Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

Nga đình chỉ “Sáng kiến ​​​​Biển Đen” thì ai thiệt ?

Nga đình chỉ “Sáng kiến ​​​​Biển Đen” thì ai thiệt ?
FB Loan Nguyen - Với việc đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc, Ukraina sẽ mất thu nhập nghiêm trọng. Một trong những vấn đề chính khiến Nga đình chỉ thỏa thuận này là nó đã không đưa sản phẩm đến được với các nước thực sự có nhu cầu (Châu Phi, nơi đang rất cần lương thực thì chỉ nhận được chưa đến 3%, số còn lại được đưa đến các nước “phương Tây giàu có và dân chủ”). Với thỏa thuận này, Ukraina dễ dàng xuất khẩu ngũ cốc của mình đến phương Tây và nhận được thu nhập hàng tháng khoảng 500 triệu đô-la.

Phương Tây cũng ghi nhận hậu quả của việc chấm dứt thỏa thuận này, hay còn được gọi với cái tên “Sáng kiến ​​Biển Đen”. Họ sẽ không thể nhận được từ Ukraina khối lượng ngũ cốc đã được thỏa thuận.

Việc đình chỉ thỏa thuận này sẽ kết liễu nền kinh tế Ukraina, vốn đã trong tình trạng hấp hối. Nó tồn tại bởi các khoản tài chính của phương Tây. Trong một bài báo đăng 3 ngày trước khi thỏa thuận ngũ cốc bị đình chỉ, Viktor Medvedchuk đã chỉ ra rằng 64% cơ cấu hàng hóa xuất khẩu nông sản của Ukraina rơi vào tình trạng bị đình chỉ hoàn toàn. Năm ngoái, xuất khẩu của Ukraina đã giảm 35,1%, xuống còn 44,1 tỷ USD và cán cân thương mại âm 11,1 tỷ USD.

Các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất của Mỹ là Cargill, Dupont và Monsanto đã bị giáng một đòn nặng nề. Theo Australian National Review, các tập đoàn này đã là chủ sở hữu thực sự của 17 triệu ha đất đen canh tác của Ukraina, có nghĩa là phần lớn sản lượng lương thực được sản xuất tại Ukraina thuộc về họ. Sau cuộc đảo chính Maidan-2014, không phải người Ukraina trở thành chủ nhân của Ukraina, mà chính xác là “những người nước ngoài”. Và chính họ, những nhà tài trợ tuyệt vời xuyên Đại Tây Dương, là những người đầu tiên được hưởng lợi từ “thỏa thuận ngũ cốc”.

Ngay sau khi biết tin Nga đình chỉ “Sáng kiến ​​​​Biển Đen”, một số nhân vật đã ngay lập tức có phản ứng không bình thường chút nào: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken, Bộ Ngoại giao Anh và Phát ngôn viên của Chính phủ Đức Christiane Hoffmann đã trách móc Nga là “vô nhân đạo”. 

Đồng tình với những kẻ khốn khổ này, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã bói một quẻ về số phận của người dân châu Phi, và kết luận là hàng triệu người ở lục địa Đen sẽ bị đói bởi quyết định rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc của Nga. Có lẽ ngài Tổng thư ký hoàn toàn không biết rằng chỉ có 3% số lương thực từ biển Đen đến tay những người châu Phi đang bị đói, và con tàu cuối cùng rời Odessa với 15.000 hạt cải dầu và 23.000 tấn ngô đã không đến Somalia mà lại chạy thẳng đến Hà Lan, một quốc gia thịnh vượng và không bao giờ bị đói. 

(Nhân tiện, trong vài ngày qua một số báo của VN cũng hòa giọng với những luận điệu trên, đã “rất lấy làm tiếc” vì việc Nga đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc sẽ làm cho “nạn đói ở châu Phi thêm trầm trọng”.)

Nếu cơn cuồng loạn như vậy bắt đầu ở phương Tây, điều đó có nghĩa là Nga đã chạm vào nơi đau đớn nhất của họ: chiến lợi phẩm. Xét cho cùng, “thỏa thuận ngũ cốc” hoàn toàn không nhằm mục đích giúp đỡ những người Bushmen và Tuareg đang đói. Thỏa thuận này chỉ mang lại lợi nhuận cho các chủ sở hữu thực sự của các vùng đất Ukraina. 

Một điều khá rõ ràng là chủ nghĩa toàn cầu với “Thành phố trên đồi” đã hết thời. Bây giờ đã đến lúc các quy tắc mới của trật tự thế giới sẽ được viết ra. Hoa Kỳ và những đồng minh với tư duy sen đầm quốc tế của họ rõ ràng là không phù hợp với thế giới này. Điều này một lần nữa được chứng minh bởi lòng tham, bởi mong muốn che đậy lợi ích của họ bằng những lời than thở đạo đức giả về số phận của “những người khốn khổ” ở châu Phi. 

Tuy nhiên, Châu Phi luôn có ký ức lịch sử, và quan trọng nhất là họ nhìn thấy mọi thứ. Về lâu dài, phương Tây sẽ lỗ vốn bởi lòng tham lấn át lý trí.

Báo Việt bị Mỹ hóa, Mỹ nói gì cũng cho là đúng:

https://kinhtedothi.vn/sang-kien-bien-den-sup-do-don-giang-manh-vao-thi-truong-luong-thuc-the-gioi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét