Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023

Hội nghị thượng đỉnh NATO bàn về Ukraine có tác dụng gì ?

Hội nghị thượng đỉnh NATO bàn về Ukraine có tác dụng gì ?
Ucraine sống chết muốn vào NATO vì muốn mượn điều 5 của NATO để chống Nga, lấy lại Crime từ Nga vì bản thân Ucraine không đủ sức chống Nga, mà muốn đẩy NATO vào cuộc chiến với Nga. Còn NATO không đời nào cho Ucraine vào NATO cũng vì chính điều 5 của mình, tức là nếu Ucraine là thành viên NATO thì buộc NATO phải chiến đấu với Nga, mà đánh nhau trực tiếp với Nga là hành động tự sát, vì cuộc chiến đó sẽ là Thế chiến 3, là cuộc chiến hạt nhân hủy diệt toàn thế giới. 

Tổng thư ký NATO Stoltenberg (giữa), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái) và Thủ tướng Thụy Điển Kristersson. (Ảnh: The Guardian)

Mỹ và các nước chư hầu PT chỉ đi ăn cướp các nước khác một khi chúng mạnh hơn và không bị thiệt hại gì , một khi chủ quyền đất nước của chúng không bị ai đe dọa thì chúng chẳng tội gì phải chết. Đó chính là mấu chốt vấn đề. 

Thực chất Mỹ và NATO giúp Ucraine chống lại Nga không phải vì nền độc lập chủ quyền của Ucraine hay lẽ phải trên đời, mà chỉ muốn dùng sinh mạng của người Ucraine để quấy rối làm suy yếu Nga, buộc Nga phải khuất phục để biến nước Nga thành nước chư hầu phụ thuộc để dễ bề cướp bóc tài nguyên của nước Nga. 

Mỹ và các nước PT hiểu rằng chỉ có một cuộc chiến ủy nhiệm kéo dài mới có thể làm suy yếu nước Nga, mà một cuộc chiến kéo dài lại làm chính các quốc gia PT suy yếu. 

Vậy cuối cùng mấu chốt vấn đề ở đây là trong một cuộc chiến tiêu hao kéo dài bên nào không chịu đựng nổi sẽ buộc phải rời cuộc chơi và chấp nhận thua. Vậy giữa Nga và các nước PT ai là bên không thế chịu đựng nổi?

Mức độ chịu đựng của một quốc gia được đánh giá bằng mức độ ủng hộ của người dân. Với các nước PT người dân chỉ ủng hộ chính phủ một khi đời sống của họ được đảm bảo, còn khi kính tế đi xuống, giá cả lạm phát, đời sống khó khăn thì chắc chắn người dân sẽ bỏ phiếu bầu cho một chinh quyền mới đáp ứng được nguyện vọng của họ, có nghĩa là nếu cuộc chiến Ucraine kéo dài thêm 1 vài năm nữa thì sẽ có rất nhiều chính phủ các nước PT hiếu chiến đang trợ giúp Ucraine chống Nga sẽ phải ra đi nhường chỗ cho những chính phủ mới với chính sách không viện trợ vũ khí cho Ucraine. 

Trong số đó chắc chắn có sự ra đi của chính quyền Biden. Và đó chính là thời khắc cáo chung của chế độ Tân phát xit Zelensky. 

Còn về phía Nga thì sao? Đặc tính của dân tộc Nga là một khi Tổ quốc lâm nguy người dân càng đoàn kết xung quanh người lãnh đạo, họ có truyền thống bất khuất và hy sinh vì Tổ quốc. Thứ hai là người dân Nga quen chịu đựng gian khổ hơn người dân các nước PT. Thứ ba là với nguồn tài nguyên bao la vô tận nước Nga chỉ có thể không có hàng tiêu dùng xa xỉ để xài thôi chứ người dân Nga không bao giờ chết đói. Nước Nga tự sản xuất được tất cả hàng tiêu dùng phục vụ đời sống người dân của mình. 

Trong suốt hàng chục năm chiến tranh lạnh với Mỹ và PT, Liên Xô tự sản xuất tất cả hàng tiêu dùng mà không phải nhập hàng từ nước ngoài. Còn về các nguồn nhiên liệu thì nước Nga không bao giờ hết. Chưa kể sau lưng nước Nga còn rất nhiều đồng mình, bạn bè, trong đó có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc.

Vậy nếu cả Nga và NATO cùng muốn kéo dài cuộc chiến tiêu hao tại Ucraine thì ai sẽ là người chết trước? Câu hỏi không khó để trả lời.
------------------

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh NATO: Ưu tiên giải quyết các thách thức

Hồng Quang - Thế Dũng - Đoàn Hà (PV Đài THVN thường trú tại châu Âu)-Thứ ba, ngày 11/07/2023 

VTV.vn - Cách đây ít giờ, Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã khai mạc tại thủ đô Vilnius của Litva.

Trong hai ngày, các nhà lãnh đạo NATO sẽ ưu tiên giải quyết những thách thức như kế hoạch kết nạp Thụy Điển làm thành viên; lộ trình kết nạp Ukraine; tiến độ tăng quân thường trực tại khu vực sườn phía Đông.

Một trong những thách thức của Hội nghị thượng đỉnh NATO đã có tiến triển tích cực, ngay trước giờ khai mạc. Theo đó, sau 11 giờ đàm phán ba bên với Thủ tướng Thụy Điển và Tổng Thư ký NATO, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan đã đồng ý chuyển đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển lên Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ để thông qua.

Đổi lại, Ankara kêu gọi các nước châu Âu là thành viên NATO ủng hộ việc nối lại các cuộc đàm phán về tư cách thành viên EU bị đình trệ từ lâu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuyên bố chung sau đàm phán, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển cho biết sẽ thiết lập Hiệp ước An ninh song phương mới, tăng cường hợp tác thương mại, chống khủng bố. Thụy Điển sẽ khởi động lại hoạt động xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ và hỗ trợ việc hiện đại hóa Liên minh Hải quan giữa Liên minh châu Âu với Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như lộ trình tự do hóa thị thực.

Dù việc kết nạp thành viên với Thụy Điển cơ bản được giải quyết, nhưng 31 đồng minh NATO vẫn đang đàm phán về cách thức cụ thể liên quan lộ trình cho phép Ukraine tham gia liên minh quân sự. Tổng Thư ký NATO khẳng định không có thông tin chi tiết vào lúc này.

https://vtv.vn/the-gioi/khai-mac-hoi-nghi-thuong-dinh-nato-uu-tien-giai-quyet-cac-thach-thuc-20230711191236151.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét