Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

VN mang quân vào CPC vì nhân đạo hay tự vệ ???

Tôi tán thành ý kiến của tác giả trong bài này là không nên gây mâu thuẫn Việt Nam-Singapore và mong cho vụ này qua mau; chúng ta có nhiều việc phải quan tâm hơn. Thực tế trong suốt cuộc xung đột VN-CPC những năm 1980, Singapore là quốc gia chống VN mạnh nhất. Trên trang "Chiến tranh biên giới Tây Nam" trích dẫn theo Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ, ngoài Trung Quốc và Singapore, tất cả các thành viên trong cuộc họp ngày 16/08/1989 bàn về Hiệp định hòa bình cho Campuchia đều thừa nhận hành vi diệt chủng của Khmer Đỏ. Theo cựu ngoại trưởng Singapore Bilahari Kausikan thì Singapore đã bị Mỹ cảnh báo rằng sẽ có “máu đổ trên sàn nhà” nếu Singapore không chịu ủng hộ Khmer Đỏ, nói cách khác Singapore bị Mỹ ép phải ủng hộ Khmer Đỏ để bảo vệ lợi ích tối cao của Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, từ xưa đến nay, Singapore là đàn em, chư hầu của Trung Quốc, nên Lý Hiển Long nói Việt Nam xâm lược Campuchia thì vẫn là cách nói từ thời bố ông ta. Do đó chúng ta không lạ và không nên tranh cãi. Có một điểm tôi không đồng tình: Tác giả trích 1 câu trong Nghị quyết 3314 của Liên hợp quốc để biện minh cho hành động quân đội VN tiến quân và đóng ở Campuchia tới 10 năm: "Việc điều động quân sự vì mục đích nhân đạo không bị coi là xâm lược". Đồng ý với câu trên, nhưng đó không phải là trường hợp VN. Mục đích vào Campuchia của VN chắc chắn không phải là nhân đạo mà là phản công tự vệ. Lẽ ra sau khi phản công tự vệ xong, VN phải rút ngay quân đội thì mọi việc xử lý đơn giản hơn nhiều, nhưng VN đã đóng quân ở lại tới 10 năm. Mặt khác, nếu vì mục đích nhân đạo, VN phải báo cáo và xin phép Liên hợp quốc, chứ không thể tự tuyên bố vì mục đích nhân đạo rồi mang quân vào. Trước khi VN tiến vào CPC, LHQ và các nước khác đều chưa biết hành vi diệt chủng của Khmer Đỏ, cũng giống như bây giờ không ai biết rõ tình hình thực tế đang diễn ra ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Tình báo Mỹ Anh Pháp và báo chí thế giới nhiều lần đưa tin tình trạng chết đói, vì phạm nhân quyền, tử hình vì khác chính kiến... thê thảm ở đó, tại sao các nước lớn không đem quân vào vì mục đích nhân đạo ?
XÂM LƯỢC
Sau phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói Việt Nam xâm lược Campuchia thì ở Việt Nam dấy lên một cao trào công luận lên án gay gắt ông này. Tôi sẽ có bài phân tich sâu đăng sau bài này. Hôm nay viết nhanh bài này nhằm mấy mục đích:
Image result for quân đội việt nam ở campuchia
1. Việc ông Lý Hiển Long gọi Việt Nam là “Xâm lược” không phải những phát ngôn chính trị, chính thống trên trường ngoại giao mà nó chỉ ở trang mạng của ông ta.Nó có tính chất riêng tư cho dù đó là một Thủ tướng. Từ đây, mọi phản ứng của anh em ta hết sức tránh mô tả nó như một mâu thuẫn Việt Nam-Singapore. Điều này nếu mất kiểm soát, thổi bùng lên một mâu thuẫn thật giữa hai nước ít nhiều sẽ phương hại đến bang giao giữa hai nước. Điều này dễ làm cho “nước lạ” vỗ tay trong bị khi thấy ta đánh mất hòa khí, hữu hảo với một Quốc gia kề cận, nhiều ý nghĩa.



2. Các chuyên gia ngoại giao VN hoặc các nhà báo lớn cần chỉ ra cho anh em ta thấy rõ một hiện trạng nặng nề sau khi ta đổ quân vào Campuchia. Trước phát biểu của ông Lý hơn bốn mươi năm, thì nguyên thủ nhiều nước “XHCN anh em” ta như Công hòa Sec & Slovakia, Romania, Ba Lan, Bulgaria, Hungaria, Triều Tiên đã dùng cụm từ độc địa này và họ cắt đứt viện trợ cho chúng ta ngay lập tức.

Việc này đẩy chúng ta vào cảnh khốn khó vô cùng vào những năm 1975-1989. Liệu có phải đó là thành công của “Nước lạ”.


3. Cuộc chiến này tiêu tốn rất nhiều xương máu người Việt. Là người Việt chúng ta trân quý và biết ơn sự hy sinh đó nhưng trong đấu tranh ngoại giao, có nhiều cách để ta hiểu người, người hiểu ta.

Thiết nghĩ, Bộ ngoại giao VN và các chuyên gia hàng đầu có thể gặp ông Lý trong một trao đổi thẳng thắn, thấu tình đạt lý để ông Lý ĐIỀU CHỈNH MỘT PHẦN nhận thức tiến tới thay đổi luận điểm nặng nề trên.

Một trong những “vũ khí” mạnh ta có thể vận dụng là mười sáu chữ cuối cùng trong đoạn trích dưới đây từ một khái niệm chính thống về hai chữ “Xâm lược” trên quy ước quốc tế.


Đoạn văn như sau:

Xâm lược là hành động quân sự của quân đội (hoặc lực lượng vũ trang) một nước hay liên minh các nước vào một vị trí địa lý chính trị trọng yếu của nước khác.

Theo Điều 1 của Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, Xâm lược là việc sử dụng lực lượng vũ trang hoặc là bất kỳ hành động nào trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập về chính trịcủa một quốc gia khác hoặc của 1 liên minh các quốc gia khác[1]. 

Hành động xâm lược có nhiều mục đích như mở rộng lãnh thổ, tạo ra điều kiện để mặc cả trên bàn đàm phán và để thực hiện các mục đích chính trị khác nhau. Theo Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, xâm lược là một sự kiện diễn ra giữa các quốc gia với nhau, các cuộc chiến giữa các phe phái trong cùng một quốc gia không được coi là các hành động xâm lược.

Hành động xâm lược bị coi là hành động chống lại nền hòa bình quốc tế, những vùng lãnh thổ có được nhờ xâm lược không được pháp luật thừa nhận. Không có bất kỳ lý do tự nhiên, kinh tế, chính trị hay những lý do khác để biện minh cho hành động xâm lược. Việc điều động quân sự vì mục đích nhân đạo không bị coi là xâm lược.

(Hết đoạn trich).


Lời bình của Nguyễn Huy Cường:

Đấu tranh ngoại giao đôi khi khác đấu tranh quân sự. cái “thắng, thua” phải nằm trong một kết quả có “phổ” rộng: Kinh tế, ngoại giao, văn hóa chứ không phải chỉ “Thắng, thua” như sau một trận đánh bằng bộ binh chân đất. Thắng để sau đó nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì phải suy nghĩ.

Hãy có gắng để vị Lý Hiển Long hiểu theo hướng “Việc điều động quân sự vì mục đích nhân đạo không bị coi là xâm lược “

Mong cho vụ này qua mau.


Chúng ta có nhiều việc phải quan tâm hơn.

Tối 5/6/2019

Nguyễn Huy Cường

2 nhận xét:

  1. Cảm ơn tác giả bài viết ! Anh đã có sự bình tỉnh cần thiết để cho mọi người hiểu thêm về lịch sử !

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam chỉ nhịn nhục, lòn cúi anh bạn láng giềng bốn tốt thôi! Phần còn lại thế giới nó hung hăng không kém Thầy nó đâu...

    Trả lờiXóa