Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

Chùm tin xung đột Nga - Ukraine

Chùm tin xung đột Nga - Ukraine
1. Odessa đứng trước nguy cơ sụp đổ
Dự đoán Odessa sụp đổ do Lực lượng Vũ trang Ukraine thất bại trong chiến thuật mới. Mặc dù Ukraine đã thay đổi chiến thuật chiến trường từ "làm suy yếu" kẻ thù sang sử dụng các nhóm bộ binh nhỏ để xông vào các vị trí phòng thủ của Nga, nhưng điều này vẫn không giúp ích được gì và cuối cùng có thể dẫn đến sự sụp đổ của các thành phố quan trọng của Ukraine như Odessa. Đại tá Mỹ đã nghỉ hưu Daniel Davis bày tỏ ý kiến ​​​​như vậy trong bài báo của Responsible Statecraft.
"Vấn đề với Kiev là ''cách tiếp cận'' này gần như chắc chắn sẽ thất bại. Địa lý của toàn bộ khu vực này của Ukraine có đặc điểm quân sự là địa hình bằng phẳng rộng mở với rừng thưa thớt. Trong khi đó, Nga kiểm soát bầu trời và có một số lượng đáng kể máy bay không người lái.

Mỗi khi binh lính Ukraine ra ngoài không gian mở, họ ngay lập tức phải hứng chịu hỏa lực của pháo hoặc súng cối. Nếu bất kỳ phương tiện bọc thép nào di chuyển trong khu vực trống trải, chúng cũng nhanh chóng bị phá hủy" - chuyên gia này chỉ rõ.

Theo nhà phân tích, quân đội Ukraine đã không và không thể đạt được bất kỳ mục tiêu chiến thuật nào do thiếu nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cần thiết để thành công.

Giải pháp hoàn hảo

Davis bổ sung: dù nghe có vẻ khó chịu đối với những người ủng hộ Ukraine, nhưng giải pháp hợp lý nhất của Kiev là mở các cuộc đàm phán có thể bảo vệ "tự do và lãnh thổ" còn lại của Ukraine.

"Ngay cả điều này cũng không đảm bảo thành công, nhưng néue Ukraine càng trì hoãn việc tìm kiếm một giải pháp như vậy, thì càng có nhiều khả năng Nga sẽ tiếp tục xây dựng lực lượng để tiến hành cuộc tấn công của mình vào mùa hè hoặc mùa thu này, thậm chí có thể chiếm được Kharkov hoặc Odessa" - chuyên gia kết luận.

2. Putin nói phần đất phía Tây Ba Lan là quà tặng của Joseph Stalin. Ba Lan triệu tập đại sứ Nga sau khi Putin đe dọa

Warsaw đã triệu tập Đại sứ Nga tại Ba Lan sau khi Tổng thống Vladimir Putin đe dọa Ba Lan và tuyên bố nước này đang để mắt đến lãnh thổ ở Ukraine và Belarus.

Sau khi 5.000 chiến binh Wagner đến Belarus sau cuộc binh biến ngắn ngủi của họ, Ba Lan cho biết họ sẽ chuyển quân đến biên giới.

Putin đã phản ứng mạnh mẽ, nói rằng Ba Lan sắp chiếm các phần phía tây của Ukraine và đang "mơ về vùng đất của Belarus", đe dọa sẽ đáp trả bằng vũ lực.

“Các lãnh thổ phía tây của Ba Lan ngày nay là một món quà từ (bạo chúa Liên Xô Joseph) Stalin cho người Ba Lan, những người bạn của chúng ta ở Warsaw đã quên mất điều này sao?” ông ấy nói thêm. “Chúng tôi sẽ nhắc nhở bạn.”

"Stalin là tội phạm chiến tranh chịu trách nhiệm về cái chết của hàng trăm nghìn người Ba Lan", Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói hôm 21/7.

"Sự thật lịch sử không phải là chủ đề để thảo luận," ông nói thêm.

Nga thường xuyên đe dọa Ba Lan và các nước vùng Baltic bằng vũ lực. Putin cũng đã nhiều lần sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ba Lan là một trong những người ủng hộ chính của Ukraine trong cuộc chiến phòng thủ chống lại Nga.

Morawiecki cho biết trong một cuộc phỏng vấn do Tập đoàn Phát thanh Canada đăng tải vào ngày 4 tháng 6 rằng Ukraine xứng đáng được nhanh chóng trở thành thành viên NATO vì nước này "chiến đấu vì lợi ích của NATO."

Theo Morawiecki, Ukraine chiến đấu thay mặt cho liên minh quân sự "theo nghĩa là họ đang bảo vệ chống lại lực lượng tàn bạo này của Nga, lực lượng sẽ gây nguy hiểm cho nhiều quốc gia NATO khác", mặc dù nước này chưa phải là thành viên NATO.

Vì lý do này, "họ xứng đáng được giới thiệu một con đường rất nhanh để gia nhập NATO," Thủ tướng Ba Lan nói.

3. Quân đội Ukraina xác nhận mở chiến dịch tấn công tại Crimée

Tại Crimée cũng ở khu vực miền nam Ukraina, sau khi tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định đây là một « mục tiêu » phản công, hôm qua quân đội nước này xác nhận tấn công bằng drone nhắm vào một kho đạn Nga. Dân cư chung quanh khu vực này đã phải sơ tán, giao thông trên cây cầu Kerch - nối Nga với bán đảo Crimée, bị Matxcơva thôn tính từ 2014 - bị gián đoạn trong vài giờ.

Từ Kiev thông tín viên Pierre Alonso phân tích về tầm mức quan trọng các đợt tấn công liên tiếp trong tuần của quân đội Ukraina nhắm vào Crimée :

« Cây cầu nối liền Crimée với nước Nga hôm Thứ Hai, rồi hôm qua đến lượt một kho xăng và kho đạn dược, đấy là chưa kể đến một vụ hỏa hoạn, hiện chưa biết rõ nguyên nhân, đã bùng lên tại một căn cứ quân sư của Nga hôm Thứ Tư vừa rồi. Không phải bao giờ cũng lên tiếng nhận là tác giả, nhưng quân đội Ukraina đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào rất sâu trong hậu phương quân Nga.

Về mặt quân sự, các đợt tấn công tại Crimée nhằm chận đường tiếp vận của quân đội Nga cho các mặt trận ở miền nam Ukraina. Chiến lược đó đến nay đã đem lại một số thành công, nhưng chưa cho phép chọc thủng các tuyến phòng thủ của Nga. Kiev đã nhắm vào hậu phương và có khả năng làm việc đó nhờ được các đồng minh Anh, Pháp cung cấp tên lửa địa đối không tầm xa.

Thế nhưng nhắm vào bán đảo Crimée cũng bao hàm một ý nghĩa lớn về mặt chính trị. Trong bối cảnh Ukraina đang gặp khó khăn trong việc giành lại các vùng lãnh thổ đang bị Nga chiếm đóng, nhiều tiếng nói kêu gọi mở đàm phán. Riêng Kiev liên tục khẳng định hòa bình chỉ được vãn hồi, một khi toàn bộ lãnh thổ Ukraina được giải phóng, kể cả bán đảo Crimée đã bị Matxcơva chiếm đoạt từ 2014 ».

4. Washington mệt mỏi trước yêu cầu viện trợ không ngừng của Kiev

Các quan chức Mỹ đang ngày càng mệt mỏi với những yêu cầu mà Tổng thống Ukraine tiếp tục đưa ra liên quan đến sự hỗ trợ của phương Tây đối với Kiev.


Douglas MacKinnon, cựu trợ lý đặc biệt về chính sách và truyền thông tại Lầu Năm Góc, nói với tờ The Hill hôm 22/7 rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden từng có động thái "công kích" Tổng thống Zelensky vào tháng 6/2022 khi nhấn mạnh rằng nhà lãnh đạo Ukraine "nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn đối với hàng tỷ USD viện trợ mà Kiev đã nhận được từ Washington".

Ông MacKinnon cũng trích dẫn bình luận của một cựu quan chức cấp cao khác của Lầu Năm Góc về nhu cầu không ngừng của Tổng thống Zelensky đối với viện trợ từ Mỹ, vị này cho rằng sự hỗ trợ của phương Tây không phải là vô hạn.

“Zelensky đang hành động như một đứa trẻ được nuông chiều, ông ấy đã có mọi thứ mình muốn nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Nhiều người trong chính phủ Mỹ và nhiều công dân của chúng tôi đang cảm thấy mệt mỏi với hành động của ông ấy", cựu quan chức này nói.Ông MacKinnon nhấn mạnh rằng ngày càng có nhiều người Mỹ không ủng hộ việc Washington tiếp tục viện trợ cho Kiev và xu hướng này có thể tiếp tục phát triển, đặc biệt là khi “người dân Mỹ có cái nhìn sâu sắc hơn về hậu quả khủng khiếp của chiến tranh”.

Đầu tuần này, truyền thông đưa tin Washington đang lên kế hoạch công bố gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá tới 400 triệu USD. Gói viện trợ mới bao gồm một số xe bọc thép chở quân Stryker, thiết bị rà phá bom mìn, đạn cho hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến (NASAMS), đạn cho hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) và đạn cho hệ thống phòng không Patriot, Stinger.

Số vũ khí này sẽ được chuyển từ hàng tồn kho dư thừa của Mỹ.

Trước đó, ngày 20/7, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố gói viện trợ an ninh bổ sung trị giá khoảng 1,3 tỷ USD cho Ukraine. Gói viện trợ bao gồm 4 hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến kèm đạn dược, thiết bị rà phá bom mìn, các máy bay không người lái.

5. Cựu đô đốc Mỹ đề xuất tấn công tàu Nga ở biển Đen

Cựu đô đốc Mỹ kiêm cựu Tư lệnh Đồng minh Tối cao NATO James Stavridis đã đề xuất triển khai các lực lượng liên minh ở biển Đen để tấn công tàu chiến Nga.

Đề xuất của ông James Stavridis được đưa ra trong trường hợp tàu chiến Nga cố gắng nhắm mục tiêu vào các tàu đang ra hoặc vào các cảng của Ukraine.

“NATO và Mỹ có thể hộ tống các chuyến hàng ngũ cốc trên biển, điều mà họ có nhiều khả năng thực hiện với ba quốc gia lớn của NATO ở biển Đen”, ông Stavridis nói với truyền thông Mỹ khi đề cập đến các thành viên NATO giáp biển Đen là Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Romania.

Vị cựu đô đốc nói thêm: “Với những cảnh báo rõ ràng đối với hạm đội biển Đen của Nga, NATO nên bắn trả nếu một tàu chiến Nga tấn công một tàu chở ngũ cốc - về cơ bản là một tàu hoạt động nhân đạo trong vùng biển quốc tế”.

Tuy nhiên, ông Stavridis không nói chi tiết về những hậu quả tiềm ẩn của việc bắn vào các tàu Nga ở biển Đen. Theo Sputnik News, điều này có thể cấu thành một hành động chiến tranh công khai.Nga đã đình chỉ tham gia Sáng kiến Ngũ cốc biển Đen vào ngày 17/7 với lý do Mỹ và các nước phương Tây không dỡ bỏ một số hạn chế đối với xuất khẩu nông sản và thực phẩm của Nga. Bộ Ngoại giao Nga sau đó cảnh báo họ không thể đảm bảo an toàn cho hoạt dộng hàng hải qua biển Đen phía tây bắc.

Các quốc gia phương Tây chỉ trích Moskva về động thái này và cảnh báo điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực toàn cầu, ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nước nghèo. Trong khi đó, Nga chỉ ra rằng chưa đến 5% tổng số ngũ cốc Ukraine xuất khẩu thông qua thỏa thuận ngũ cốc thực sự được chuyển đến các nước có nhu cầu. Moskva cũng đảm bảo sẽ thực hiện các bước cần thiết để các nước này không rơi vào tình trạng thiếu lương thực.

Ngày 22/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã triệu tập cuộc họp của Hội đồng Ukraine - NATO liên quan đến việc đình chỉ Thỏa thuận ngũ cốc, nói rằng ông đã thảo luận với người đứng đầu liên minh Jens Stoltenberg “các bước để bỏ phong tỏa và đảm bảo hoạt động bền vững của hành lang ngũ cốc”. Theo ông Zelensky, cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra trong vài ngày tới.

6. Tổng thống Nga Putin nói Ukraine phản công thất bại, hé lộ thiệt hại của đối phương

Trong cuộc gặp với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 23/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết cuộc phản công của Ukraine đã thất bại.

“Không có cuộc phản công nào của Ukraine”, ông Lukashenko nói trong cuộc gặp ở Nga. 

“Có một cuộc phản công, nhưng nó đã thất bại”, ông Putin đáp.

Tổng thống Belarus Lukashenko cho biết theo thông tin ông nhận được, hơn 15 xe tăng Leopard và hơn 20 xe chiến đấu Bradley đã bị phá hủy trong một trận chiến ở Ukraine.

Tổng thống Nga xác nhận thông tin này, nói rằng: “Tôi nghĩ chưa bao giờ số xe tăng nước ngoài bị phá hủy trong một ngày lại nhiều đến thế.”Ông Putin cũng tiết lộ Ukraine đã mất hơn 26.000 binh sĩ kể từ khi bắt đầu chiến dịch phản công, nhưng không cung cấp bằng chứng cho tuyên bố này.

"Về phần lính đánh thuê nước ngoài, họ cũng chịu tổn thất đáng kể", nhà lãnh đạo Nga nói. "Chủ yếu là do chiến thuật của họ.”

Phía Ukraine hiện chưa bình luận về các thông tin này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có cuộc gặp với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại Cung điện Konstantinovsky ở Strelna (St. Petersburg).

Như đã đưa tin trước đó, hai nhà lãnh đạo có kế hoạch thảo luận về việc phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược và liên minh Nga - Belarus, cũng như hợp tác hội nhập trong Nhà nước Liên minh. Ngoài ra, ông Putin và ông Lukashenko có thể đề cập đến các chủ đề về an ninh, chương trình nghị sự quốc tế, hợp tác kinh tế và nỗ lực chung để chống lại áp lực trừng phạt.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét