lưu vong ở Bắc Kinh. 9 năm sau đó, khi chế độ diệt chủng Khơme Đỏ bị lật đổ và bị thay thế bởi chính phủ Hun Sen, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục thừa nhận liên minh kháng chiến, trong đó có Sihanouk.

Julio A. Jeldres, một người ghi chép tiểu sử chính thức của Sihanouk, nói tình bạn giữa Sihanouk và Kim là độc nhất vô nhị, không chỉ về “ý thức hệ, chiến lược hay các lợi ích thương mại”. Quan hệ đơn thuần dựa trên cơ sở “tình hữu nghị giữa hai nhà lãnh đạo và sự ủng hội mà họ dành cho nhau trong những thời điểm khó khăn”.
Trên thực tế, nhà lãnh đạo Kim đã chi không ít tiền để quốc vương lưu vong Campuchia cảm thấy như ở nhà trong các chuyến thăm thường xuyên của ông này tới Bắc Triều Tiên. Năm 1974, quân đội Bắc Triều Tiên đã hoàn thành cung điện kiểu Triều Tiên gồm 60 phòng cho Sihanouk ở gần hồ Changsuwon, cách Bình Nhưỡng khoảng 45 phút đi ô tô. Trong cuốn sách “Ba ngày ở Vương quốc Hermit”, tác giả Eddie Burdick người Mỹ viết nhìn từ phía trên xuống, cung điện này gợi nhớ khu liên hợp chính của Angkor Wat, nằm giữa các quả đồi cùng với các kho chứa vũ khí đủ loại, trong đó có các khẩu đội tên lửa đất đối không.
Jeldres cho biết trong giai đoạn 1979-1991, Sihanouk đã ở Changsuwon ít nhất hai tháng/năm và duy trì một lịch trình làm việc kín đặc, gồm “soạn thảo các tuyên bố, viết thư, viết sách, tiếp xúc với các nhà ngoại giao nước ngoài và gặp gỡ các phóng viên”. Sihanouk có một nhân viên “rất tận tuỵ” người Triều Tiên và được cung cấp mọi thứ cần thiết để phục vụ cho các hoạt động chính trị của ông này ở Campuchia. Khi Sihanouk trở về Campuchia và trở thành quốc vương vào năm 1991, ông ta đựơc tháp tùng bởi một đội vệ binh bảo vệ chủ tịch của Bắc Triều Tiên.
Quan hệ Campuchia-Bắc Triều Tiên qúa phụ thuộc vào quan hệ hữu nghị giữa hai nhà lãnh đạo này đến nỗi nó bắt đầu suy yếu sau khi Kim Nhật Thành mất vào năm 1994 và Sihanouk thoái vị vào năm 2004. Son Soubert, một cận thần của đương kim Quốc vương Norodom Sihamoni, cho biết Cung điện Hoàng gia vẫn gửi hoa tới Đại sứ Bắc Triều Tiên vào các dịp quan trọng nhưng bây giờ, Sihanouk hiếm khi tới Changsuwon. Ông nói: “Mặc dù Sihanouk vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp với Kim Châng In (con trai của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành) nhưng ông này không còn tới Bắc Triều Tiên thường xuyên như dưới thời Kim Nhật Thành”.
Theo một bức thư tín ngoại giao Mỹ bị rò rỉ từ năm 2006, một nhà ngoại giao Campuchia đã cho rằng “mối quan hệ đặc biệt giữa Campuchia và Bắc Triều Tiên không còn đặc biệt như trước đây”.
Trong quan hệ với hai miền Triều Tiên, Thủ tướng Campuchia Hun Sen có một cách tiếp cận thực dụng: thu hút các nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc trong khi cố gắng đối phó với cách hành xử ngày càng kỳ quái và thất thường của Bắc Triều Tiên. Vào tháng 3/1996, người ta phát hiện ông Yoshimi Tanaka, một công dân Nhật Bản và là cựu thành viên của Hồng quân đã từng nhận trách nhiệm về vụ cướp máy bay của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản Japan Airlines năm 1970, đang lẩn trốn trong Đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Campuchia. Theo báo Bưu điện Phnôm Pênh, ông Tanaka đã trốn trong đại sứ quán này và đã bị bắt trong khi cố gắng vượt biên giới sang Việt Nam trên một chiếc xe ngoại giao. Người ta phát hiện ông này sở hữu ba cuốn hộ chiếu Bắc Triều Tiên gải và 40.000 USD giả. Sau vụ bê bối này, Thủ tướng Hun Sen đã trục xuất hai nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên và yêu cầu Sihanouk phải giảm bớt sự phản đối với quan hệ chính thức (giữa Campuchia) với Xơun, đã được thiết lập một năm sau đó.
Một vụ bê bối khác liên quan tới Công ty Vận tải biển Campuchia (CSC), một công ty vận tải tư nhân mà Thủ tướng Hun Sen đã ra quyết định đóng cửa vào tháng 7/2002 sau một loạt các sự cố mờ ám liên quan tới các tàu Bắc Triều Tiên treo cờ Campuchia. Vào tháng 6, một tàu như vậy đã thả neo ở ngoài khơi biển Tây Phi và chở một khối lượng lớn ma tuý. Song Sang, một tàu hàng khác đăng ký ở Campuchia nhưng thuộc sở hữu của Bắc Triều Tiên cũng bị các binh sỹ Tây Ban Nha chặn lại ở biển Arập vào tháng 12 năm đó. Tàu này chở 15 tên lửa Scud với 15 đầu đạn thông thường, 23 thùng nhiên liệu đẩy tên lửa axit nitric và 85 thùng chứa hoá chất không xác định. Người ta cho rằng chiếc tàu ma quái này đang hướng tới Yêmen.
Kể từ đầu thế kỷ 21, Chính phủ Campuchia đã phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc để xử lý hàng trăm người tị nạn Bắc Triều Tiên đến đây xin tị nạn chính trị – một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ liên Triều. Theo các bức thư tín ngoại giao bị rò rỉ của Mỹ, có vẻ như Campuchia không quan tâm tới ảnh hưởng của việc làm này tới quan hệ với Bắc Triều Tiên mặc dù một quan chức (Campuchia) “thừa nhận quan ngại về sự an toàn của Thủ tướng Hun Sen do ông ở gần Đại sứ quán Triều Tiên nếu sự hợp tác giữa Campuchia và Hàn Quốc bị tiết lộ”.
Ngày nay, Bắc Triều Tiên không có nhiều lợi ích kinh tế ở Campuchia. Chỉ có 4 nhà hàng ở Campuchia đang thu ngoại tệ cho Chính quyền Kim Châng In và nước này gần đây đã thuê công ty thiết kế Mansudae Overseas Project Group của Bắc Triều Tiên để xây dựng và điều hành một bảo tàng văn hoá Campuchia gần Angkor Wat.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước này vẫn tiếp tục. Năm 2006, Tổng thống Hàn Quốc Rô Mu Hiên đã đề nghị Campuchia chuyển thông điệp hoà bình tới Bình Nhưỡng. Ba năm trước đó, Campuchia đã đề nghị làm trung gian cho các cuộc thương lượng căng thẳng về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Liệu chuyến thăm Campuchia gần đây của phái đoàn thương mại Bắc Triều Tiên có phải là một tín hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên đang tìm kiếm mối quan hệ mở rộng hơn ở Đông Nam Á?./.
------

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
조선민주주의인민공화국
朝鮮民主主義人民共和國
Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwakuk
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Cờ Triều Tiên Huy hiệu Triều Tiên


Khẩu hiệu
강성대국
(Kangseong Daeguk, "Cường thịnh đại quốc")
Quốc ca
Ái Quốc Ca
Vị trí của Triều Tiên
Thủ đô Bình Nhưỡng (P'yŏngyang)
39°2′B, 125°45′Đ
Thành phố lớn nhất Bình Nhưỡng
Ngôn ngữ chính thức tiếng Triều Tiên
Chính phủ Chủ thể xã hội chủ nghĩa
 •  Chủ tịch

Tổng bí thư

Chủ tịch Quốc hội
Thủ tướng
Kim Il-sung (Kim Nhật Thành)1
Kim Jong-il (Kim Chính Nhật)
Kim Yong-nam

Choe Yong Rim
Thành lập
 •  Giải phóng
Cộng hòa
15 tháng 8 năm 1945
9 tháng 9 năm 1948 
Diện tích
 •  Tổng số 120,540 km² (hạng 98)
 •  Nước (%) 4,87%
Dân số
 •  Ước lượng 2006 22.900.000 (hạng 48)
 •  Mật độ 190 /km² (hạng 41)
GDP (PPP) Ước tính 2005
 •  Tổng số 40 tỷ đô la Mỹ 
Đơn vị tiền tệ Won (₩n) (KPW)
Múi giờ (UTC+9)
Tên miền Internet .kp
1. Cố chủ tịch Kim Il-sung được coi là "Chủ tịch nước vĩnh viễn" theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998 của CHDCNDTT.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 조선민주주의인민공화국, 朝鮮民主主義人民共和國, Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwakuk; Hán-Việt: Triều Tiên Dân chủ chủ nghĩa Nhân dân Cộng hòa quốc) - còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Bắc Hàn - là một quốc gia Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên.
Ở phía nam, nước này giáp biên giới với Hàn Quốc, hai nước từng là một quốc gia duy nhất với tên gọi Triều Tiên tới tận năm 1945. Biên giới phía bắc đa phần giáp với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Liên bang Nga có chung biên giới dài 18.3 kilômét (11.4 dặm) dọc theo sông Đồ Môn ở góc đông bắc đất nước.
Bắc Triều Tiên là một nhà nước độc đảng theo xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên và theo thuyết Juche (Chủ thể), một lý tưởng tự chủ phát khởi bởi Kim Il Sung, cựu lãnh tụ của quốc gia này. Juche dựa trên các điểm chính là tự cung tự cấp khi bị bao vây cấm vận, cô lập hóa trước cấm vận của kẻ thù và mở rộng khi chủ nghĩa xã hội giành được vị thế, thuyết truyền thống Triều Tiênchủ nghĩa Marx-Lenin.[1]
Nhiều tổ chức nước ngoài xem Bắc Triều Tiên là một chế độ độc tài kiểu Stalin[2][3][4][5] và có một hồ sơ nhân quyền thuộc loại tồi tệ nhất trên thế giới.[6] Nạn đói xảy ra liên miên ở nước này sau khi Liên Xô sụp đổ, khiến hàng triệu người chết đói.[7][8]

Mục lục

[ẩn]

[sửa] Lịch sử

Thời Nhật Bản thống trị Triều Tiên (1905 - 1945) chấm dứt cùng với Thế chiến thứ hai. Triều Tiên được Liên bang Xô Viết ủng hộ thành lập chính quyền xã hội chủ nghĩa miền bắc từ vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ giúp đỡ thành lập chính quyền dân tộc ở miền nam vĩ tuyến 38, nhưng Hoa Kỳ và Xô-viết không thể đồng thuận về việc áp dụng Đồng ủy trị ở Triều Tiên và chính quyền miền bắc không đồng ý với cuộc tổng tuyển cử thống nhất trong cả nước. Điều này dẫn tới việc thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên
Căng thẳng tăng lên giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam cuối cùng dẫn tới Chiến tranh Triều Tiên, khi ngày 25 tháng 6 năm 1950 Bắc Triều Tiên cáo buộc Nam Hàn cho các nhóm vũ trang vượt vĩ tuyến 38 phá hoại các đường vận tải và Bắc Triều Tiên đã phát động cuộc chiến. Cuộc chiến kéo dài tới 27 tháng 7 năm 1953, khi lực lượng Liên hiệp quốcQuân đội Nhân dân Triều Tiên cùng Chí nguyện quân Trung Quốc ký kết Thỏa thuận đình chiến Chiến tranh Triều Tiên. Vùng phi quân sự Triều Tiên (K-DMZ) phân chia hai nước.
Bắc Triều Tiên do Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) lãnh đạo từ năm 1948 tới khi ông chết ngày 8 tháng 7 năm 1994. Sau khi ông chết, con ông là Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) được phong làm Tổng thư ký Đảng Lao động Triều Tiên ngày 8 tháng 10 năm 1997. Năm 1998, cơ quan lập pháp tái xác nhận ông là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên. Trên thực tế, Kim được thừa nhận như là người giữa "vị trí cao nhất của quốc gia." Các quan hệ quốc tế của nước này nói chung đã được cải thiện, và đã có một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Nam-Bắc vào tháng 6 năm 2000. Tuy nhiên, căng thẳng với Hoa Kỳ gần đây đã tăng lên khi Bắc Triều Tiên tiếp tục Chương trình vũ khí hạt nhân của họ.
Thời Kim Jong-il cầm quyền vào giữa thập kỷ 1990, nền kinh tế đất nước đã đi xuống nghiêm trọng bởi sự sụp đổ của các nước XHCN, tình trạng thiếu lương thực diễn ra ở nhiều vùng. Theo các tổ chức viện trợ, hàng ngàn người ở vùng nông thôn chết vì nạn đói, càng trầm trọng hơn vì sự sụp đổ của hệ thống phân phối lương thực.
Rất nhiều người Bắc Triều Tiên đã nhập cư trái phép vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để tìm lương thực. Hwang Jang-yop, Thư ký quốc tế Đảng Lao động Triều Tiên đã đào thoát sang Hàn Quốc năm 1997[9].

[sửa] Chính trị

CHDCND Triều Tiên
Coat of Arms of North Korea.svg
Chính trị và chính phủ
CHDCND Triều Tiên





Các nước khác
xem  thảo luận  sửa

[sửa] Chính quyền

Chính quyền Triều Tiên được điều hành hoạt động bởi Đảng Lao động Triều Tiên (Korean Worker's Party - KWP), chiếm 80% vị trí chính quyền. Ý thức hệ của KWP được gọi là Juche Sasang (주체사상, Chủ thể tư tưởng), và bị coi là có liên hệ gần gũi với chủ nghĩa văn minh Stalin. KWP đã gia tăng các phần có liên quan tới Chủ nghĩa Marx-Lenin trong Hiến pháp Triều Tiên bằng Juche Sasang năm 1977. Những lời chỉ trích cộng sản của KWP phủ nhận rằng họ là một quốc gia hoạt động theo kiểu nguyên mẫu Mácxít – Lêninít cũ, không còn hợp sự biến đổi của thời đại. Các đảng chính trị nhỏ có tồn tại nhưng chúng đều mang ý nghĩa hỗ trợ vào KWP và tự nguyện không phản đối lại sự nắm quyền của nó. Cơ cấu quyền lực thực sự của đất nước hiện vẫn còn đang bị tranh cãi giữa những nhà quan sát bên ngoài.
Tháp Juche, Bình Nhưỡng

[sửa] Lãnh đạo nhà nước

Trước 1998, chức vụ Chủ tịch nước là Nguyên thủ quốc gia và được trao cho Kim Nhật Thành. Hiến pháp 1998 quy định Kim Nhật Thành là "Chủ tịch vĩnh viễn của nước Cộng hòa"[10], và vị trí Chủ tịch nước đã bị bãi bỏ sau khi ông chết. Con trai ông, Kim Chính Nhật, về nguyên tắc chỉ nắm giữ chức vụ Tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên, và Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên, nhưng về thực tế nắm toàn bộ thực quyền trong tay, thực sự là nhà lãnh đạo của Triều Tiên. Bên trong nước, ông thường được gọi là "Lãnh tụ kính yêu", một phần trong sự sùng bái cá nhân ông. Tương tự như vậy, cha ông Kim Nhật Thành được phong "Lãnh tụ vĩ đại".
Truyền thông nước ngoài cho rằng, theo truyền thống cha truyền con nối, con trai út của Kim Chính Nhật là Kim Chính Vân hiện đang chuẩn bị kế vị để trở thành nhà cầm quyền độc tài thế hệ thứ 3 ở đất nước nghèo đói này.[11][12] Một quan chức Hàn Quốc được dẫn lời cho rằng chính quyền Triều Tiên đang "xây dựng sự ngưỡng mộ" đối với "người thừa kế mới".[11]

[sửa] Lập pháp

Theo Hiến pháp 1998, tổ chức của chính quyền Triều Tiên theo chính thể cộng hòa, được phân thành 3 nhánh Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Hội nghị Nhân dân Tối cao (최고인민회의, Choego Inmin Hoeui) là cơ quan Quốc hội, theo Hiến pháp là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước[13], nắm quyền Lập pháp[14]. Các đại biểu của Hội nghị (hiện tại gồm 687 thành viên) được bầu cử phổ thông theo thời hạn 5 năm. Hai kỳ mỗi năm, Quốc hội được triệu tập, mỗi kỳ chỉ kéo dài vài ngày; thường thì để phê chuẩn những quyết định do lãnh đạo của KWP đưa ra. Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ông Choe Thae Bok.
Trong thời gian giữa các kỳ họp Quốc hội, một Ủy ban thường trực gọi là Thường nhiệm Ủy viên Hội (상임위원회, Sangim Wiwŏnhoe) được Quốc hội bầu ra để thực hiện các chức năng lập pháp khi Quốc hội không họp. Đứng đầu cơ quan này là một Chủ tịch với danh xưng Ủy viên trưởng (위원장, Wiwŏnjang). Theo Hiến pháp 1998, một số chức năng của vị trí Nguyên thủ quốc gia được trao cho Chủ tịch Ủy ban thường trực, người được cho là đứng đầu tổ chức "đại diện cho quốc gia", như các trách nhiệm nhận quốc thư từ đại sứ nước ngoài[15]. Chủ tịch Ủy ban thường trực hiện nay là ông Kim Yong-nam.

[sửa] Hành pháp

Theo Hiến pháp Triều Tiên 1998, Nội các (내각, Naekak) là cơ quan hành chính cao nhất, chịu trách nhiệm thiết lập chính sách cao nhất của chính phủ. Về nguyên tắc, Nội các cũng chịu trách nhiệm quản lý các Ủy ban hành chính địa phương (인민위원회, Inmin Wiwŏnhoe, Nhân dân Ủy viên hội).
Đứng đầu Nội các là một Tổng lý (총리, Chongni), hay Thủ tướng, về danh nghĩa do Quốc hội bầu ra. Các thành viên khác của Nội các được Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng. Các phiên họp của Nội các được phân làm 2 dạng: Hội nghị toàn thể gồm toàn bộ các lãnh đạo của các cơ quan cấp Bộ và Hội nghị thường vụ chỉ gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng, một số thành viên Nội các. Hội nghị toàn thể được triệu tập để quyết định các chính sách kinh tế hành chính quan trọng. Hội nghị thường vụ thường để xử lý các quyết định đã được Hội nghị toàn thể thông qua.
Hiện tại (2010), Nội các Triều Tiên gồm 34 cơ quan cấp Bộ, đứng đầu bởi Thủ tướng Choe Yong-rim.

[sửa] Tư pháp

Như các quốc gia Cộng sản khác, ngành Tư pháp Triều Tiên được phân làm 2 nhánh Kiểm sát và Tòa án. Tại trung ương có Trung ương Kiểm sát sở (중앙검찰소, Jungang Keomchalso) và Trung ương Thẩm phán sở (중앙재판소, Jungang Jaepanso), đứng đầu bởi các Sở trưởng (소장, Sojang). Dưới cấp Trung ương có các cơ quan địa phương lầm lượt gồm cấp tỉnh, thành phố, quận và cơ quan đặc biệt, trực thuộc quyền của các Sở trung ương.
Ngành Kiểm sát chịu trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các công dân trên lãnh thổ Triều Tiên; thực thi Hiến pháp và Pháp luật, các Quyết định do các cơ quan Quốc hội, Hội đồng Quốc phòng, Ủy ban thường trực Quốc hội, Nội các ban hành; giữ quyền công tố tại các phiên tòa xét xử.
Ngành Tòa án chịu trách nhiệm giám đốc thi hành pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các công dân trên lãnh thổ Triều Tiên; thực thi Hiến pháp và Pháp luật, các Quyết định do các cơ quan Quốc hội, Hội đồng Quốc phòng, Ủy ban thường trực Quốc hội, Nội các ban hành; giữ quyền phán quyết tại các phiên tòa xét xử;

[sửa] Quốc phòng

Với chính sách Sŏn'gun (선군정치, Sŏn'gun chŏngch'i, Tiên quân chính trị), quân đội trở thành một lực lượng chính trị quan trọng tại Triều Tiên. Cơ quan cao nhất, thống lĩnh về mặt quân sự của Triều Tiên là một Hội đồng quốc phòng với danh xưng Quốc phòng Ủy viên hội (국방위원회, Kukpang Wiwŏnhoe), chịu trách nhiệm quản lý một lực lượng quân đội lớn thứ tư trên thế giới về quân số, với khoảng 1,21 triệu người trong lực lượng chính quy[16], và một lực lượng dự bị khoảng 4.700.000 người. Ngân sách quốc phòng hàng năm của Triều Tiên là 5,217 tỉ USD (2002), ước tính chiếm khoảng 22,9% GDP (2003).
Như nhiều quốc gia khác, ở Triều Tiên, công dân đủ 18 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, trừ một trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, thời hạn nghĩa vụ ở Triều Tiên là từ 3 đến 10 năm kể từ ngày nhập ngũ. Bên cạnh đó, với chính sách quốc phòng thường trực và ưu tiên cho quân đội, Triều Tiên cũng là nước có tỉ lệ nhân dân sẵn sàng nhập ngũ khi có chiến tranh cao nhất thế giới.
Trong Hiến pháp Triều Tiên 1998, Hội đồng quốc phòng là cơ quan thường trực được xếp đứng trên cả Ủy ban thường trực của Quốc hội. Đứng đầu Hội đồng này là Kim Chính Nhật với chức vụ Ủy viên trưởng, được tôn phong là Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (조선민주주의인민공화국 원수, Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwaguk Wonsu), hay vị trí Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Triều Tiên, phân biệt với các Nguyên soái quân đội khác, với tên gọi Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên (조선인민군 원수, Chosŏn Inmin'gun Wonsu). Trên thực tế, chức vụ Ủy viên trưởng Quốc phòng có toàn quyền với quân đội, kể cả quyền thăng phong quân hàm cao cấp. Cộng với quyền lãnh đạo tối cao của Đảng Lao động Triều Tiên, Kim Chính Nhật mới thực sự là nhà lãnh đạo tối cao của chính quyền Triều Tiên.
Chiến lược quân sự được chính của CHDCND Triều tiên là cử các đặc nhiệm phá hoại và tấn công kẻ thù từ phía sau chiến tuyến[17]. Vì Hàn Quốc đã lập một phòng tuyến mạnh sau vùng phi quân sự. Quân đội Triều Tiên được trang bị với một lượng vũ khí rất lớn với 4.060 xe tăng, 2.500 xe bọc thép chở quân, 17.900 pháo, 11.000 súng phòng không và 10.000 tên lửa phòng không và tên lửa chống tăng vác vai cho lực lượng bộ binh[18]; khoảng 915 tàu cho lực lượng hải quân, 1.748 máy bay cho lực lượng không quân[19], được biết có khoảng 480 tiêm kích và 180 máy bay ném bom[20]. Ngoài ra CHDCND Triều Tiên còn có lực lượng đặc nhiệm thuộc hàng đông nhất thế giới cùng hạm đội tàu ngầm nhiều nhất[21]. Các loại vũ khí này sản xuất từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cho đến chiến tranh lạnh cùng các vũ khí hiện đại sản xuất trong nước theo công nghệ hiện đại của Liên Xô. Ngoài ra để đáp ứng với chiến lược chiến tranh phi đối xứng Bắc Triều Tiên còn phát triển các kỹ thuật đánh lạc hướng điện tử như thiết bị làm nhiễu GPS[22], sơn tàng hình[23], các loại tàu ngầm loại nhỏ, ngư lôi do người lái[24], một lượng lớn các loại vũ khí sinh học và hóa học[25] cùng hệ thống laser chống người[26]. Theo phương tiện truyền thông chính thức của Bắc Triều Tiên thì chi phí quân sự năm 2010 là 15,8% ngân sách nhà nước[27].

[sửa] Nhân quyền

Binh lính Triều Tiên tại Khu phi quân sự Triều Tiên (K-DMZ) năm 1998
Tổ chức Ân xá quốc tế và các tổ chức nhân quyền khác buộc tội Triều Tiên có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất trong số tất cả các nước, hạn chế nghiêm khắc đa số các quyền tự do, gồm tự do ngôn luậntự do di chuyển, cả trong và ngoài nước. Những người tị nạn đã xác nhận sự hiện diện của những trại giam với ước tính khoảng 150.000 đến 200.000 người, đa phần là thiếu ăn cho dù một phần lương thực xã hội đã được cắt ra, và lao động Công ích[28]. Truyền hình Nhật Bản đã phát sóng cảnh phim mà họ cho là một trại tù[29]. Trong một số trại, những người tù cũ nói tỷ lệ chết hàng năm lên tới 25% [30]. Một cựu cai tù và là sĩ quan tình báo quân đội đào tẩu cho rằng trong một trại, các loại vũ khí hoá học đã được đem ra thử nghiệm trên tù nhân trong một phòng hơi độc [31].

[sửa] Quan hệ đối ngoại

[sửa] Quan hệ với Việt Nam

Việt Nam và CHDCND Triều Tiên cùng theo Chủ nghĩa Xã hội. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 31 tháng 1 năm 1950, và được cho là có "mối quan hệ truyền thống tốt đẹp" do chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Kim Nhật Thành "dày công vun đắp" và đã "không ngừng phát triển trong 60 năm qua".[32]
Về kinh tế, từ năm 1996 Việt Nam và Bắc Triều Tiên hầu như không có giao dịch thương mại, cũng trong năm đó, Triều Tiên mua 2 vạn tấn gạo của Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán, cả gốc và lãi tính đến năm 2007 là 18,046 triệu USD. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nhiều lần hỗ trợ Triều Tiên hàng ngàn tấn gạo: năm 2000, hỗ trợ 1000 tấn gạo; năm 2001: 5000 tấn gạo; năm 2002: 5000 tấn gạo; năm 2005: 1000 tấn gạo và 5 tấn cao su nguyên liệu; năm 2007: 50.000 USD (viện trợ khẩn cấp) và 2000 tấn gạo.[33]
Về văn hoá - giáo dục: Trong những năm 1960-1970 Triều Tiên đã giúp đào tạo hàng trăm sinh viên Việt Nam. Hàng năm Bộ Văn hoá của Việt Nam đều cử đoàn nghệ thuật sang Triều Tiên dự Liên hoan nghệ thuật mùa xuân tháng 4 tổ chức tại Bình Nhưỡng.[33]
Về quân sự: Triều Tiên từng gửi quân sang giúp Miền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam,[34] trong đó có khoảng 200 phi công tham gia bảo vệ Hà Nội,[35] ít nhất 14 đã chết vào 1966 - 1967. Mãi đến năm 2000 mới có 1 quan chức Việt Nam thừa nhận việc này.[36]
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã sang thăm hữu nghị Bắc Triều Tiên vào tháng 10 năm 2007, và Đảng Lao động Triều Tiên được chính phủ Việt Nam cho là đã "giành được nhiều thành tựu to lớn",[32] mặc dù nước này đang gặp nạn đói liên miên.[8][37]

[sửa] Quan hệ với Hàn Quốc

Sau khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) trên danh nghĩa vẫn chưa có hòa bình, do chỉ mới ký kết hiệp định ngừng bắn.
Triều Tiên luôn miệng gọi Hàn Quốc là "bù nhìn", "con rối" của "Đế Quốc Mỹ", và đe dọa rằng sẽ biến Seoul "thành tro bụi",[38][39] nhưng mặt khác họ vẫn nhận viện trợ của nước này, bao gồm thuốc men, chăn mền, mì gói, quần áo. Triều Tiên còn lên tiếng yêu cầu miền Nam gởi bột mỳ,[40] gạoxi măng, nhưng kể từ sau vụ pháo kích ở Yeonpyeong Hàn Quốc không muốn viện trợ các mặt hàng đó do lo sợ Triều Tiên sẽ dùng để nuôi quân đội thay vì cứu đói cho dân.[41][40]
Trong bản đánh giá về các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới của mình, Bắc Triều Tiên cho Hàn Quốc đứng thứ 152 với chỉ 18 điểm, và tự xếp mình đứng thứ 2 với 98/100 điểm (chỉ sau nước đứng 1 là Trung Quốc với điểm tuyệt đối).[42][43]

[sửa] Yếu tố Trung Quốc

[sửa] Địa lý

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nằm ở phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên trải dài 1.100 kilômét (685 dặm) từ lục địa Châu Á. Nó có chung biên giới với ba nước và hai vùng biển. Phía tây giáp với Hoàng HảiVịnh Triều Tiên, phía đông giáp Biển Nhật Bản. Biên giới trên bộ, Triều Tiên giáp với ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc, và Nga. Điểm cao nhất ở Triều Tiên là đỉnh Bạch Đầu 2.744 mét (9.003 ft) và các con sông chính là Đồ MônÁp Lục.
Khí hậu khá ôn hoà, lượng mưa lớn vào mùa hè với một mùa mưa ngắn gọi là jangma (gió mùa Đông Á), mùa đông thỉnh thoảng khá lạnh. Thủ đô Bắc Triều Tiên và là thành phố lớn nhất nước Bình Nhưỡng (P'yŏngyang); các thành phố chính khác gồm Kaesŏng (Khai Thành) ở phía nam, Sinŭiju ( Tân Nghĩa Châu) ở phía tây bắc, Wŏnsan (Nguyên San) và Hamhŭng (Hàm Hưng) ở phía đông và Ch'ŏngjin (Thanh Tân) ở đông bắc.

[sửa] Dân cư

Dân cư Bắc Triều Tiên là một trong những dân tộc thuộc loại thuần chủng về ngôn ngữ và sắc tộc nhất trên thế giới, với chỉ một nhóm rất nhỏ thiểu số người Trung QuốcNhật Bản. Đa số các sắc dân khác chỉ là cư trú tạm thời, chủ yếu là người Nga và dân các nước Đông Âu khác, người Trung Quốc, và người Việt Nam.

[sửa] Tôn giáo

Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật được sùng kính trong nhiều mặt đời sống công cộng ở Bắc Triều Tiên, thường với những tuyên bố ngụ ý kiểu sùng kính tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo mọi kiểu bị hạn chế khắt khe bởi quan điểm vô thần của nhà nước, đặc biệt là Tin Lành, bị coi là có liên quan tới Hoa Kỳ.
Triều Tiên có chung di sản Phật giáoKhổng giáo với Nam Triều Tiên trong lịch sử xa xưa và Thiên Chúa giáo cùng các phong trào Thiên Đạo giáo (천도교, Ch'ŏndogyo) gần đây. Bình Nhưỡng từng là trung tâm các hoạt động Thiên chúa giáo trước khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Hiện nay có hai nhà thờ được nhà nước phê chuẩn cho tồn tại, mà những người ủng hộ tự do tôn giáo cho là có để trưng ra cho những vị khách nước ngoài.[44][45] Con số tính toán thông thường cho rằng có khoảng 4.000 người theo Thiên chúa giáo ở Bắc Triều Tiên, và khoảng 9.000 người theo Tin Lành, trong tổng dân số 20 triệu người. Các hoạt dộng Thiên Chúa Giáo và Tin Lành, do trái ngược với quan điểm chính trị của Đảng Lao Động, bị hạn chế nghiêm ngặt.
Theo một danh sách xếp hạng do tổ chức Open Doors ("Những Cánh Cửa Mở") đưa ra, Bắc Triều Tiên bị vu oan là nước ngược đãi ghê gớm nhất đối với những người Thiên chúa giáo trên thế giới.[46]

[sửa] Ngôn ngữ

Bắc Triều Tiên có chung tiếng Triều Tiên với Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) nhưng đang có sự thay đổi mạnh về ngữ pháp sau cuộc cải các chữ viết. Có một số khác biệt về thổ ngữ bên trong cả hai miền Triều Tiên, nhưng biên giới giữa Bắc và Nam không thể hiện là một biên giới chính về ngôn ngữ. Đã xuất hiện một số khác biệt nhỏ, ban đầu là những từ được sử dụng trong những cải cách gần đây.
Sự khác biệt ngôn ngữ đáng chú ý nhất giữa hai nước Triều Tiên là ngôn ngữ viết, với việc hạn chế những từ gốc Hán trong sử dụng thông thường ở Bắc Triều Tiên. Trái lại ở Nam Triều Tiên các từ gốc Hán vẫn được sử dụng nhiều, dù trong nhiều trường hợp, như báo chí thì lại hiếm.
Việc La tinh hoá chữ viết cũng có khác biệt. Bắc Triều Tiên tiếp tục sử dụng hệ Latin hoá tiếng Triều Tiên của McCune-Reischauer trong khi đó miền Nam dùng phiên bản đã sửa đổi.

[sửa] Giáo dục

Một trường tiểu học tại Bình Nhưỡng
Giáo dục tại CHDCND Triều Tiên là miễn phí bắt buộc cho đến trung học[47], các trường trước đầu những năm 1990 có phát đồng phục miễn phí cho học sinh[48]. Cách giáo dục áp dụng khả năng nghiệm suy để học sinh tích cực trong việc phát triển tính độc lập và sáng tạo của mình[49]. Giáo dục bắt buộc kéo dài mười một năm, bao gồm một năm mẫu giáo, bốn năm giáo dục tiểu học và sáu năm giáo dục trung học[50].
Hơn 8 phần trăm của chương trình học là về "Chủ tịch Vĩ đại Kim Nhật Thành" và "Đạo đức Cộng sản". Ở trung học, các môn học "Chủ tịch Vĩ đại Kim Nhật Thành", "Đạo đức Cộng sản", và "Cương lĩnh Đảng Cộng Sản" chỉ chiếm 5,8 phần trăm. Những bài học môn Tiếng Triều Tiên có những đầu đề như "Kim Chính Nhật đang xem ảnh", học sinh mẫu giáo được học các bài "Tuổi thơ của nguyên soái Kim". Khi đọc những gì Kim Nhật Thành viết, học sinh phải đọc thật to, chậm rãi để thể hiện sự tôn kính.[cần dẫn nguồn]
Cao học không bắt buộc tại CHDCND Triều Tiên. Nó chia thành hai hệ thống: học tập giáo dục đại học và học giáo dục đại học để tiếp tục học cao hơn. Học tập giáo dục đại học bao gồm ba loại trường đại học, trung học chuyên nghiệp, và trường kỹ thuật. Tốt nghiệp thạc sĩ và nghiên cứu cấp tiến sĩ thuộc về trường đại học, hai trường đại học đáng chú ý Triều Tiên là Đại học Kim Il-sungĐại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng cả hai đều ở Bình Nhưỡng[51].
Trường Đại học Kim Nhật Thành gồm vô số khoa như: kinh tế, lịch sử, triết học, luật, tiếng nước ngoài, văn học, địa lý, vật lý, toán, hóa, năng lượng hạt nhân, sinh học, và khoa học máy tính.[52][53] Để bắt kịp thời đại thông tin, sinh viên đại học nào có tài về máy tính sẽ được miễn nhiều môn như lý, hóa, sinh, trừ môn học chính và môn "Lịch sử cách mạng của Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật".[53]
Bởi vì sự nhấn mạnh vào việc giáo dục liên tục cho tất cả các thành viên của xã hội nên việc giáo dục học tập khi trưởng thành hoặc làm việc nghiên cứu luôn được hỗ trợ tích cực. Trên thực tế, tất cả mọi người trong nước tham gia trong một số hoạt động giáo dục, thường là dưới hình thức "nhóm nghiên cứu nhỏ". Đầu những năm 1990, người dân ở các vùng nông thôn đã được tổ chức vào "gia đình năm người", những nhóm này có chức năng giáo dục và giám sát. Nhân viên văn phòng và nhà máy có hai giờ để "học thêm" sau khi làm việc mỗi ngày về các chủ đề chính trị và kỹ thuật. Các "nhà máy của kiến thức" được mở cho các công nhân học thêm các kỹ năng mới mà không cần phải nghỉ việc. Học sinh làm việc bán thời gian, nghiên cứu vào buổi tối, hoặc có những khóa học ngắn hạn chuyên sâu, có thể nghỉ làm việc trong một tháng hoặc lâu hơn. Các "nông trang của kiến thức" cũng được mở nơi lao động nông thôn có thể học để trở thành kỹ sư và trợ lý kỹ sư. Đối với công nhân và nông dân không nhận được giáo dục phổ thông thì có "trường học cho người lao động" và "trường dạy nghề cấp cao người lao động", mặc dù đến cuối những năm 1990 những nhóm này không còn quan trọng nhưng vẫn tồn tại[52].
Bắc Triều Tiên là một trong những quốc gia có học thức cao nhất trên thế giới, với một tỷ lệ biết chữ trung bình là 99%[54].

[sửa] Y tế

Một bệnh viện tại Bình Nhưỡng
Mặc dù bị cấm vận Bắc Triều Tiên có một dịch vụ y tế quốc gia và hệ thống bảo hiểm y tế[55]. Bắc Triều Tiên dành 3% tổng sản phẩm quốc nội về chăm sóc sức khỏe. Bắt đầu từ những năm 1950, CHDCND Triều Tiên nhấn mạnh về chăm sóc y tế, và giữa năm 1955 và 1986, số lượng bệnh viện đã tăng từ 285 đến 2,401 và số lượng phòng khám từ 1.020 lên 5.644[56]. Có các bệnh viện riêng cho các nhà máy và các mỏ. Kể từ 1979, y học truyền thống được nhấn mạnh nhấn mạnh và đưa vào việc chữa trị nhiều hơn. Tuy nhiên hệ thống y tế của Bắc Triều Tiên đã bị giảm mạnh kể từ những năm 1990 do thiên tai, các vấn đề kinh tế, tình trạng thiếu lương thực và năng lượng. Nhiều bệnh viện và phòng khám ở Bắc Triều Tiên hiện nay không có thuốc thiết yếu, thiết bị, nước sinh hoạt và điện[57].
Hầu như 100% dân số đã tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường. Các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, sốt rétviêm gan B được coi là bệnh đặc hữu[58]. Tuổi thọ trung bình của người dân là 63,8 tuổi đứng hạng 170 trên thế giới năm 2009[59].
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Bắc Triều Tiên hiện nay đã thất bại trong việc đem đến cho người dân những nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất.[60] Mỗi người dân Bắc Hàn được chi dưới 1 USD mỗi năm cho việc chăm sóc sức khỏe.[60] Mặc dù chính quyền Triều Tiên vẫn nói rằng chăm sóc y tế là miễn phí cho mọi người, nhưng kể từ thập niên 90, nhân dân đã phải trả cho bác sĩ thức ăn, thuốc lá, v.v. để được khám bệnh, bởi theo bà Catherine Baber, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Ân xá Quốc tế thì người dân quá nghèo để trả tiền.[60]
Cũng theo tổ chức quốc tế này, các cuộc giải phẩu lớn tại Triều Tiên được diễn ra mà không có thuốc gây mê.[60] Chăn mền trong các bệnh viện không được giặt giũ thường xuyên, kim tiêm không được tiệt trùng, và người dân Bắc Hàn sử dụng thuốc giảm đau như là thuốc chữa bách bệnh.[60] Đa số người Triều Tiên bị suy dinh dưỡng.[60]
Theo hội Chữ thập đỏ thì 62% dân số bị suy dinh dưỡng và đang cố gắng viện trợ các thiết bị y tế cho 1.700 bệnh viện và phòng khám của CHDCND Triều tiên với 300.000 nhân viên tình nguyện và 510 trạm khám bệnh lưu động, than đá cũng được đưa đến để giúp cho các cơ sở y tế hoạt động hiệu quả trong những tháng mùa đông lạnh nhất[61].

[sửa] Đơn vị hành chính

Bản đồ Bắc Triều Tiên
Tới năm 2005, Triều Tiên gồm 2 thành phố trực thuộc trung ương (직할시, Chikhalsi, Trực hạt thị), 3 đặc khu (구, Gu, Khu) với các chức năng khác nhau, và 9 tỉnh (도, Do, Đạo).
Các tên được La tinh hoá theo hệ McCune-Reischauer như được sử dụng chính thức tại Bắc Triều Tiên; người biên tập cũng được hướng dẫn theo các kiểu đánh vần được sử dụng năm 2003 Địa lý Quốc gia Bản đồ Triều Tiên.
Tên đơn vị hành chính Han'gŭl Hán Việt Năm thành lập Phân loại
P'yŏngyang 평양 Bình Nhưỡng 1946 Trực hạt thị
Rasŏn 라선 La Tiên 1993-2004, 2006 Trực hạt thị
Chagang 자강 Từ Giang 1949 Đạo
Hamgyŏng-puk 함경북 Hàm Kính Bắc 1945 Đạo
Hamgyŏng-nam 함경남 Hàm Kính Nam 1945 Đạo
Hwanghae-puk 황해북 Hoàng Hải Bắc 1945 Đạo
Hwanghae-nam 황해남 Hoàng Hải Nam 1945 Đạo
Kangwŏn 강원도 Giang Nguyên 1946 Đạo
P'yŏngan-puk 평안북 Bình An Bắc 1945 Đạo
P'yŏngan-nam 평안남 Bình An Nam 1945 Đạo
Ryanggang 량강 Lưỡng Giang 1954 Đạo

[sửa] Các thành phố lớn

[sửa] Kinh tế

Phố Kwangbok ở Bình Nhưỡng
Kinh tế Bắc Triều Tiên là kinh tế công nghiệp gần như tự cung tự cấp do bị cấm vận với một nền kinh tế gần như hoàn toàn thuộc về chính phủ và phát triển theo kế hoạch nhà nước. Uỷ ban Kế hoạch Trung ương chuẩn bị, giám sát và thực hiện các kế hoạch kinh tế, trong khi một Văn phòng Tổng Công nghiệp tỉnh trong các khu vực chịu trách nhiệm về việc quản lý các cơ sở sản xuất địa phương, sản xuất, phân bổ nguồn lực và bán hàng[62].
Với việc CHDCND Triều Tiên bị cấm vận và ra chính sách cô lập có nghĩa là việc giao dịch thương mại quốc tế cực kỳ hạn chế. Bắc Triều Tiên từng thông qua một đạo luật vào năm 1984 cho phép đầu tư nước ngoài thông qua các liên doanh[63] nhưng không thu hút được đầu tư đáng kể. Năm 1991 Khu kinh tế đặc biệt Rajin-Sonbong được thành lập để thu hút đầu tư nước ngoài từ NgaTrung Quốc[64]. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã xây dựng con một con đường từ Rason đến Trung Quốc[65]Nga đã xây dựng các tuyến đường sắt nối vào tuyến đường sắt xuyên Siberi.
Đến năm 1998 Liên Hợp Quốc đã ra báo cáo về HDI và GDP bình quân đầu người của Bắc Triều Tiên, các số liệu cho thấy Bắc Triều Tiên đứng ở mức trung bình của chỉ số phát triển con người với 0,766 (xếp hạng 75) và GDP bình quân đầu người là $4.058[66]. Lương trung bình cho một người là $47 một tháng[67]. Mặc dù gặp các vấn đề lớn về kinh, chất lượng cuộc sống đang được cải thiện và mức lương tăng lên đều đặn[68]. Từ năm 2002, chính phủ Triều Tiên đã bắt đầu cho phép một số chợ được hoạt động[69], nhưng có thông tin cho rằng có nhiều ràng buộc như phụ nữ dưới 49 tuổi không được phép buôn bán.[70] Một số hàng hóa cũng được liệt vào quốc cấm (như phim Hàn Quốc).[71]. Thị trường tư nhân quy mô nhỏ, được gọi là "janmadang" bắt đầu hình thành trên cả nước để nhập khẩu thực phẩm và các hàng hóa khác nhau, từ mỹ phẩm đến xe máy cung cấp cho dân với để đổi lấy tiền[72][73]. Trong năm 2009, chính phủ thực hiện một cuộc đổi tiền lớn để hạn chế hoạt động của chợ đen trên khắp đất nước , nhưng thất bại, gây ra lạm phát tỷ lệ tăng vọt và cuối cùng dẫn đến việc dỡ bỏ lệnh cấm về thương mại trong thị trường tự do[74]. Bắc triều Tiên thay đổi tiền mới bằng cách gạch bỏ 2 số "0" ở tờ tiền cũ (1000 won trở thành 10 won). Người ta cho rằng việc đổi tiền này nhằm làm lộ ra lượng tài sản mà mỗi công dân có.[75]
Khẩu phần thực phẩm, nhà ở, y tế và giáo dục được cung cấp miễn phí từ nhà nước[76] và việc nộp thuế đã bị bãi bỏ từ ngày 01 tháng 4 năm 1974[77]. Để tăng năng suất nông nghiệp và công nghiệp, kể từ những năm 1960 chính phủ Bắc Triều Tiên đã thử áp dụng một số hệ thống quản lý như hệ thống làm việc Taean[78]. Hiện tại tăng trưởng GDP của CHDCNH Triền Tiên chậm nhưng ổn định. Mặc dù trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng đã dần dần tăng tốc lên với 3,7% trong năm 2008 tốc độ nhanh nhất trong gần một thập kỷ, phần lớn là do một sự tăng trưởng mạnh 8,2% trong lĩnh vực nông nghiệp[79].
Tăng trưởng GDP hàng năm[79][80]
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
1.3% 3.7% 1.2% 1.8% 2.2% 1.0% 1.6% 1.8% 3.7% 3.7%
Dựa trên các ước tính vào năm 2002 ngành chiếm ưu thế trong nền kinh tế Bắc Triều Tiên là ngành công nghiệp (43,1%) theo sau bởi các ngành dịch vụ (33,6%) và nông nghiệp (23,3%). Năm 2004 người ta ước tính rằng nông nghiệp sử dụng 37% lực lượng lao động trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ sử dụng 63% còn lại[54]. Ngành công nghiệp chính bao gồm các sản phẩm quân sự, chế tạo máy, điện, hóa chất, khai thác mỏ, luyện kim, dệt may, chế biến thực phẩm và du lịch. Khai thác và chế biến quặng sắt cùng than là lĩnh vực mà Bắc Triều Tiên thực hiện tốt hơn nhiều so với người láng giềng Hàn Quốc phía nam - CHDCND Triều Tiên khai thác và sản xuất với sản lượng lớn hơn 10 lần cho mỗi loại hàng hóa[81].
Năm 2005 FAO đã xếp Bắc Triều Tiên đứng hạng 10 trong sản lượng thu hoạch trái cây tươi[82] và đứng thứ 19 về sản lượng táo[83]. CHDCND Triều Tiên đứng thứ 18 trong các nước sản xuất sắtkẽm nhiều nhất sau, hạng 22 về than. Ngoài ra Bắc Triều Tiên còn đứng hạng 15 về sản xuất fluorit, 12 về đồng và muối tại châu Á. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn khác trong sản xuất bao gồm chì, vonfram, than chì, magiê, vàng, pyrit, fluoritthủy điện[54].

[sửa] Nạn đói

Nạn đói ở Bắc Triều Tiên đã làm chết 160.000 và 840.000 người trong thập kỷ 1990[84]. Tới năm 1999, lương thực và cứu trợ nhân đạo đã làm giảm số người chết vì nạn đói, nhưng việc Triều Tiên tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân dẫn tới giảm sút viện trợ quốc tế.
Mùa xuân năm 2005, Chương trình lương thực thế giới báo cáo rằng các điều kiện gây ra nạn đói là một mối nguy hiểm và đang quay trở lại Triều Tiên, và chính phủ đã thông báo tập hợp hàng triệu cư dân thành phố tới giúp đỡ những người nông dân[85][86]. Tuy nhiên, chính phủ Triều Tiên báo rằng sản lượng lương thực 1991 đạt tới 1.6 triệu tấn (tăng 0,1% so với năm 2001), bội thu nhất trong 9 năm.
Vào khoảng tháng 9 năm 2005, Triều Tiên từ chối nhận những viện trợ lương thực từ bên ngoài vì tuyên bố đã có thể tự lập và phát hiện nhiều nhóm cứu trợ là điệp viên phá hoại nền nông nghiệp của Triều Tiên. Nhưng một số chuyên gia lo sợ nếu chấm dứt trợ giúp thì sẽ có nhiều người chết đói ở Triều Tiên.[87]
Theo Tổ chức Ân xá quốc tế thì người dân ở "Cường thịnh đại quốc" đang phải ăn cả cỏ dại,[8] vỏ[8]rễ cây[37][88] để sống qua ngày. Trong khi chính phủ Bắc Hàn không còn khả năng nuôi sống dân chúng nhưng họ vẫn đang từ chối hợp tác toàn diện với cộng đồng quốc tế để nhận viện trợ lương thực.[8]
Tuy vậy, Bắc Triều Tiên vẫn tự xếp mình đứng thứ 2 (98 điểm) trong danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc (100 điểm). Tiếp sau đó là Cuba, Iran, và Venezuela. Theo bảng thống kê của Bắc Triều Tiên thì Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) đứng thứ 152 với 18 điểm, còn "Đế Quốc Mỹ" đứng chót với chỉ 3 điểm.[42][43]
Theo hãng tin ABC News của Úc, rất nhiều trẻ em Bắc Triều Tiên đang sống lang thang, mồ côi do cha mẹ chết đói hoặc bị tống vào trại cải tạo.[12] Hiện nay nạn đói đã lan đến quân đội của Bắc Hàn, lực lượng thường được ưu tiên về lương thực. ABC trích lời một binh sĩ Bắc Triều Tiên trẻ tuổi: "Mọi người đều ốm yếu, trong 100 đồng chí của tôi thì một nửa bị suy dinh dưỡng."[12] Trong khi đó, những người dân thiếu đói đang phải lao động để hoàn tất một đường ray xe lửa dành riêng cho đồng chí Kim Chính Vân (Kim Jong-Un)[12], người sắp kế vị cha mình.[89][12]

[sửa] Văn hoá

Có một sự sùng bái cá nhân rộng rãi đối với Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, và đa số văn học, âm nhạc đại chúng, nhà hát, phim ảnh ở Bắc Triều Tiên đều là để ca ngợi hai lãnh đạo,mặt khác nhiều tác phẩm cũng ca ngợi sự đi lên của xã hội mới,tình yêu thương giữa nhân dân và lãnh đạo.... Tháng 7, 2004, Quần thể lăng mộ Cao Cú Ly là địa điểm đầu tiên ở Bắc Triều Tiên được đưa vào danh sách Các di sản văn hoá thế giới của UNESCO.
Một sự kiện đại chúng ở Bắc Triều Tiên là thể dục đồng diễn (Mass Games). Mass Games lớn nhất gần đây được gọi là "Arirang". Nó được trình diễn sáu tối một tuần trong hai tháng và có hơn 100.000 người tham gia. Mass Games gồm nhảy múa, thể dục và múa kiểu ba lê để kỷ niệm lịch sử Bắc Triều Tiên và Đảng KWP. Mass Games được tổ chức ở Bình Nhưỡng tại nhiều địa điểm (tuỳ theo tầm vóc của lễ hội theo từng năm) kể cả ở Nhà hát Lớn Mùng 1 Tháng 5.

[sửa] Du lịch

Vùng Kŭmgangsan
Theo nguyên tắc, bất kỳ ai cũng được phép du lịch tới Bắc Triều Tiên, và những ai có thể hoàn thành quá trình làm thủ tục thì đều không bị Bắc Triều Tiên từ chối cho nhập cảnh. Khách du lịch không được đi thăm thú bên ngoài vùng đã được cho phép trước mà không được hướng dẫn viên người Triều Tiên cho phép nhằm tránh các điệp viên nằm vùng.
Những khách du lịch có hộ chiếu Hoa Kỳ nói chung đều không được cấp visa, dù vẫn có một số ngoại lệ từng xảy ra vào năm 1995, 2002, và 2005. Bắc Triều Tiên đã thông báo cho những nhà tổ chức du lịch rằng họ sẽ cấp visa cho những người mang hộ chiếu Hoa Kỳ vào năm 2006. Các công dân Nam Triều Tiên cần có giấy phép đặc biệt của cả hai chính phủ mới được vào Bắc Triều Tiên. Năm 2002, vùng xung quanh Kŭmgangsan (núi Kim Cương), một ngọn núi đẹp gần biên giới Nam Triều Tiên, đã được chỉ định làm một địa điểm du lịch đặc biệt Khu du lịch Kŭmgangsan (Kim Cương Sơn), nơi các công dân Nam Triều Tiên không cần giấy phép đặc biệt. Các tour du lịch do các công ty tư nhân điều hành đã đưa hàng nghìn người Nam Triều Tiên tới núi Kim Cương hàng năm.
Tháng 7 năm 2005 công ty Hyundai của Hàn Quốc đã đạt được một thoả thuận với chính phủ Triều Tiên về việc mở cửa thêm nhiều khu du lịch, gồm cả núi Baekdu (Bạch Đầu) và Kaesŏng (Khai Thành).
Ngày 11 tháng 7 năm 2008, một nữ du khách Hàn Quốc tên là Park Wang-ja đang đi bộ gần khu nghỉ mát núi Geumgang của Bắc Triều Tiên thì bị 1 lính Bắc Triều Tiên bắn chết. Chính quyền Seoul đã ngưng lại chương trình du lịch núi Geumgang và đưa ra yêu cầu điều tra vụ việc trước khi cho phép dự án được khởi động trở lại, nhưng Bắc Triều Tiên cho đến nay vẫn từ chối đáp ứng.[90]

[sửa] Điện ảnh

Hãng phim lớn nhất của Triều Tiên là Xưởng phim truyện Triều Tiên với một trường quay rộng khoảng 930.000 m² ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Các hãng phim lớn khác ở Triều Tiên có thể kể tới Xưởng phim tài liệu Triều Tiên, Xưởng phim mùng 8 tháng 2 và Xưởng phim Khoa học và Giáo dục Triều Tiên (SEK Studio). Hãng SEK nổi tiếng là nơi sản xuất phim hoạt hình có chất lượng cao và giá nhân công rẻ, đây chính là hãng phim đã thực hiện các công đoạn sản xuất cho những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Walt Disney Pictures như Vua sư tử (The Lion King, 1994) và Pocahontas (1995). Năm 2005, SEK cũng là hãng phim Triều Tiên thực hiện dự án điện ảnh hợp tác đầu tiên của hai miền, đó là bộ phim hoạt hình Thẩm Thanh Vương hậu (왕후 심청, Wanghu Simcheong).
Do tính chất cô lập cao độ của chính quyền Triều Tiên nên thông tin về sự phát triển của nền điện ảnh nước này rất ít được thế giới biết tới. Trái lại, phim truyền hình của Hàn Quốc (Nam Triều Tiên), đối thủ và là kẻ thù theo Chủ nghĩa Tư bản mà Bắc Triều Tiên thường xuyên đe dọa sẽ "hủy diệt" và "biến thành tro bụi",[38][39] được biết đến ở nhiều nước, đặc biệt ở các nước châu Á, và các diễn viên Hàn Quốc rất được yêu thích.

[sửa] Các ngày lễ

Ở Bắc Triều Tiên chỉ có 2 ngày lễ lớn, đó là ngày sinh của Chủ tịch vĩ đại Kim Chính Nhật và ngày sinh của Chủ tịch kính yêu Kim Nhật Thành.

[sửa] Chương trình hạt nhân

Chính phủ Triều Tiên đã có một chương trình hạt nhân mà theo họ là đủ khả năng tạo ra bom hạt nhân. Chương trình hạt nhân này thường gây ra tranh cãi trên bình diện quốc tế.

[sửa] Thống nhất và đối đầu

Bắc Triều Tiên đã từng có chủ trương thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực và đã có cuộc chiến nhằm giải phóng tổ quốc. Chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên luôn gây lo ngại cho Nam Triều Tiên và nhiều nước láng giềng. Khi Nam Triều Tiên tuyên bố sẽ tấn công phủ đầu nhằm phá huỷ các cơ sở vũ khí hạt nhân nếu Bắc Triều Tiên tìm cách phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân thì chính phủ Bắc Triều Tiên cũng đe doạ sẽ huỷ diệt Nam Triều Tiên.[91]
"Mọi thứ sẽ tan thành tro bụi chứ không chỉ là một biển lửa một khi chúng ta ra đòn phủ đầu."
Hoặc gần đây họ tiếp tục đe dọa vì các nhà hoạt động xã hội Nam Triều Tiên thả truyền đơn chống đối qua biên giới, cũng như việc báo giới Nam Triều Tiên đăng tin sức khỏe nhà lãnh đạo Kim Jong-Il đang xấu đi.
"Những con rối Seoul cần nhớ rằng Triều Tiên có khả năng tấn công phủ đầu và hủy diệt mọi thứ, biến chúng thành tro bụi chứ không chỉ đẩy chúng vào biển lửa"
Vì theo Bình Nhưỡng khả năng tấn công phủ đầu của họ là "ngoài sức tưởng tượng và sức tàn phá còn mạnh hơn vũ khí nguyên tử"[92].
Ngày 23 tháng 11, 2010, Quân đội Triều Tiên nã pháo vào Yeonpyeong của Hàn Quốc làm chết hai lính thủy và hơn mười người thường dân Hàn Quốc bị thương.[93][94][95][96]

[sửa] Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét