Luận bàn việc nước từ Singapore
TT - Hôm 21-8, các bạn trẻ Việt Nam đang học tập và làm việc tại Singapore có dịp bàn luận với các chuyên gia, nhân sĩ và trí thức người Việt từ khắp nơi trên thế giới về chủ đề “Việt Nam trong bối cảnh một châu Á đang lên: thách thức lớn hay thời cơ vàng”, do nhóm Vietnam2020 tổ chức.
Một bạn trẻ học tập tại Singapore đặt câu hỏi với các chuyên gia kinh tế - Ảnh: Phan Cao Vinh |
Buổi luận bàn việc nước diễn ra trong không khí thân tình thoải mái tuy có sự chênh lệch về tuổi tác giữa hai thế hệ: một bên là các chuyên gia Việt Nam lão làng thế hệ 4X, 5X với một bên là các bạn sinh viên và những trí thức, chuyên gia trẻ đang làm việc tại Singapore, hầu hết thuộc thế hệ 8X, 9X.
1. Việt Nam là một phần của “thế kỷ của châu Á”
Đúng như chủ đề buổi nói chuyện, mở màn là một loạt vấn đề được đặt ra mang tầm vóc rất vĩ mô về “thế kỷ 21 của châu Á” và các diễn biến về tình hình trong khu vực... TS Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế đến từ trong nước - đã kịp thời “thức tỉnh” các ý kiến lãng mạn về dự báo một châu Á - trong đó có Việt Nam - đang phát triển rất nhanh và đang dẫn dắt, định hướng thế giới (!). Ông dẫn những số liệu thực tế và chỉ ra các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang là mối đe dọa nguy hiểm cho tất cả các nước.
TS Ngô Vĩnh Long (đến từ Mỹ) bằng so sánh dí dỏm cho thấy thực tế quan hệ các nước châu Á như một gia đình nhưng vẫn xảy ra tình trạng bạo hành gia đình. Và để đúc kết những vấn đề vĩ mô về thế kỷ châu Á, GS Trần Văn Thọ (Nhật Bản) đưa ra một nhận định: “Hòa bình là điều kiện quan trọng nhất”. Theo đó, mỗi dân tộc phải tự lực, tự cường, có nội lực, phải biết liên kết với các quốc gia trên thế giới để xây dựng một thế giới có liên kết chặt chẽ và bền vững.
2. Vận mệnh của dân tộc
Làm sao để Việt Nam trở thành một nhân tố góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của châu Á trong thế kỷ 21 này, làm sao để Việt Nam nắm lấy cơ hội mà không phải e sợ những thách thức cũng đang dần lớn lên trong cộng đồng các quốc gia châu Á? Những câu hỏi được đặt ra. Nhiều bạn trẻ đưa ra lời đáp: cách thu hút và sử dụng nhân tài!
Với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - đến từ Việt Nam - đó là mong muốn tạo nên một sức mạnh đoàn kết người Việt trên toàn thế giới. Theo bà, lịch sử của dân tộc Việt đã chứng minh về một sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam, sức mạnh đó có thể đánh bại bất cứ kẻ thù hữu hình và vô hình nào. Và giờ đây, khi dân tộc đang bị đặt trong nhiều thách thức như thách thức tụt hậu về khoa học - giáo dục, khủng hoảng về kinh tế và chưa ổn thỏa trong mối quan hệ với các quốc gia láng giềng thì đây là lúc dân tộc Việt Nam cần đoàn kết nhất.
3. Sứ mệnh của thế hệ trẻ
Trả lời mong muốn một lời khuyên từ những người đi trước, làm sao để cống hiến cho đất nước nhiều nhất dù ở bất cứ đâu, TS Nguyễn Quang A - chuyên gia kinh tế - nhắn nhủ: “Người tài là người phải tự mình làm chủ những mong muốn của mình”. Và để nhấn mạnh thêm cho các bạn trẻ về sự chủ động đó, bà Vũ Kim Hạnh (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp) đã đưa ra dẫn chứng về những người chủ doanh nghiệp thành công, họ đã đi lên từ những ước mơ và dám chủ động thực hiện những ước mơ của mình.
Buổi nói chuyện kết thúc nhưng hành trình của những người Việt trẻ đang học tập và làm việc ở Singapore chỉ mới bắt đầu. Như nhà văn Nguyên Ngọc đúc kết cho buổi chia sẻ - ông và mọi người của thế hệ “già” tin tưởng thế hệ trẻ Việt Nam dù đang sống, làm việc và cống hiến ở đâu đi nữa, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và lòng tự trọng dân tộc của các bạn trẻ là một chỉ dấu đáng tin cậy, để các thế hệ đi trước tự tin giao chiếc chìa khóa vận mệnh dân tộc vào tay thế hệ người Việt trẻ.
PHAN CAO VINH (Singapore)
Vietnam2020 (website www.vietnam2020.org) là một tổ chức liên kết các chuyên gia và trí thức trẻ đang làm việc và học tập tại Singapore được thành lập từ năm 2007. Mục tiêu của tổ chức là gắn kết cộng đồng người Việt trẻ tại Singapore, hỗ trợ cộng đồng Việt hòa nhập cuộc sống tại Singapore, đóng vai trò cầu nối giữa Việt Nam và Singapore.
-------------
Cuộc gặp gỡ của nhân sĩ trí thức
với sinh viên Việt Nam tại Singapore
Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-08-22
Cuộc gặp gỡ trao đổi giữa một số những trí thức có tiếng trong và ngòai nước cùng những sinh viên, thanh niên Việt Nam đang học tập và làm việc tại Singapore diễn ra vào chiều chủ nhật ngày 21 tháng 8 ở Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu.Sinh viên Việt Nam tham quan thành phố và tượng sư tử biển Merlion
biểu tượng nổi tiếng nhất Singapore. Ảnh minh họa. Source nld.com.vn
Gia Minh tường thuật một số ý chính tại cuộc trao đổi và ghi nhận phản hồi của một vài thành viên trẻ tham dự cuộc gặp gỡ đó.
Cụ thể đây là lần thứ nhất họ được gặp gỡ và nói chuyện cùng một lúc với nhiều vị trí thức khá nổi tiếng cả trong và ngòai nuớc. Đó là những vị nhân sĩ trí thức từ trong nước đến như các bà Phạm Chi Lan, Minh Hạnh, bà Bùi Trân Phượng- hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen…, các ông Nguyên Ngọc, ông tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Trung…. Rồi các vị trí thức đến từ các nước như Mỹ là ông Vũ Quang Việt, Trần Hữu Dũng, Ngô Vĩnh Long, từ Nhật là tiến sĩ Trần Văn Thọ, từ Pháp như ông Trần Lưu Cường…, từ Australia như Phạm Hữu Tài….
Một điều cũng được các vị trí thức lớn tuổi đề cập đến là vấn đề tự do- dân chủ cần thiết để giúp hóa giải những bế tắc hiện nay. Những quyền tự do căn bản đó là quyền tự thân của con người không phải xin đâu cà và cũng cần phải đấu tranh để có được…
Bạn thứ nhất là sinh viên đang học năm thứ ba tin học cho biết bạn thấy mình tự tin hơn khi được nghe những trình bày của các vị nhân sĩ, trí thức cũng như doanh nghiệp lớn tuổi đáng bậc cha chú và anh của mình vừa đưa ra:
Bình thường nói chuyện với các bạn sinh viên khác, em thấy chuyện tìm kiếm việc làm như là một mục tiêu trong cuộc sống. Hầu như tất cà mọi người đều muốn làm chủ. Tuy nhiên đó không phải là con đường dễ dàng, cuộc sống có nhiều khó khăn, nhưng khi chọn con đường khó đó phải có một cách đúng đắn hơn. Quan điểm của em là sau khi học xong, tạo dựng doanh nghiệp riêng của mình để có thể giúp được nhiều người hơn.
Một bạn trẻ khác vừa sang Singapore làm việc được một năm cũng có những chia xẻ như sau:
Trước khi đến đây em khá bi quan, và hy vọng đến với cuộc gặp sẽ thấy một bức tranh sáng sủa hơn. Nhưng khi đến đây mới thấy mọi người có cùng một suy nghĩ về tất cả những vấn đề kinh tế, xả hội trong nước, vấn đề Trung Quốc mà qua một ví dụ rất dí dỏm như chuyện ‘vợ- chồng’ ( nếu vợ bị chồng đánh mà ngừời ngòai muốn giúp nhưng vợ cho rằng chồng ‘đánh yêu’ mình, thì không ai giúp cả) rất hợp với suy nghĩ của mình lâu nay.
Em tin tưởng họ là những thế hệ đi trước đã trải qua cách mạng, trải qua chiến tranh nhưng đến thời điểm hiện tại họ có suy nghĩ cũng không khác gì mình cả. Em vẫn có niềm hy vọng là thế hệ lãnh đạo tại Việt Nam cùng tuổi đó với cùng học thức và nhận định như thế trong họ cũng có những suy nghĩ tương tự như mình nhưng không có cơ hội để thay đổi đất nước thôi. Theo em đó là tín hiệu đáng mừng.
Có một ý tưởng rất hay đó là tình hình Việt Nam và thế giới nay đã ‘tòan cầu hóa’ rồi, em có suy nghĩ có thể làm một công dân tòan cầu. Singapore và một số nước khác cũng rất gần với Việt Nam, từ những nơi đó em khởi nghiệp làm giàu cho bản thân và sau đó về nước cùng với một số bạn khác làm gì đó cho đất nước. Đó là một hướng hay.
Nhiều bạn trẻ cùng quan tâm vấn đề chính trị chắc họ cũng thấy điều đó.
Không phải chống đối hay có gì khác biệt mà nhìn ra những nước như Singapore, Philippines… họ có cái nhìn khác về chính trị nên họ có nền kinh tế vững mạnh và con người mạnh lên.
Các bạn trong nước chưa có diễn đàn và sự cởi mở để đóng góp, vì với diễn biển như Việt Nam hiện tại sẽ rất nguy hiểm nếu lên ‘báo, đài’ để góp ý… Vì chán nản nên nhiều bạn không quan tâm nữa.
Nếu nói với các bạn em cũng nói như với chính mình là phải nổ lực bản thân làm giàu cho bản thân, cho gia đình, sau đó đến quê hương đất nước vì chính gia đình, bố mẹ là quê hương của mình.
Đối thọai lâu nay được cho rằng là một cách thức để đạt được sự cảm thông từ những phía còn nhiều cách biệt. Sinh họat gặp gỡ giữa những vị nhân sĩ trí thức thuộc thế hệ đi trước với những thanh niên, sinh viên của thế hệ hiện nay như vừa nói chứng minh điều đó một cách rõ nét qua nhận định của hai bạn trẻ vừa rồi.
Chia sẻ tình hình thực tiễn về kinh tế chính trị
Chừng 100 bạn trẻ hiện là sinh viên Việt Nam hiện đang theo học các chuyên ngành khác nhau tại các phân khoa Đại học quốc gia Singapore, cùng những thanh niên trẻ Việt Nam đã tốt nghiệp và làm việc tại xứ sở này đã đến với sinh họat được chính một số các bạn thừa nhận là trải nghiệm lần đầu tiên trong đời.Cụ thể đây là lần thứ nhất họ được gặp gỡ và nói chuyện cùng một lúc với nhiều vị trí thức khá nổi tiếng cả trong và ngòai nuớc. Đó là những vị nhân sĩ trí thức từ trong nước đến như các bà Phạm Chi Lan, Minh Hạnh, bà Bùi Trân Phượng- hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen…, các ông Nguyên Ngọc, ông tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Trung…. Rồi các vị trí thức đến từ các nước như Mỹ là ông Vũ Quang Việt, Trần Hữu Dũng, Ngô Vĩnh Long, từ Nhật là tiến sĩ Trần Văn Thọ, từ Pháp như ông Trần Lưu Cường…, từ Australia như Phạm Hữu Tài….
Cuộc gặp gỡ, trao đổi kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ truớc hết bắt đầu với những câu hỏi về nhận định vai trò của Việt Nam trong một thế kỷ được nhiều người cho là thế kỷ của châu ÁCuộc gặp gỡ, trao đổi kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ truớc hết bắt đầu với những câu hỏi về nhận định vai trò của Việt Nam trong một thế kỷ được nhiều người cho là thế kỷ của châu Á, mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc nhất là đề tài nóng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông… Trước những cơ hội và thách thức đang hiện hữu Việt Nam cần phải làm gì. Các bạn trẻ cũng được các vị trí thức lớn tuổi chia xẻ kinh nghiệm về chuyện ở lại nước ngòai làm việc hay trở về trong nước mới có thể đóng góp tích cực hơn. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và việc các bạn có thể tiếp cận ra sao… Rồi những bài học thực tiễn tại Việt Nam và việc các bạn trẻ cần tự có những quyết định cho hướng đi và họat động hiện nay.
Một điều cũng được các vị trí thức lớn tuổi đề cập đến là vấn đề tự do- dân chủ cần thiết để giúp hóa giải những bế tắc hiện nay. Những quyền tự do căn bản đó là quyền tự thân của con người không phải xin đâu cà và cũng cần phải đấu tranh để có được…
Nhiều kinh nghiệm hữu ích cho giớ trẻ
Sau cuộc gặp gỡ, hai bạn trẻ chia xẻ về những điều mà các bạn có được sau cuộc giao lưu trao đổi đó.Bạn thứ nhất là sinh viên đang học năm thứ ba tin học cho biết bạn thấy mình tự tin hơn khi được nghe những trình bày của các vị nhân sĩ, trí thức cũng như doanh nghiệp lớn tuổi đáng bậc cha chú và anh của mình vừa đưa ra:
Bình thường nói chuyện với các bạn sinh viên khác, em thấy chuyện tìm kiếm việc làm như là một mục tiêu trong cuộc sống. Hầu như tất cà mọi người đều muốn làm chủ. Tuy nhiên đó không phải là con đường dễ dàng, cuộc sống có nhiều khó khăn, nhưng khi chọn con đường khó đó phải có một cách đúng đắn hơn. Quan điểm của em là sau khi học xong, tạo dựng doanh nghiệp riêng của mình để có thể giúp được nhiều người hơn.
Sau buổi hôm nay, niềm tin đó của em được nâng lên một tầm cao mới. Em tin tưởng hơn về những việc em đang làm. Có một anh doanh nhân kể chuyện từng thất bại hai lần qua ba doanh nghiệp. Thất bại là kinh nghiệm cho việc duy trì doanh nghiệp thứ ba được năm năm rồiSau buổi hôm nay, niềm tin đó của em được nâng lên một tầm cao mới. Em tin tưởng hơn về những việc em đang làm. Có một anh doanh nhân kể chuyện từng thất bại hai lần qua ba doanh nghiệp. Thất bại là kinh nghiệm cho việc duy trì doanh nghiệp thứ ba được năm năm rồi.
Một sinh viên tin học
Một bạn trẻ khác vừa sang Singapore làm việc được một năm cũng có những chia xẻ như sau:
Trước khi đến đây em khá bi quan, và hy vọng đến với cuộc gặp sẽ thấy một bức tranh sáng sủa hơn. Nhưng khi đến đây mới thấy mọi người có cùng một suy nghĩ về tất cả những vấn đề kinh tế, xả hội trong nước, vấn đề Trung Quốc mà qua một ví dụ rất dí dỏm như chuyện ‘vợ- chồng’ ( nếu vợ bị chồng đánh mà ngừời ngòai muốn giúp nhưng vợ cho rằng chồng ‘đánh yêu’ mình, thì không ai giúp cả) rất hợp với suy nghĩ của mình lâu nay.
Em tin tưởng họ là những thế hệ đi trước đã trải qua cách mạng, trải qua chiến tranh nhưng đến thời điểm hiện tại họ có suy nghĩ cũng không khác gì mình cả. Em vẫn có niềm hy vọng là thế hệ lãnh đạo tại Việt Nam cùng tuổi đó với cùng học thức và nhận định như thế trong họ cũng có những suy nghĩ tương tự như mình nhưng không có cơ hội để thay đổi đất nước thôi. Theo em đó là tín hiệu đáng mừng.
Có một ý tưởng rất hay đó là tình hình Việt Nam và thế giới nay đã ‘tòan cầu hóa’ rồi, em có suy nghĩ có thể làm một công dân tòan cầu. Singapore và một số nước khác cũng rất gần với Việt Nam, từ những nơi đó em khởi nghiệp làm giàu cho bản thân và sau đó về nước cùng với một số bạn khác làm gì đó cho đất nước. Đó là một hướng hay.
Không phải chống đối hay có gì khác biệt mà nhìn ra những nước như Singapore, Philippines… họ có cái nhìn khác về chính trị nên họ có nền kinh tế vững mạnh và con người mạnh lên.Tuy nhiên thật sự từ đáy lòng em thấy với cách quản lý như hiện tại và với một chính phủ như hiện tại từ một cho đến bảy năm nữa Việt Nam vẫn thực sự sẽ rất khó khăn; em không mấy tin tưởng.
Một bạn trẻ
Nhiều bạn trẻ cùng quan tâm vấn đề chính trị chắc họ cũng thấy điều đó.
Không phải chống đối hay có gì khác biệt mà nhìn ra những nước như Singapore, Philippines… họ có cái nhìn khác về chính trị nên họ có nền kinh tế vững mạnh và con người mạnh lên.
Các bạn trong nước chưa có diễn đàn và sự cởi mở để đóng góp, vì với diễn biển như Việt Nam hiện tại sẽ rất nguy hiểm nếu lên ‘báo, đài’ để góp ý… Vì chán nản nên nhiều bạn không quan tâm nữa.
Nếu nói với các bạn em cũng nói như với chính mình là phải nổ lực bản thân làm giàu cho bản thân, cho gia đình, sau đó đến quê hương đất nước vì chính gia đình, bố mẹ là quê hương của mình.
Đối thọai lâu nay được cho rằng là một cách thức để đạt được sự cảm thông từ những phía còn nhiều cách biệt. Sinh họat gặp gỡ giữa những vị nhân sĩ trí thức thuộc thế hệ đi trước với những thanh niên, sinh viên của thế hệ hiện nay như vừa nói chứng minh điều đó một cách rõ nét qua nhận định của hai bạn trẻ vừa rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét