Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

30% các doanh nghiệp Việt Nam phá sản

Một sự phá sản cần thiết để đảm bảo hiệu
quả tối thiểu của các hoạt động kinh tế.

30% các doanh nghiệp Việt Nam phá sản

 


Đây là 1 phóng sự về thực trạng khủng hoảng kinh tế Việt Nam hiện nay. Đây cũng là cuộc khủng hoảng cần thiết để cơ cấu lại nền kinh tế nhằm đạt đến mức hiệu quả tối thiểu cần thiết so với mức trung bình của các nền kinh tế trong khu vực.

Tác động của việc S&P đánh sụt hạng tín dụng Việt Nam



Nhiều trang mạng điện tử như Cafef, VnEconomy, Vietstock nhận định không chính xác về tác động của việc S&P đánh sụt hạng tín dụng Việt Nam. Hy vọng video sau đây giúp họ hiểu hơn tác động của việc S&P đánh sụt hạng tín dụng quốc gia là như thế nào.



Khi bị 1 cơ quan xếp hạng tín dụng như S&P đánh sụt hạng tín dụng, ảnh hưởng trực tiếp là các doanh nghiệp, chính phủ phải trả lãi cao hơn để có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, càng tăng cao lãi suất thì triển vọng phục hồi càng khó khăn. 

Thứ 2 nữa là xuất hiện tình trạng capital flight (bay vốn) do mất niềm tin từ các nhà đầu tư. Hiện thực là rất nhiều quỹ đầu tư tại Việt Nam giờ thua lỗ nặng nề và chỉ chờ ngày đóng quỹ.

Thứ 3 là nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn FDI, thiếu đi nguồn vốn này do hiện tượng capital flight, tăng trưởng sẽ giảm đi rõ rệt và tác động mạnh hơn nữa tới đời sống người dân trong bối cảnh lạm phát cao như thế này.


Rõ ràng là không thể phán một câu “Không cần phải lo ngại!” như 1 trang mạng điện tử Việt Nam hùng hồn tuyên bố. Với mức xếp hạng tín dụng BB-, Việt Nam giờ đã xếp hạng bét ở khu vực Đông Nam Á rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét