Nói như ông Trương thì chắc chắn nhà ĐT TQ sẽ thắng thầu vì Trung Quốc) sẽ là nhà đầu tư bỏ thầu thấp nhất trong khi pháp luật đấu thầu Việt Nam lại ưu tiên cho bên có giá bỏ thầu rẻ nhất.. Có điều như kinh nghiệm của vô số dự án khác, nhà ĐT TQ khi triển khai mới chây ì, đội vốn, thi công không đảm bảo chất lượng và tiến độ... trong khi lãnh đạo VN sợ QT như sợ cọp chẳng dám há mồm kêu rên, thì cuối cùng toàn dân sẽ lại phải gánh chịu hậu quả. Sợ rằng giá đầu tư dự kiến 118.716 tỷ đồng, TQ trúng thầu với giá 100.000 tỷ đồng và khi hoàn thành thì giá là 300.000-400.000 tỷ đồng kèm theo vô số điều tệ hại khác. Hãy quên nhà ĐT Trung Quốc đi. Hãy tìm các điều khoản để loại bỏ TQ ngay từ đầu các ông ạ.
"Dự án này là quan trọng của quốc gia, là tuyến đường huyết mạch nên quan điểm của chúng tôi là phải chọn nhà đầu tư thực sự có năng lực, kinh nghiệm", Cục trưởng Trương nói.
Ông Trương cho hay: "Quan điểm của chúng tôi, nhà đầu tư nước ngoài phải được chờ đón là nhà đầu tư từng đầu tư thành công ở một dự án tương tự có hợp đồng tương tự ở nước mà họ không mang quốc tịch, không có sự kiện tụng, lịch sử thực hiện hợp đồng thì mới chọn".
Theo ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), với dự án cao tốc Bắc - Nam, hiện có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc tham gia, họ còn nhiều hơn cả các nhà đầu tư Trung Quốc.
Trước đó, tháng 4/2019, phát biểu tại phiên thẩm tra của Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật khẳng định, các nhà đầu tư như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp không mặn mà, chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc, trong khi đó doanh nghiệp Việt không đủ năng lực.
Mới đây, trong chuyến công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tới Hàn Quốc, một số tập đoàn Hàn Quốc như Hyundai cũng có ý định đầu tư vào một trong số các dự án cấu phần của dự án cao tốc Bắc Nam.
Một thông tin liên quan, một số tập đoàn lớn của Việt Nam muốn liên kết nhau lại để làm dự án đường cao tốc Bắc - Nam, điều này được nhiều đại biểu Quốc hội khuyến khích và yêu cầu có chủ trương ưu tiên và hỗ trợ đầu tư để dự án đúng tiến độ.
Dự án cao tốc Bắc - Nam dài 654km có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 118.716 tỷ đồng, trong đó 55.000 tỷ đồng tiền Nhà nước, 63.716 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách.
Theo Nghị quyết 52 của Quốc hội, từ nay đến 2021, Dự án cao tốc Bắc - Nam bao gồm 3 dự án đầu tư bằng tiền ngân sách và 8 dự án đầu theo hình thức hợp tác công tư (PPP), hợp đồng BOT.
Mới đây, theo thông tin từ vụ Đối tác công tư - PPP (Bộ Giao thông Vận tải) các ban quản lý dự án đã phát hành 120 bộ hồ sơ sơ tuyển nhà đầu tư tại 8 dự án cao tốc Bắc - Nam theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đã có 26 nhà đầu tư trong nước và 14 nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Pháp, Anh, Hồng Kông, Trung Quốc… mua hồ sơ sơ tuyển.
Nguyễn Tuyền
Bộ Kế hoạch nói gì khi nhà đầu tư Trung Quốc muốn "nhảy" vào dự án cao tốc Bắc - Nam?
Dân trí - "Dự án này là quan trọng của quốc gia, là tuyến đường huyết mạch nên quan điểm của chúng tôi là phải chọn nhà đầu tư thực sự có năng lực, kinh nghiệm". Đây là trả lời của ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng, Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trước câu hỏi của phóng viên về việc nhà đầu tư Trung Quốc tham gia dự án đường cao tốc Bắc - Nam tại Cuộc họp báo thường kỳ quý II năm 2019 của Bộ KH&ĐT sáng 27/6 tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng
Cục Quản lý đấu thầu, Bộ KH&ĐT
Ông Trương cho biết, hiện nay về phân cấp thì cao tốc này Bộ Giao thông và Vận tải có thẩm quyền mời sơ tuyển nhà đầu tư. Thông tin chúng tôi được biết, hiện đang phát hành hồ sơ mời sơ tuyển theo từng dự án, hiện có khoảng 24 đến 25 nhà đầu tư trong nước đăng ký làm, số lượng khá nhiều. Liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, ông Trương cho biết: Quan điểm của Bộ nếu đáp ứng được tư cách hợp lệ, theo quy định của pháp luật về đấu thầu, có năng lực, có giải pháp khả thi đều được mời tham gia."Dự án này là quan trọng của quốc gia, là tuyến đường huyết mạch nên quan điểm của chúng tôi là phải chọn nhà đầu tư thực sự có năng lực, kinh nghiệm", Cục trưởng Trương nói.
Ông Trương cho hay: "Quan điểm của chúng tôi, nhà đầu tư nước ngoài phải được chờ đón là nhà đầu tư từng đầu tư thành công ở một dự án tương tự có hợp đồng tương tự ở nước mà họ không mang quốc tịch, không có sự kiện tụng, lịch sử thực hiện hợp đồng thì mới chọn".
Theo ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), với dự án cao tốc Bắc - Nam, hiện có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc tham gia, họ còn nhiều hơn cả các nhà đầu tư Trung Quốc.
Trước đó, tháng 4/2019, phát biểu tại phiên thẩm tra của Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật khẳng định, các nhà đầu tư như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp không mặn mà, chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc, trong khi đó doanh nghiệp Việt không đủ năng lực.
Mới đây, trong chuyến công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tới Hàn Quốc, một số tập đoàn Hàn Quốc như Hyundai cũng có ý định đầu tư vào một trong số các dự án cấu phần của dự án cao tốc Bắc Nam.
Một thông tin liên quan, một số tập đoàn lớn của Việt Nam muốn liên kết nhau lại để làm dự án đường cao tốc Bắc - Nam, điều này được nhiều đại biểu Quốc hội khuyến khích và yêu cầu có chủ trương ưu tiên và hỗ trợ đầu tư để dự án đúng tiến độ.
Dự án cao tốc Bắc - Nam dài 654km có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 118.716 tỷ đồng, trong đó 55.000 tỷ đồng tiền Nhà nước, 63.716 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách.
Theo Nghị quyết 52 của Quốc hội, từ nay đến 2021, Dự án cao tốc Bắc - Nam bao gồm 3 dự án đầu tư bằng tiền ngân sách và 8 dự án đầu theo hình thức hợp tác công tư (PPP), hợp đồng BOT.
Mới đây, theo thông tin từ vụ Đối tác công tư - PPP (Bộ Giao thông Vận tải) các ban quản lý dự án đã phát hành 120 bộ hồ sơ sơ tuyển nhà đầu tư tại 8 dự án cao tốc Bắc - Nam theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đã có 26 nhà đầu tư trong nước và 14 nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Pháp, Anh, Hồng Kông, Trung Quốc… mua hồ sơ sơ tuyển.
Nguyễn Tuyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét