Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Việt Nam khả tín ngang Mông Cổ và Venezuela

Lại tin buồn:

Việt Nam khả tín ngang Mông Cổ và Venezuela

Một người bán hàng rong đẩy xe trên phố ở thành phố Hồ Chí Minh
Fitch nói Việt Nam cần tiếp tục kiềm chế giá cả các mặt hàng trong thời gian tới

Hãng đánh giá tín dụng toàn cầu Fitch Ratings nói nợ bằng tiền đồng và ngoại tệ của Việt Nam có mức khả tín B+.
Đây là mức ngang với Mông Cổ và Venezuela những kém các nước như Philippines và Indonesia. Fitch Ratings nói triển vọng của mức đánh giá này là ổn định.
Ông Andrew Colquhoun, người đứng đầu bộ phận đánh giá mức độ khả tín của các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương của Fitch, nói: "Mức độ khả tín quốc gia của Việt Nam vẫn chịu sức ép do có những rủi ro tiềm tàng đối với ổn định kinh tế do tình trạng lạm phát cao và những vấn đề còn chưa được giải quyết trong ngành ngân hàng.

"[Nếu chính phủ] tiếp tục thực thi các biện pháp thắt chặt tiền tệ được thông qua hồi tháng Hai, mức độ khả tín [hiện nay] sẽ được duy trì. Nếu không, sức ép tiêu cực [đối với mức độ khả tín] sẽ gia tăng."
Chờ chính phủ mới
Fitch nói lạm phát ở Việt Nam lên tới 22,2% hồi tháng Bẩy so với mức 11,8% của tháng Mười Hai, một phần vì giá lương thực tăng và một phần vì tăng trưởng tín dụng và tiền tệ cũng như chi tiêu của chính phủ trong năm 2010.
Hãng này đánh giá Nghị quyết 11 hồi tháng Hai của Việt Nam nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và an sinh xã hội đã giúp cho đồng nội tệ Việt Nam ổn định so với đô la Mỹ.
"Fitch chờ đợi các bằng chứng nữa về chiến lược chính sách của tân chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng."
Họ nói Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất cho vay từ 7% lên 15% trong giai đoạn từ tháng Hai tới tháng Sáu, nhưng lãi suất đã giảm xuống 14% trong tháng Bẩy.
Fitch cảnh báo niềm tin vào các chính sách trong Nghị quyết 11 sẽ giảm nếu Việt Nam tiếp tục giảm lãi suất trong khi lạm phát còn chưa được kiểm soát.
Hãng đánh giá tín dụng này cũng nói thắt chặt chi tiêu chính phủ cũng là thành tố quan trọng của việc giảm lạm phát và ổn định kinh tế nhưng họ chưa có được những thông tin về vấn đề này.
"Fitch chờ đợi các bằng chứng nữa về chiến lược chính sách của tân chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng."
Fitch cũng nói hệ thống ngân hàng khá lớn nhưng lại yếu của Việt Nam cũng là một rủi ro cho độ khả tín.
Theo Fitch, hệ thống này có mức tín dụng bằng 125% của Tổng Sản phẩm Quốc nội GDP và đứng hàng thứ ba trong các nước đang nổi lên.
Tín hiệu khả quan
Mặc dù có những lỗ hổng thông tin về cắt giảm chi tiêu và hệ thống ngân hàng yếu kém, Fitch cũng nói tới khía cạnh khả quan về thị trường tiền tệ và tài chính ở Việt Nam.
Tiền 100.000 đồng
Fitch nói mức khả tín của Việt Nam có thể tụt nếu chi tiêu chính phủ và giá cả tiếp tục tăng
Họ nói tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng 25,6% trong năm tính tới tháng Ba năm nay, theo các số liệu chính thức.
Tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam cũng đạt 7,4% trong giai đoạn 2006-2010 và nợ quốc gia ở mức 50% GDP vào cuối năm 2010.
Nhưng Fitch nói Việt Nam chậm trễ trong việc công bố các số liệu chính thức, trong đó có dự trữ ngoại hối, và điều này cũng ảnh hưởng tới mức độ khả tín.
Số liệu mới nhất mà hãng này có về dự trữ ngoại hối là 12,6 tỷ đô la hồi cuối tháng Tư.
Fitch cảnh báo họ sẽ giảm mức độ khả tín B+ hiện nay của Việt Nam sẽ bị đánh tụt nếu chính phủ không tiếp tục thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ và không kiểm soát được lạm phát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét