Đóng phí ‘chia tay’ để cán bộ tươi cười khi tiếp công dân?
Trung Khang, RFA 2019-06-13 - Ông Nguyễn Quốc Hưng, thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội, đưa ra đề xuất thu ‘phí chia tay’ tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng ngày 12/6 về dự thảo Luật xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Đề xuất mới của vị đại biểu Quốc hội ngay lập tức nhận phải nhiều phản ứng từ công chúng. Anh Hồ Thân ở Hà Nội nói: “Ngồi trên nghị trường nếu không có lời phát biểu nào trong cả nhiệm kỳ làm Đại biểu Quốc hội, thì xấu hổ với nhân dân cả nước, nhưng phát biểu xong rồi thì lại thấy... nhục với nhân dân cả nước. Đúng cái cảnh không cho nói thì... khóc, cho nói thì... mếu. Trình độ không có, không làm được gì vì dân, vì sự phát triển của đất nước thì ông ta không nên tham lam làm Đại biểu Quốc hội làm gì? Có những ông nghị gật này làm Đại biểu Quốc hội, làm lãnh đạo, có ý kiến tham mưu cho lập pháp... thảo nào cuộc sống người dân cứ... phú quý giật lùi, luật thì hầu như kỳ họp nào cũng sửa đổi, bổ xung cho kịp thời đại.”.Ông Nguyễn Quốc Hưng, thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội, đưa ra đề xuất thu ‘phí chia tay’ tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng ngày 12/6 về dự thảo Luật xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Thu thế nào là hợp lý?
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng khi trả lời báo cho bên hành lang Quốc hội cho rằng, khoản phí mà mà ông đề xuất thu là từ 3 USD đến 5 USD (khoảng 100.000 đồng) thực sự là không nhiều, chỉ ngang một bữa ăn sáng!?
Trao đổi với RFA hôm 13/6 qua tin nhắn, Anh Huan Tran, một người dân đang sống tại Mỹ Tho nhận định:
“Điều đó quá vô lý, khi thu tiền người dân, vì hiện tại người dân Việt Nam đã phải gánh quá nhiều các loại thuế phí, trong khi đó thu nhập của người dân phải nói rất là thấp. Dân đen người ta đa số ăn sáng 10.000 đến 30.000 đồng, không phải hạng giàu sang như cán bộ lãnh đạo ăn sáng 100.000 đồng… Trung bình mỗi ngày người Việt Nam xuất cảnh khoảng 10.000 người, thông qua du lịch, xuất khẩu lao động, giao thương, mua bán hàng hóa, du học, định cư, thăm người thân.v.v... Chưa tính những dịp lễ tết và sẽ gia tăng về sau. Lấy 100.000×10.000 sẽ ra số tiền 1 tỷ đồng. Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ làm gì với số tiền 1 tỷ thu được mỗi ngày đó?”
Theo mình thì không nên thu ‘phí chia tay’, vì mình thấy thu phí đó cũng chẳng có tác dụng gì. Nếu thu theo cách khác thì phù hợp hơn, chứ thu ngay tại sân bay như thế là không hợp lý. - Nguyễn Ngọc Sơn
Đề nghị thu ‘phí chia tay’của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ngay lập tức được sự ủng hộ của ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Khi trả lời Báo Dân Việt ngày 13/6, ông Chung cho biết hoàn toàn ủng hộ đề xuất thu phí ‘phí chia tay’ khi ra nước ngoài, nhưng cần thu thế nào cho hợp lý, nên thu 1 USD hay 2 USD, chứ nếu thu 3 đến 5 USD thì hơi cao.
Để tìm hiểu thêm về việc này, hôm 13/6, RFA liên lạc ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó giám đốc Cảng vụ Cụm cảng Hàng không sân bay miền Bắc, và được ông nhận định:
“Theo mình thì không nên thu ‘phí chia tay’, vì mình thấy thu phí đó cũng chẳng có tác dụng gì. Nếu thu theo cách khác thì phù hợp hơn, chứ thu ngay tại sân bay như thế là không hợp lý. Tôi chỉ nghĩ vậy thôi chứ tôi cũng chưa biết cách khác là cách nào.”
Trước đây, công dân Việt Nam khi ra nước ngoài trước khi lên máy bay phải đóng một khoản phí gọi là ‘phí sân bay’ hay ‘thuế sân bay’, với mức thu tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài là 14 USD, và các sân bay khác là 8 USD, tuy nhiên nhiều năm nay không còn thấy bàn thu phí này, và cũng không có thông báo chính thức nào từ cơ quan chức năng về việc bỏ thu phí này.
Liên quan việc thu ‘phí chia tay’ có phải là một cách hồi sinh ‘phí sân bay’ hay không? Ông Nguyễn Ngọc Sơn giải thích:
“Cái thuế phi trường thu tại sân bay trước đây là của hàng không, còn bên dự định thu ‘phí chia tay’ là của bên quản lý xuất nhập cảnh, hai cái nó khác nhau, hai phạm trù, hai cơ quan khác nhau.”
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng khi đề nghị phí này cũng dẫn chứng việc Nhật Bản ban hành đạo luật quy định mỗi công dân Nhật khi ra nước ngoài phải đóng một loại phí gọi là ‘phí chia tay’, hay ‘phí du lịch’ 1.000 yên/người, tương đương 9,3 USD.
Mất lòng tin
Từ Vũng Tàu, Nhà báo Chu Vĩnh Hải, khi trả lời RFA hôm 13/6 nhận định:
“Đề nghị đó là một đề nghị vớ vẩn, so với Nhật Bản họ đề nghị ‘phí chia tay’ đi ra nước ngoài là một chuyện khác, đó là lòng tự trọng dân tộc của họ. Còn ‘cái phí chia tay’ của ông Đại biểu Quốc Hội Việt Nam là phí tận thu. Tại sao Đại biểu Quốc Hội không nghĩ ra chính sách, mà lúc nào cũng nghĩ đến chuyện thu tiền của dân?”
Qua tin nhắn gởi Đài Á Châu Tự Do hôm 13/6/2019, Cô Vy Linh, một người dân đang sinh sống tại miền bắc Việt Nam đưa ra ý kiến của mình:
“Nếu đất nước tôi cũng được như Nhật Bản thì tôi cũng đồng ý đóng ‘phí chia tay’, còn như đất nước tôi hiện nay thì tôi không đồng ý đóng phí này.”
Theo ghi nhận, hiện nay trên thế giới có khoảng 34 quốc gia thu ‘Departure Tax’, hay theo cách gọi của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng là ‘phí chia tay’. Trong các nước thu phí này, có cả các nước phát triển như Nhật Bản, Hồng Kông, Úc, Đức, Anh… Đa số các quốc gia thu phí này qua vé phương tiện vận chuyển hành khách, chỉ có một số ít quốc gia thu tại cửa khẩu biên giới.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 13/6 và vấn đề này, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa nhận định:
“Tôi nghĩ họ cũng đã tham khảo một số nước trên thế giới trước khi đề nghị. Nhưng về phía Việt Nam, trình độ phát triển kinh tế cũng như đều kiện đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, chưa phải như các nước phát triển hiện nay. Cho nên, vấn đề này phải nghiên cứu kỹ, và đặc biệt phải tham khảo ý kiến người dân để xem có sự đồng thuận không? Chứ cứ theo các nước, thì có cái cũng chưa phù hợp.”
Hôm 13 tháng 6 năm 2018, phóng viên Đài Á Châu Tự Do đã tìm ý kiến một số người dân ở Việt Nam về ‘phí chia tay’ này qua tin nhắn mạng xã hội, và được trả lời như sau: “Mình nghĩ như thế này: là Đại biểu Quốc hội hãy làm gì có lợi cho dân và đất nước chứ đừng có kiểu vặt lông vịt!”
Vấn đề này phải nghiên cứu kỹ, và đặc biệt phải tham khảo ý kiến người dân để xem có sự đồng thuận không? Chứ cứ theo các nước, thì có cái cũng chưa phù hợp.
-Lê Văn Cuông
“Đó là đề xuất ngớ ngẩn, phi lý, hết sức tùy tiện của một Đại biểu được xem là đại diện cho người dân.”-Nguyễn Thanh Bình.
“Ngồi trên nghị trường nếu không có lời phát biểu nào trong cả nhiệm kỳ làm Đại biểu Quốc hội, thì xấu hổ với nhân dân cả nước, nhưng phát biểu xong rồi thì lại thấy... nhục với nhân dân cả nước. Đúng cái cảnh không cho nói thì... khóc, cho nói thì... mếu. Trình độ không có, không làm được gì vì dân, vì sự phát triển của đất nước thì ông ta không nên tham lam làm Đại biểu Quốc hội làm gì?Có những ông nghị gật này làm Đại biểu Quốc hội, làm lãnh đạo, có ý kiến tham mưu cho lập pháp... thảo nào cuộc sống người dân cứ... phú quý giật lùi, luật thì hầu như kỳ họp nào cũng sửa đổi, bổ xung cho kịp thời đại.”- Anh Hồ Thân ở Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng khi đề nghị thu ‘phí chia tay’ tại Quốc hội hôm 12/6 phát biểu:
“Số tiền này sẽ được trích một phần cho các cơ quan ngoại giao dùng để có kinh phí bảo hộ công dân Việt Nam, hỗ trợ khi công dân ra nước ngoài gặp khó khăn. Một phần để cho xuất nhập cảnh Việt Nam đầu tư, nâng cấp máy móc kỹ thuật cũng như các việc khác để đảm bảo cho việc công dân xuất cảnh được tốt hơn, chu đáo hơn, thân thiện hơn, các chiến sĩ khi tiếp công dân xuất cảnh thì tươi cười vui vẻ, ân cần hơn đối với công dân. Ngoài ra, dành một phần cho quỹ xúc tiến phát triển du lịch để đẩy mạnh du lịch nước nhà.”
Trước sự phản ứng dữ dội của dư luận về phát biểu này, khi trả lời báo Tuổi Trẻ bên hành lang Quốc hội hôm 13/6, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng đưa ra lời giải thích là không có ý nói đóng ‘phí chia tay’ thì cán bộ làm thủ tục xuất cảnh sẽ tươi cười.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét