Thu phí không dừng tại trạm BOT: cần sớm thực hiện và phải đồng bộ
RFA 2019-06-14 Tài xế Nguyễn Minh Hùng, người đại diện nhóm đếm xe qua trạm thu phí BOT Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa lại cho rằng hệ thống thu phí tự động cũng chỉ minh bạch hơn so với thu phí thủ công, chứ không minh bạch tuyệt đối: “Hùng thấy cái nào cũng gian lận được hết, như trạm BOT TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Lúc đó họ cũng thu phí tự động, nhưng sau khi kết thúc thu phí tự động, họ lại truy tố 5 người dùng phần mềm chèn vô để gian lận thu phí.” Vụ việc Trạm thu phí BOT Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành – Dầu Dây ở Đồng Nai bị cướp hơn 2 tỷ đồng vào sáng mùng 3 Tết Kỷ Hợi đã làm nhiều người đặt câu hỏi, khi số tiền trạm thông báo thu được trước đó không trùng khớp với số tiền bị cướp, khiến các lãnh đạo trong công ty đầu tư phải lên báo đính chính nhiều lần. Thực tế đó tạo nên nghi ngờ về tính minh bạch của các trạm thu phí BOT trên cả nước hiện nay.
Làn thu phí tự động tại BOT Cai Lậy.
Việc thu phí tự động không dừng tại các trạm BOT được nhắc đến thường xuyên thời gian gần đây. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 10/6 vừa qua có yêu cầu Bộ Giao thông – Vận tải đẩy nhanh tiến độ thu phí không dừng. Đây cũng được xem là giải pháp minh bạch trong công tác thu phí tại các trạm BOT. Trước đó, trong phiên chất vấn Quốc hội ngày 5/6, Bộ Trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết hạn cuối để các trạm BOT áp dụng là vào ngày 31/12/2019.Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh cho biết ông hoàn toàn ủng hộ phương pháp thu phí tự động không dừng.
Hiện nay có khó khăn cho các đơn vị thực hiện BOT là họ đang muốn tận thu, muốn mua vé tại chỗ để thu được tiền mặt để họ giữ cái khoản họ chi phí ra, xong mới nộp nhà nước sau. - Đoàn Văn Bửu
“Mỗi lần xe dừng lại thu phí tôi thấy làm chậm hành trình mấy phút, tiêu tốn nhiều nhiên liệu. Thu phí không dừng tiết kiệm thời gian lưu thông cho hành khách cũng như hàng hóa, tiết kiệm rất nhiều nguyên liệu mỗi lần dừng đỗ, tăng tốc trở lại ở các trạm thu phí gây ùn tắc giao thông và rất tốn kém.”
Đồng quan điểm nêu trên, một tài xế từng tham gia phản đối nhiều trạm BOT ‘bẩn’ trên cả nước, nhưng không muốn nêu tên cho biết việc áp dụng thu phí tự động không dừng tại các trạm BOT hiện nay là hợp lý vì sự tiện lợi, nhanh chóng, đặc biệt giúp giảm chi phí nhân sự cho nhà đầu tư BOT.
Việc triển khai hệ thống thu phí tự động đã được nhắc đến trong Nghị quyết số 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/10/2017; Quyết định 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017, và Chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ ngày 27/2/2018.
Tuy nhiên, việc thực hiện đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Giải thích vì sao đến nay vẫn chưa thể áp dụng phương thức thu phí tự động không dừng tại các trạm BOT, ông Đoàn Văn Bửu - Tổng Thư ký Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông – Vận tải Việt cho rằng:
“Hiện nay có khó khăn cho các đơn vị thực hiện BOT là họ đang muốn tận thu, muốn mua vé tại chỗ để thu được tiền mặt để họ giữ cái khoản họ chi phí ra, xong mới nộp nhà nước sau. Ở Việt Nam vẫn đang thích sử dụng tiền mặt nhiều hơn là thông qua tài khoản. Nếu thực hiện thu phí không dừng rõ ràng nhà nước giám sát, quản lý toàn diện được, chắc chắn các doanh nghiệp chưa muốn như thế.”
Theo Luật sư Hậu, chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ thu phí tự động để vừa giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc của các chủ phương tiện qua trạm BOT:
“Bắt đầu làm ngay bây giờ một cách cương quyết và đồng loạt, đừng theo kiểu cơ quan chức năng cứ yêu cầu còn chủ đầu tư cứ hứa. Từ chuyện gian lận trốn thuế đến mối nguy hiểm liên quan đến khoản tiền không nhỏ ở các trạm thu phí, nếu thu phí tự động, không sử dụng tiền mặt thì có thể tránh những vụ cướp, minh bạch các khoản thu từ trạm BOT này.”
Tài xế Nguyễn Minh Hùng, người đại diện nhóm đếm xe qua trạm thu phí BOT Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa lại cho rằng hệ thống thu phí tự động cũng chỉ minh bạch hơn so với thu phí thủ công, chứ không minh bạch tuyệt đối:
“Hùng thấy cái nào cũng gian lận được hết, như trạm BOT TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Lúc đó họ cũng thu phí tự động, nhưng sau khi kết thúc thu phí tự động, họ lại truy tố 5 người dùng phần mềm chèn vô để gian lận thu phí.”
Trước nhận xét này của anh Hùng, ông Đoàn Văn Bửu cho rằng hệ thống thu phí không dừng hiện nay sử dụng các công nghệ chắp nối, nên các đơn vị điều hành và quản lý giao thông, hay Bộ Tài chính và chính phủ cần phát triển hệ thống thu phí không dừng đồng bộ, đồng thời phải tính đến việc đấu thầu:
“Tất cả hệ thống thu phí hiện nay nhiều nhà đầu tư như ông này thuê Mobile, ông kia thuê Vina, ông thuê FPT, ông lại thuê Viettel, 4 ông công nghệ thông tin đó chưa khớp nối đồng bộ với nhau nên rất khó. Chắc chắn phải có cầm trịch chắc chắn của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông – Vận tải. Gần như nói là không độc quyền nhưng sau khi tổ chức đấu thầu về phần mềm công nghệ thông tin trạm thu phí không dừng thì phải do 1 anh thiết kế thì chạy suốt từ Bắc chí Nam chỉ có 1 loại thẻ, chứ thêm các thẻ khác thì sẽ không đồng bộ, mà không đồng bộ hóa thì rất khó khăn cho các nhà đầu tư.”
Trong buổi tọa đàm về thu phí không dừng được tổ chức vào ngày 2/4 vừa qua, ông Nguyễn Viết Huy - Phó vụ trưởng Đối tác công tư PPP thuộc Bộ Giao thông Vận tải cho biết chỉ có khoảng 720.000 xe dán thẻ trong tổng số 3,5 triệu ôtô trên toàn quốc.
Trao đổi với Đài Á Châu tự Do, các tài xế cho biết quy trình thực hiện không khó. Tuy nhiên đối với những người chọn thanh toán trả trước, tức phải đóng một khoản tiền thấp nhất là 3 triệu và bị trừ tự động mỗi lần đi qua trạm BOT, thì đây lại là một vấn đề cần quan tâm, như lời vị tài xế không muốn nêu tên:
Hùng thấy cái nào cũng gian lận được hết, như trạm BOT TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Lúc đó họ cũng thu phí tự động, nhưng sau khi kết thúc thu phí tự động, họ lại truy tố 5 người dùng phần mềm chèn vô để gian lận thu phí. - Nguyễn Minh Hùng
“Mình đưa cái thẻ tự động trừ thì đi nhiều không sao. Còn những gia đình đi ít thì thuộc dạng như chiếm dụng vốn. Có nghĩa tài khoản đi thì trừ, còn không trừ vẫn nằm trong đó và không biết có tính lãi suất cho mình hay không. Nhiều người dân mình không nghĩ, như 1, 2 người với con số 100, 200.000 đồng thì không đáng, nhưng 1.000 hay vài ngàn đầu xe trên cả nước Việt Nam mình mà nạp kiểu đó thì số đó năm im trong đó, những gia đình đi ít tài khoản nạp vào có khi 1 năm mới đi hết thì ngẫu nhiên nó chiếm dụng vốn của mình trong tài khoản để làm mục đích khác.”
Theo lời Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu trong buổi chất vấn Quốc hội ngày 5/6, phía Bộ Giao thông – Vận tải sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước để liên thông tài khoản thẻ và tài khoản ngân hàng để giúp các tài xế thuận tiện hơn.
Vụ việc Trạm thu phí BOT Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành – Dầu Dây ở Đồng Nai bị cướp hơn 2 tỷ đồng vào sáng mùng 3 Tết Kỷ Hợi đã làm nhiều người đặt câu hỏi, khi số tiền trạm thông báo thu được trước đó không trùng khớp với số tiền bị cướp, khiến các lãnh đạo trong công ty đầu tư phải lên báo đính chính nhiều lần.
Thực tế đó tạo nên nghi ngờ về tính minh bạch của các trạm thu phí BOT trên cả nước hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét