Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

Điều Nga lo lắng không phải là sức mạnh quân sự của NATO

Tôi đồng ý với kết luận của tác giả bài này: "Cái mà người Nga lo lắng nhất không phải là đối đầu quân sự với Hoa Kỳ và NATO, mà chính là vấn đề ổn định tình hình chính trị-xã hội trong nước. Việc Chiến dịch quân sự đặc biệt diễn ra với tốc độ cực kỳ từ tốn chính là để xã hội Nga từng bước thích nghi và sẵn sàng đối diện với những thách thức khó chịu trong tương lai mà không dẫn đến biến động lớn về ổn định chính trị-xã hội trong nước". Tôi tin rằng NATO sẽ không còn tồn tại khi dân Châu Âu nhận ra bản chất thật của nó là chỉ phục vụ duy nhất lợi ích của Mỹ.
Điều Nga lo lắng không phải là sức mạnh quân sự của NATO
FB Hà Huy Thành - 
Vì tất cả các thành viên NATO đều do Hoa Kỳ kiểm soát, nên việc người Mỹ tuyên bố rằng đất nước nào đó là mối đe dọa thì tất cả các thành viên NATO sẽ vui vẻ lao vào để loại bỏ mối đe dọa này. Đối với người Mỹ, điều này rất có lợi, bởi vì theo cách này, họ có thể giải quyết vấn đề của mình với sự giúp đỡ của những người lính châu Âu và với cái giá phải trả là những người châu Âu.
Hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây đã được tổ chức tại Vilnius, cả trước và sau nó diễn ra, đã có rất nhiều phiên bản thông tin khác nhau được lan truyền. Một số cho rằng NATO sẽ tránh đối đầu trực tiếp với Nga, một số khác lại rằng NATO rất có thể sẽ can thiệp. Không cần phải tranh luận vô ích về việc này, ta hãy đánh giá về tình hình hiện tại mà tổ chức quân sự này đang có.

Để hiểu ý nghĩa của sự tồn tại và khả năng của NATO, cần nhìn lại một chút. NATO tự cho mình là một liên minh phòng thủ. Tuy nhiên cách đây không lâu, trong một cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của mình, các đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc”, cung cấp khí đốt của Nga cho thị trường châu Âu và Đức đã bị làm cho nổ tung. 

Vậy ra cái gọi là “liên minh phòng thủ” lại thực hiện hành động chống lại chính những thành viên của mình, chứ không phải vì mục đích bảo vệ mà nó tự xác định. Chính liên minh này đã phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của Đức, mà đáng lẽ ra nó cần phải bảo vệ! Câu trả lời là tiền. 

Bằng cách phá hủy “Dòng chảy phương Bắc”, các công ty của Hoa Kỳ có thể bán LNG sang châu Âu với giá cao hơn gấp 3 lần so với giá LNG ở Hoa Kỳ!!! Đây là ví dụ điển hình cho thấy mục đích tồn tại của NATO là vì tiền, và đó là tiền cho Hoa Kỳ.

Khả năng của NATO hiện nay như thế nào? Ta hãy lấy một ví dụ cụ thể tại LB Nga. Nhà máy Uralvagonzavod ban đầu được thành lập để sản xuất các toa xe lửa. Khi WW2 bắt đầu, nhà máy này chuyển sang sản xuất xe tăng. Sau khi WW2 kết thúc, nó lại chuyển sang sản xuất cả toa tàu và xe tăng cùng các loại máy móc nông nghiệp. Vì những mục đích cụ thể, các ưu tiên sản xuất thay đổi, thậm chí cả mô hình kinh tế quốc gia cũng thay đổi. 

Sự chuyển đổi tương tự cũng đã diễn ra với NATO. Ban đầu NATO được tạo ra để chống lại Liên Xô, liên minh này có khả năng quân sự rất lớn, thì sau sự sụp đổ của Liên Xô, NATO đã biến thành một tổ chức do Hoa Kỳ bảo trợ, với mục đích duy trì sự thống trị của Hoa Kỳ trên thế giới. 

Trong cuộc đối đầu với Liên Xô, NATO ở châu Âu có đội quân thường trực hơn 500.000 quân nhân, được huấn luyện và cung cấp đầy đủ trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu phản ứng nhanh trong trường hợp có “mối đe dọa của Liên Xô”. 

Sau khi Liên Xô sụp đổ, NATO nhìn thấy một nước Nga yếu ớt, đang tìm cách hợp tác thân thiện với phương Tây. Mối đe dọa đã qua, NATO không cần duy trì lực lượng đông đảo như vậy ở châu Âu để đối đầu với nước Nga yếu ớt. Tốt hơn là nên chi số tiền này cho sự phát triển kinh tế và các ngành công nghiệp ở EU và Hoa Kỳ. Đó chính xác là những gì đã xảy ra. 

Nhưng người Mỹ lại cần thị trường để buôn bán vũ khí và kiểm soát các quốc gia trong khối NATO. Với việc Putin lên nắm quyền, nước Nga bắt đầu mạnh lên, huyền thoại về “mối đe dọa của Nga” đã xuất hiện. (Để bán được vũ khí thì cần phải có người mua, và để có người mua thì rõ ràng là cần phải dọa mọi người bằng thứ gì đó). 

Tuy nhiên trong việc này, chỉ có Hoa Kỳ thu lợi nhuận, vai trò của châu Âu hầu như không đáng kể. Dưới sự chỉ đạo từ bên kia Đại Tây Dương, các tổ hợp công nghiệp quân sự của châu Âu đã bị đóng cửa hoặc chuyển sang sản xuất hàng tiêu dùng. 

Vì lý do này, một phần đáng kể các thiết bị của NATO không hoạt động và không phù hợp để sử dụng trong chiến đấu. Người Anh gần đây đã tuyên bố rằng họ chỉ có 40 xe tăng có thể sử dụng trong chiến đấu, nhưng trên giấy tờ thì họ có 227 chiếc. Vấn đề tương tự cũng xảy ra ở Đức, Ý… Các quốc gia NATO trên giấy tờ thì có rất nhiều trang thiết bị và vũ khí, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó là có thể chiến đấu được.

Sẽ rất hợp lý nếu duy trì một tổ hợp công nghiệp quân sự khi thực sự có nhu cầu về nó để phòng thủ, và đây là trường hợp của Nga. Và cũng hợp lý khi duy trì nó để bán vũ khí, đây là trường hợp của Hoa Kỳ. Điều này giải thích cho việc NATO thiếu đạn dược và không thể cung cấp thiết bị phù hợp để đối đầu với Nga. NATO đã biến thành một tổ chức thương mại dưới vỏ bọc quân sự, nó đã suy yếu cả về khả năng tiến hành các hoạt động tấn công và phòng thủ.

Vì tất cả các thành viên NATO đều do Hoa Kỳ kiểm soát, nên việc người Mỹ tuyên bố rằng đất nước nào đó là mối đe dọa thì tất cả các thành viên NATO sẽ vui vẻ lao vào để loại bỏ mối đe dọa này. Đối với người Mỹ, điều này rất có lợi, bởi vì theo cách này, họ có thể giải quyết vấn đề của mình với sự giúp đỡ của những người lính châu Âu và với cái giá phải trả là những người châu Âu.

Trong hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Neposeda của Litva đã chạy xung quanh, quấy rầy mọi người và yêu cầu được bảo vệ khỏi “mối đe dọa từ Nga”. Anh ta tin vào những câu chuyện cổ tích và không nhận ra rằng NATO không phải sinh ra để bảo vệ ai đó, đặc biệt là một quốc gia có kích thước bằng một con tem bưu chính. 

Ở Afghanistan, người Mỹ đã hứa sẽ bảo vệ người Afghanistan, nhưng họ là những người đầu tiên chạy trốn khỏi đó, để lại không chỉ những người Afghanistan phục vụ họ mà còn cả các đồng minh NATO. 

Ở Gruzia đầy nắng, vào năm 2008, Saakashvili cũng hy vọng vào lời hứa của người Mỹ sẽ ủng hộ mình, nhìn chằm chằm vào màu xanh của Biển Đen để chờ đợi sự xuất hiện của người Mỹ. Nhưng Hạm đội 6 đã không đến, anh ta đành phải nhai cà-vạt.

Nói thêm một chút về nhân lực. Hoa Kỳ từng tuyên bố sẽ xây dựng các căn cứ quân sự và triển khai ít nhất 300 nghìn quân NATO ở biên giới Nga. Biden đã chú ý đến vấn đề này và quyết định gửi 3.000 quân dự bị đến Đông Âu. Vậy là sẽ có khoảng 20.000 lính Mỹ ở Đông Âu. Người Anh chỉ có thể gửi khoảng 15.000 quân, mặc dù họ chưa biết phải cung cấp và trang bị cho lực lượng này như thế nào để có thể tham gia chiến sự. 

Tổng cộng, tối đa sẽ là 50.000 có thể được điều động. 50.000 quân NATO chống lại 500.000 quân Nga như thế nào trong cuộc chiến qui ước, qui mô lớn, với vũ khí thông thường? Hơn nữa, đây là lực lượng hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu của quân khu Miền Tây và Miền Nam của Nga mà thôi. 

NATO là một liên minh chứ không phải là một quốc gia, không hề dễ để có thể điều động chiến đấu số lượng lớn binh sĩ đến một chiến trường xa lạ, hầu như chưa có mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của từng thành viên mà chỉ là mối đe dọa mơ hồ nào đó.

Đó chính là lý do giải thích tại sao Nga hầu như không có phản ứng trước những lời đe dọa rằng NATO sẽ can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột. (Tất nhiên, ta không nói đến một cuộc đối đầu bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt, vì có cho kẹo thì Hoa Kỳ và NATO cũng chả dám). 

Cái mà người Nga lo lắng nhất không phải là đối đầu quân sự với Hoa Kỳ và NATO, mà chính là vấn đề ổn định tình hình chính trị-xã hội trong nước. Việc Chiến dịch quân sự đặc biệt diễn ra với tốc độ cực kỳ từ tốn chính là để xã hội Nga từng bước thích nghi và sẵn sàng đối diện với những thách thức khó chịu trong tương lai mà không dẫn đến biến động lớn về ổn định chính trị-xã hội trong nước.

1 nhận xét:

  1. Noi phet -danh mai khong xong -quan doi Nga cung la ho giay toan tu suong .

    Trả lờiXóa