Không biết chuyện này thật hay bịa để tuyên truyền, nhưng có lẽ là thật. Nếu là thật thì chuyện tình này thuộc loại hiếm và ông Võ Văn Kiệt cũng thuộc loại lãnh đạo hiếm có của chế độ cộng sản VN.
Rồi ông bảo: “Kêu hai đứa lên đây tao gặp”. Thế Thanh về kêu Dũng chở người yêu lên. Ông Võ Văn Kiệt tiếp hai người hết sức thân tình, rồi khi Dũng đi ra vườn, ông Kiệt hỏi Lê Bích Thúy: “Cháu có lường hết những khó khăn khi lấy Dũng không?”.
Bích Thúy: “Dạ thưa, cháu yêu Dũng, cháu biết nhưng cháu chọn anh ấy”. Ông Kiệt: “Nhỡ khi đi học tập về, ba cháu không chịu thì sao?”. Bích Thúy: “Dạ không, ba cháu rất thương cháu, cháu tin là không có chuyện đó, nhưng nếu ba cháu không chịu thì cháu sẽ đấu tranh”.
Ông Kiệt cho gọi Dũng vào hỏi: “Cháu có băn khoăn gì không?”. “Không!”, Dũng dứt khoát. Ông Kiệt nói: “Cháu lấy con một sỹ quan chế độ cũ thì không tránh khỏi bị nghi kỵ, bác không phải lúc nào cũng ở bên các con”. Rồi ông nói với hai đứa trẻ: “Giờ bác Sáu thay mặt ba, bác ủng hộ tụi bây”. Sau đó, ông Võ Văn Kiệt gặp bà quả phụ Đại tá Nguyễn Thế Truyện và ông chỉ dặn: “Thôi chuyện mấy đứa nhỏ chị cứ để cho tụi nó tính”.
Năm 1982, khi Trung tá Lê Văn Dương được tha về, con gái ông đã có con với con trai một người cộng sản. Ông chủ động qua nhà T10 gặp bà đại tá nói: “Tôi đi học không biết là hai nhà chúng ta đã thành thông gia, âu cũng là số phận lịch sử. Tôi đi, cũng học được nhiều điều, bác trai đã hy sinh, hai gia đình gặp nhau trong tình thông gia thế này cũng là điều tốt”.
Rồi khi thắp hương cho Đại tá Nguyễn Thế Truyện, Trung tá Lê Văn Dương khấn: “Thưa bác, tôi là Lê Văn Dương cha của con dâu bác, xin thắp nén nhang này báo với bác, chúng ta giờ là thông gia của nhau”.
Tình yêu tự thân nó không phân chia lý lịch.
Một chuyện tình cộng sản - ngụy quân
Cao Minh Tam 26-6-2019 - Sau “giải phóng”, Cư xá Bắc Hải, quận 10 trở thành nơi ở của những gia đình sỹ quan cao cấp của cách mạng. Gia đình một số tướng, tá của “chế độ cũ” vẫn sống “xôi đỗ” ở đây. Con em các gia đình cách mạng đương nhiên là “nòng cốt”. Nguyễn Thế Dũng là một thanh niên như vậy.
Biếm họa trên báo SGGP ngày 30/4/1975.
Dũng là con trai của Đại tá Nguyễn Thế Truyện, người được coi là “con hùm xám” khi còn là tư lệnh Sư 9. Đại tá Truyện hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân khi tấn công đợt II vào Sài Gòn. Khi ấy ông Truyện là tư lệnh Phân khu I. Sau ngày 30-4-1975, vợ con của Đại tá Truyện được đưa về Sài Gòn sống trong căn nhà T10, Cư xá Bắc Hải. Trong những năm cuối thập niên 1970, Nguyễn Thế Dũng là phó bí thư phường đoàn, được giao đi vận động, cảm hóa con em sỹ quan “chế độ cũ”.
Cô “tiểu thư” Lê Bích Thúy ở nhà T4, con gái Trung tá Lê Văn Dương, trưởng Phòng Quân sử, Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một trong những “đối tượng” của Dũng. Nhưng cuối cùng người bị “cảm hóa” lại là Dũng.
Hai người, một là con trai vị tư lệnh khét tiếng của cộng sản, một là con của một “ngụy quân” đang bị cải tạo trong tù, yêu nhau và kiên quyết lấy nhau.
Mẹ Dũng khóc lên, khóc xuống. Phu nhân các đồng đội cũ của Đại tá Nguyễn Thế Truyện, lúc bấy giờ đa số đã là tướng, khuyên bà quả phụ phải phá bằng được cuộc hôn nhân. Nhưng Nguyễn Thế Dũng dứt khoát không chịu, anh sang nhà người yêu nói với bà mẹ: “Má chịu gả thì con cưới chứ nhà con không ai chịu sang đâu”. Bà phu nhân Trung tá Lê Văn Dương chỉ biết gật đầu lặng lẽ.
Chị ruột của Nguyễn Thế Dũng là nhà báo Nguyễn Thế Thanh, sau là tổng biên tập báo Phụ Nữ Thành phố, chạy lên cầu cứu ông Võ Văn Kiệt.
Nghe xong, ông Kiệt nói: “Mình dạy người khác không phân biệt, mình cố gắng để vợ con người ta đừng thù hận mà mình làm như thế sao người ta quên”.
Cô “tiểu thư” Lê Bích Thúy ở nhà T4, con gái Trung tá Lê Văn Dương, trưởng Phòng Quân sử, Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một trong những “đối tượng” của Dũng. Nhưng cuối cùng người bị “cảm hóa” lại là Dũng.
Hai người, một là con trai vị tư lệnh khét tiếng của cộng sản, một là con của một “ngụy quân” đang bị cải tạo trong tù, yêu nhau và kiên quyết lấy nhau.
Mẹ Dũng khóc lên, khóc xuống. Phu nhân các đồng đội cũ của Đại tá Nguyễn Thế Truyện, lúc bấy giờ đa số đã là tướng, khuyên bà quả phụ phải phá bằng được cuộc hôn nhân. Nhưng Nguyễn Thế Dũng dứt khoát không chịu, anh sang nhà người yêu nói với bà mẹ: “Má chịu gả thì con cưới chứ nhà con không ai chịu sang đâu”. Bà phu nhân Trung tá Lê Văn Dương chỉ biết gật đầu lặng lẽ.
Chị ruột của Nguyễn Thế Dũng là nhà báo Nguyễn Thế Thanh, sau là tổng biên tập báo Phụ Nữ Thành phố, chạy lên cầu cứu ông Võ Văn Kiệt.
Nghe xong, ông Kiệt nói: “Mình dạy người khác không phân biệt, mình cố gắng để vợ con người ta đừng thù hận mà mình làm như thế sao người ta quên”.
Rồi ông bảo: “Kêu hai đứa lên đây tao gặp”. Thế Thanh về kêu Dũng chở người yêu lên. Ông Võ Văn Kiệt tiếp hai người hết sức thân tình, rồi khi Dũng đi ra vườn, ông Kiệt hỏi Lê Bích Thúy: “Cháu có lường hết những khó khăn khi lấy Dũng không?”.
Bích Thúy: “Dạ thưa, cháu yêu Dũng, cháu biết nhưng cháu chọn anh ấy”. Ông Kiệt: “Nhỡ khi đi học tập về, ba cháu không chịu thì sao?”. Bích Thúy: “Dạ không, ba cháu rất thương cháu, cháu tin là không có chuyện đó, nhưng nếu ba cháu không chịu thì cháu sẽ đấu tranh”.
Ông Kiệt cho gọi Dũng vào hỏi: “Cháu có băn khoăn gì không?”. “Không!”, Dũng dứt khoát. Ông Kiệt nói: “Cháu lấy con một sỹ quan chế độ cũ thì không tránh khỏi bị nghi kỵ, bác không phải lúc nào cũng ở bên các con”. Rồi ông nói với hai đứa trẻ: “Giờ bác Sáu thay mặt ba, bác ủng hộ tụi bây”. Sau đó, ông Võ Văn Kiệt gặp bà quả phụ Đại tá Nguyễn Thế Truyện và ông chỉ dặn: “Thôi chuyện mấy đứa nhỏ chị cứ để cho tụi nó tính”.
Năm 1982, khi Trung tá Lê Văn Dương được tha về, con gái ông đã có con với con trai một người cộng sản. Ông chủ động qua nhà T10 gặp bà đại tá nói: “Tôi đi học không biết là hai nhà chúng ta đã thành thông gia, âu cũng là số phận lịch sử. Tôi đi, cũng học được nhiều điều, bác trai đã hy sinh, hai gia đình gặp nhau trong tình thông gia thế này cũng là điều tốt”.
Rồi khi thắp hương cho Đại tá Nguyễn Thế Truyện, Trung tá Lê Văn Dương khấn: “Thưa bác, tôi là Lê Văn Dương cha của con dâu bác, xin thắp nén nhang này báo với bác, chúng ta giờ là thông gia của nhau”.
Tình yêu tự thân nó không phân chia lý lịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét