Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023

Đỉnh Everest - điều mơ ước của các nhà leo núi

Đỉnh Everest - điều mơ ước của các nhà leo núi
1. Cô gái trên đỉnh Everest, nhiều người đi qua nhưng phớt lờ, bị "phong ấn" suốt 9 năm trong tuyết: Tại sao không ai dám cứu giúp? Ở độ cao hơn 8000m, khí hậu và môi trường trên núi cực kì lạnh và khắc nghiệt, đã có những nhà leo núi không may mắn ngủ quên mãi mãi trên đỉnh Everest.

Cặp đôi bỏ mạng trên đường chinh phục nóc nhà thế giới
‏Là đỉnh núi cao nhất thế giới, Everest được các nhà leo núi coi là thánh địa thử thách nhất, chinh phục đỉnh Everest chính là mục tiêu cao nhất và là niềm vinh dự và tự hào của nhiều người. Tuy nhiên, môi trường khắc nghiệt của đỉnh Everest cũng tạo ra những khó khăn và nguy hiểm lớn hơn, họ không chỉ phải vượt qua những khó khăn về thể chất mà còn cần một tinh thần vững vàng, vượt qua những căng thẳng về mặt tâm lý.

‏Theo số liệu của Nepal, đã có 10.657 lượt người leo núi Everest kể từ năm 1953, trong đó không ít người đã nhiều lần chinh phục thành công đỉnh núi, nhưng cũng có khoảng 300 người phải bỏ mạng trên đường chinh phục ngọn núi này. Một trong số đó là nạn nhân Francis Ascentif (40 tuổi) đến từ Hawaii, Mỹ, cô được mệnh danh là "người đẹp ngủ trong rừng" trên đỉnh Everest vì đã nằm lại nơi đây suốt 9 năm.‏

‏Quay lại năm 1992, Francis - một người yêu thích leo núi từ khi còn nhỏ đã gặp gỡ Sergey Arsentiev. Vì có chung sở thích nên họ nhanh chóng quen biết và dành tình cảm đặc biệt cho nhau. Cặp đôi đã cùng nhau leo lên nhiều ngọn núi trên thế giới sau khi kết hôn và quyết định chinh phục đỉnh Everest vào năm 1998.‏



‏Với sự quyết tâm tạo ra sự khác biệt và ghi dấu một kỷ lục mới, hai người leo núi đã quyết định chinh phục đỉnh Everest mà không sử dụng bình oxy, một thử thách vượt ra ngoài giới hạn. Sau hai lần thất bại, cuối cùng họ đã thành công trong lần thử thứ ba và Francys đã trở thành người phụ nữ quốc tịch Mỹ đầu tiên đạt được thành tựu này. Thế nhưng, thật đáng tiếc bởi họ không bao giờ có thể hoàn thành chuyến đi của mình.‏

‏Điều cặp vợ chồng không ngờ tới là lên núi đã khó mà xuống núi còn khó hơn. Không sử dụng bình dưỡng khí là một trong những lý do khiến thể trạng Francis yếu đi nhanh chóng, cô đã bất tỉnh trên đường xuống núi. Chồng cô dặn dò cô nằm yên tại chỗ để mình đi cầu cứu, nhưng anh ấy đã vô tình rơi khỏi vách đá và không bao giờ quay trở lại.‏

‏Trong khi Francis chờ đợi cứu hộ, cô đã cố gắng kêu gọi sự giúp đỡ từ một người leo núi đi ngang qua. Cô hét lên, "giúp tôi với", "đừng bỏ tôi"... Nhưng không một nhà leo núi nào dám dừng lại, đỉnh Everest quá nguy hiểm, mạo hiểm cứu người khác có thể đặt mạng sống của chính họ vào nguy hiểm ngay lập tức.


‏Francis nằm trên đỉnh Everest, dần dần bất tỉnh vì thiếu oxy, và cuối cùng chết cóng.

‏‏Những người đi qua không thể giúp cô ấy, vì vậy họ chỉ có thể che cơ thể cô bằng một lá cờ tổ quốc, thậm chí có người còn đặt một con búp bê, hy vọng rằng cô sẽ không quá cô đơn trên đỉnh núi này.‏

‏9 năm sau, đội leo núi giải cứu Francis đã trở lại đây một lần nữa. Khi thấy thi thể của Francis vẫn còn ở đây, họ vô cùng đau buồn và quyết định tìm một nơi để chôn cất cô một cách trang nghiêm hơn. Và đến nay, "người đẹp ngủ trong rừng" trên đỉnh Everest cuối cùng đã có thể yên nghỉ.

Tại sao việc cứu hộ trên đỉnh Everest lại gặp nhiều khó khăn?

‏Xác chết trên đỉnh Everest nhiều như vậy, sao người thân của họ không tìm cách đưa xác xuống? Có những lý do khách quan đằng sau câu chuyện này. Điều kiện trên đỉnh Everest rất khắc nghiệt, tự leo lên đã rất khó khăn, vận chuyển thêm thi thể hoàn toàn có thể khiến người đó gặp tai nạn.‏

‏Không phải là không có ai kinh doanh di chuyển xác chết. Những người Sherpa sống xung quanh đỉnh Everest sẵn sàng làm công việc này, nhưng chi phí cho một lần vận chuyển là khoảng hơn 2 tỷ VNĐ. Và tỉ lệ thành công không thực sự cao.


Hiện trường vụ lở tuyết đẫm máu nhất trên đỉnh Everest vào ngày 25/4/2015. Ảnh: AFP

‏Có người nói chỉ cần thuê trực thăng vận chuyển thi thể. Bạn cần biết rằng trên đỉnh Everest có rất nhiều gió và tuyết, chưa kể việc bay lên đỉnh Everest khó khăn như thế nào. Ngay cả khi bay được, trực thăng cũng khó hạ cánh an toàn, khả năng gây ra tuyết lở là rất lớn. Không ai dám mạo hiểm chỉ để di chuyển xác chết.‏

‏Những người ở lại trên đỉnh Everest, lòng can đảm vượt qua thử thách của họ thật đáng khâm phục.

2. Đỉnh Everest vẫn chưa phải là ngọn núi cao nhất trên Trái Đất!

Trái Đất không phải là một hình cầu hoàn hảo, vì vậy câu trả lời có thể khiến bạn cảm thấy rất ngạc nhiên.



Với những người ưa thích du lịch mạo hiểm, có thể họ sẽ mất hàng tuần trời di chuyển để có thể đặt chân lên tới đỉnh Everest. Và điều này cũng khiến cho nhiều người trong số họ cảm thấy tự hào, bởi không phải ai cũng làm được như vậy.

Tuy nhiên, đỉnh Everest chỉ là điểm cao nhất so với mực nước biển chứ không phải là ngọn núi cao nhất của Trái Đất.


Theo Business Insider, xét về độ cao so với mực nước biển, Everest là ngọn núi cao nhất thế giới. Nhưng nếu xét về độ cao tuyệt đối, tức là độ cao từ chân núi đến đỉnh núi, thì Mauna Kea ở đảo Hawaii mới là ngọn núi cao nhất thế giới.

Núi Everest có độ cao 8.850 mét so với mực nước biển, và không thể phủ nhận rằng đó là nơi có độ cao vô cùng lớn. Tuy nhiên, danh hiệu "ngọn núi cao nhất thế giới" khi đo từ chân núi lên đến đỉnh lại thuộc về núi Mauna Kea với độ cao chỉ 4.205 mét so với mực nước biển.

Trên thực tế, đây là một ngọn núi lửa hình khiên trên đảo Hawaii với chân núi nằm dưới bề mặt Thái Bình Dương khoảng 6.000 mét. Nói cách khác, hơn một nửa chiều cao của ngọn núi này bị nhấn chìm dưới biển. Khi đo chiều cao từ chân núi (phần nằm dưới biến) tới đỉnh, Mauna Kea cao hơn 10.000 mét, cao hơn nhiều so với 8.850 mét của đỉnh Everest. Chính điều này đã khiến nó trở thành ngọn núi cao nhất thế giới. Đồng thời đây cũng là ngọn núi lửa cao nhất trên Trái Đất.

Mauna Kea được cho là đã hình thành trên một điểm nóng trong lớp vỏ Trái Đất, đó là khu vực mà magma từ lớp phủ trào lên xuyên qua lớp vỏ và phun trào lên bề mặt.

Điểm nóng được cho là đứng yên trong khi mảng Thái Bình Dương, nơi Mauna Kea tọa lạc, đã di chuyển qua nó. Khi mảng này di chuyển về phía tây bắc qua điểm nóng, một loạt núi lửa đã được hình thành, với mỗi ngọn núi lửa nối tiếp nhau trở nên già hơn và bị xói mòn nhiều hơn khi mảng này di chuyển ra xa điểm nóng hơn.

Mauna Kea là ngọn núi lửa trẻ nhất trong số những ngọn núi lửa này, chỉ mới hình thành một triệu năm trước và nó vẫn là một ngọn núi lửa đang hoạt động, mặc dù nó đã không phun trào trong nhiều thế kỷ. Các nhà khoa học tin rằng lần cuối cùng Mauna Kea phun trào là hơn 45.000 năm trước.

Trên thực tế, hình dạng của Trái Đất không phải là một quả cầu hoàn hảo. Nó là một hình cầu dẹt. Trái Đất phình ra ở đường xích đạo và phẳng ở gần các cực, vì vậy người dân ở các quốc gia như Ecuador, Kenya, Tanzania và Indonesia có thể ở gần mặt trăng hơn tới 13 dặm so với người dân sống ở các cực Bắc hoặc Nam.

Mauna Kea cũng nổi tiếng với một sự khác biệt: đây là nơi có đài quan sát thiên văn lớn nhất thế giới - Kính viễn vọng Ba mươi mét trị giá 1,4 tỷ đô la. Ở độ cao này, đỉnh cao hơn 40% bầu khí quyển của Trái Đất, giúp cải thiện khả năng quan sát các vật thể vũ trụ ở xa. Điều kiện cực kỳ khô ráo và gần như không có mây cũng khiến nó trở thành một địa điểm lý tưởng để thực hiện các quan sát thiên văn.

Mauna Loa cũng là một núi lửa dạng tầng và là núi lửa lớn nhất hành tinh về thể tích và diện tích bao phủ. Nó vươn lên đến độ cao 4.169 mét so với mực nước biển, khiến nó trở thành ngọn núi cao thứ hai ở Hawaii, nhưng cũng là ngọn núi cao thứ hai trên Trái Đất được đo từ chân đế đến đỉnh.

Mauna Kea là đỉnh núi cao nhất ở Hawaii. Tên của ngọn núi này xuất phát từ tiếng Hawaii và có nghĩa là núi trắng. Nó là một trong những ngọn núi lửa lâu đời và được người bản địa Hawaii coi là một ngọn núi lửa thiêng liêng.

Mauna Kea là một ngọn núi lửa nơi bạn có thể tìm thấy một sự đa dạng sinh học tuyệt vời và hệ sinh thái bao gồm các môi trường sống động thực vật bản địa. Vì vậy nó có tầm quan trọng lớn về văn hóa và tự nhiên. Nó được coi là nơi ẩn náu của một số lượng lớn các loài địa phương và không chỉ quan trọng ở Hawaii, mà trên toàn thế giới.

Đây là một ngọn núi lửa hình khiên với đỉnh núi được bao phủ bởi tuyết. Mặc dù Hawaii là một nơi có khí hậu ấm áp, nhưng Mauna Kea có độ cao lớn nên vẫn xuất hiện băng tuyết trong những tháng mùa đông.

Những đặc điểm này làm cho nó trở thành một điểm đến phổ biến cho thực hành các môn thể thao như trượt tuyết. Do độ cao, cảnh quan, không khí sạch và khoảng cách với các thành phố lớn, các kính viễn vọng và đài quan sát cũng đã được lắp đặt tại ngọn núi này.

3. Những điều đặc biệt ở đỉnh núi Everest

Đã có không ít những câu chuyện, những điều kỳ bí được giới khoa học khám phá ra khiến không ít người ưa mạo hiểm phải chùn chân về đỉnh núi Everest.

Everest thật sự là một thách thức lớn cho những ai thích bộ môn leo núi và thám hiểm. Đã có không ít những câu chuyện, những điều kỳ bí được giới khoa học khám phá ra khiến không ít người ưa mạo hiểm phải chùn chân. Tuy nhiên những điều này không phải ai cũng biết. Ngoài cái tên được mệnh danh là "Nóc nhà của thế giới", bạn còn biết những điều gì khi nhắc đến Everest nữa?

Green boots


Là một đỉnh núi cao nhất thế giới, Everest như một cột mốc danh giá mà bất cứ nhà leo núi nào cũng muốn vượt qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện ước mơ đó. Với độ cao gần 9000m, khu vực tử thần được tính từ 7900m trở lên, nó đòi hỏi bạn không chỉ sở hữu một sức khỏe phi thường, mà còn phải có một ý chí và nghị lực mạnh mẽ. Không phải ai cũng làm được điều đó, rất nhiều người đã phải bỏ mạng tại đây.

Trong đó có một xác chết của một người đi đôi giày màu xanh, được gọi là Green Boots. Thi thể này được phát hiện vào năm 1996, nó nổi tiếng vì dáng nằm đầy ám ảnh và lại ở ngay trên trục đường chính. Từ lâu, những nhà chinh phục đỉnh Everest đã xem Green Boots như một cột mốc để đánh dấu xem họ còn cách đỉnh bao nhiêu.

2. Người tuyết (Yeti)


Người tuyết là một trong những bí ẩn khó giải thích nhất ở Everest. Lần đầu tiên người ta biết đến sự xuất hiện của nó là vào những năm 1950. Cho đến nay, những hình ảnh về người tuyết vẫn còn là một ẩn số thách đố những nhà khoa học.

Nó được miêu tả là một loài sinh vật có hình dáng giống người, cực kỳ to lớn và khỏe mạnh. Nổi tiếng nhất là trường hợp Josh Gate – người dẫn chương trình Mỹ - khi anh cùng nhóm của mình thực hiện chương trình Destination thì phát hiện được một dấu chân lớn. Theo Josh, dấu chân đó dài 33cm, rộng 25cm và có 5 ngón.

3. Người Sherpa – trợ lý đắc lực của các nhà leo núi


Người Sherpa là tên một dân tộc bản địa ở dãy Himalaya. Họ khỏe mạnh, sống ở một độ cao đáng sợ nhưng không cần dùng bình oxy. Gene của họ được cho rằng đã biến đổi sau hàng thế kỷ sinh sống tại đây cho phù hợp môi trường. Đặc biệt, vì là dân bản địa nên họ rất rành đường, khám phá những cung đường chưa ai từng đặt chân đến.

Vì những lý do đó, họ trở thành những hướng dẫn viên du lịch tuyệt vời tại nơi đây. Người Sherpa khuân vác đồ rất giỏi, lại rành đường. Hơn nữa, chi phí để thuê một người Sherpa làm hướng dẫn viên du lịch lại rất rẻ. Còn gì tuyệt vời hơn phải không?

4. Nhện nhảy Euophrys Omnisuperstes



Dưới cái lạnh âm hàng chục độ, chắc hẳn bạn không thể ngờ được rằng lại có một loài sinh vật nào có thể sinh sống được với điều kiện như thế phải không? Ở dãy Himalaya có một loài nhện có tên là Euophrys Omnisuperstes, hay còn được gọi là nhện nhảy. Chúng chỉ dài hơn 1cm và phủ lông toàn thân để sưởi ấm. Như cái tên đã nói lên tất cả, chúng có biệt tài di chuyển bằng cách nhảy từ chỗ này sang chỗ khác ở độ cao 22 nghìn feet (khoảng 6700 mét) so với mặt nước biển.

Dưới thời tiết khắc nghiệt đó, nhện nhảy buộc phải tự kiếm nguồn thức ăn cho riêng mình, đôi khi là những loài côn trùng bị gió cuốn từ đâu đó lên. Dù sao đi nữa, nhện nhảy cũng xứng đáng được mệnh danh là những cư dân sống cao nhất Trái Đất.

Nguồn: Trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét