May VN bị suy thoái, khủng hoảng trầm trọng, toàn dân gần như chết đói cộng với bị gần như cả thế giới cô lập nên đã buộc phải đổi mới vào cuối thập kỷ 1980, nhờ đó cuộc sống khó khăn nhưng ít ra cũng còn giống con người, có ánh sáng. Cu Ba không may vì vẫn được một số nước giúp đỡ nên cứ thoi thóp mãi 60 năm nay, sống dở, chết dở, người không thành người, ngợm không ra ngợm, quanh năm sống trong hang tối.
Claire Boobbyer 8/6/2019 - Vào giữa thập niên 1950, thủ đô Havana của Cuba nhấp nháy với hàng ngàn ánh đèn màu neon. Những vị khách ăn mặc sành điệu đổ về những nhà hát lộng lẫy sáng loáng với mặt tiền đầy màu sắc. Các quán bar xập xình các giai điệu từ máy hát tự động mời gọi người dân Havana vào trong với những bảng hiệu sáng choang. Và trên những đường phố của thành phố, những chiếc xe hơi do Mỹ sản xuất với đường cong và màu vàng quyến rũ lấp lánh trong ánh đèn neon vào buổi tối. Havana là một thành phố rạng ngời văn hóa, nghệ thuật và sự suy đồi.
Thủ đô Cuba bừng sáng trở lại ánh đèn neon
'Màn đêm rực sáng'
Nhưng sau cuộc cách mạng của Fidel Castro vào năm 1959, các quy định của chính phủ và những ưu tiên kinh tế khác đã buộc nhiều địa điểm phô trương phải đóng cửa. Cùng với chúng là những biển hiệu đèn neon cũng tắt ngúm. Hàng chục năm hỗn loạn kinh tế và những hạn chế thương mại khắt khe trong khuôn khổ lệnh cấm vận của Mỹ khiến cho khó mà sửa sang lại những di tích tiêu điều này, và những bảng hiệu một thời sáng choang đã phai nhòa trong ký ức.
Giờ đây, hơn nửa thế kỷ sau, một nghệ sỹ Cuba đang đưa những bảng hiệu hoài niệm này trở lại và thắp sáng lại đường phố Havana nhân dịp kỷ niệm thành phố này tròn 500 tuổi, vào năm 2019.
Trong vòng ba năm qua, nghệ sỹ Kadir Lopez đã vất vả cứu chữa và phục hồi những bảng hiệu xưa cũ này, từng cái một, trong khuôn khổ dự án Bảng hiệu Đèn Neon Havana của ông.
Cho đến nay, ông và đội ngũ của mình đã phục dựng được của hơn 50 bảng hiệu trở lại hào quang thuở xưa.
Và, gần 40 năm sau khi bị đóng cửa, López đã khai trương lại Rạp chiếu bóng Rex nổi tiếng hồi tháng Tư với cái tên mới là Trung tâm REX Neon.
"Đèn neon đã làm rực sáng màn đêm và cho phép người dân thấy những gì mà họ chưa từng thấy trước đó," López nói với tôi khi chúng tôi ngồi trong rạp REX.
"Hiệu ứng của đèn neon quả là không ngờ. Mọi người nhìn thành phố bằng một cách khác. Khi có một chút ánh sáng, người dân địa phương có thể thấy được những nếp nhăn của thành phố và ánh sáng của lịch sử."
Bản quyền hình ảnhCLAIRE BOOBBYER
Từ những năm 1930 cho đến 1950, khi các quán rượu, phòng the và các chương trình tạp kỹ thu hút mafia, người giàu và những kẻ phóng đãng đến Cuba, Havana sáng rực những bảng hiệu đèn neon quảng cáo những nhà hát đồi trụy, những cô gái trình diễn trong trang phục đính đĩa bạc, điện ảnh thời hoàng kim, nhà hàng và các cửa hiệu kinh doanh khác.
Havana có Broadway riêng - được gọi là Calle 23 - và hơn 140 rạp chiếu bóng (nhiều hơn cả New York và Paris vào lúc đó), tất cả đều rực rỡ với đèn neon.
Từ những năm 1930 cho đến 1950, khi các quán rượu, phòng the và các chương trình tạp kỹ thu hút mafia, người giàu và những kẻ phóng đãng đến Cuba, Havana sáng rực những bảng hiệu đèn neon quảng cáo những nhà hát đồi trụy, những cô gái trình diễn trong trang phục đính đĩa bạc, điện ảnh thời hoàng kim, nhà hàng và các cửa hiệu kinh doanh khác.
Havana có Broadway riêng - được gọi là Calle 23 - và hơn 140 rạp chiếu bóng (nhiều hơn cả New York và Paris vào lúc đó), tất cả đều rực rỡ với đèn neon.
Ánh đèn màu lụi tàn
Vào thời thập niên 1960, sau khi Cách mạng Cuba của những người cộng sản đóng cửa và quốc hữu hóa các tập đoàn của Mỹ, chính quyền mới của Fidel Castro đã đầu tư vào múa ballet, nghệ thuật, sân khấu và phim ảnh, nhưng không đầu tư vào những con đường và kiến trúc già cỗi của thành phố. Những biển hiệu điện cao áp của Havana bị tháo xuống hay bị để mặc cho tàn lụi như những con đom đóm chết.
Nhưng nhờ vào việc hợp thức hóa ngày càng tăng các doanh nghiệp tư nhân, buôn bán bất động sản và đầu tư nước ngoài của nhà nước Cuba trong thập niên vừa qua, ngày càng có nhiều các doanh nhân Havana bắt đầu đặt hàng các bảng hiệu đèn neon cho cửa hàng và công ty mới của họ.
Sự quan tâm thương mại mới hồi sinh này cộng với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế cho mỗi bảng hiệu đã giúp dự án khôi phục của Lopez từ từ bắt đầu thắp sáng lại những bảng hiệu neon từng một thời sáng rực để trang hoàng những rạp hát, rạp chiếu bóng và nhà hàng của Nhà nước, những địa điểm vốn đã trở nên tối om trong những thập niên vừa qua.
López đã chiêu dụ những nhà tài trợ tiềm năng với lời mời gọi: "Đây là những đứa con bị bỏ rơi cần người nhận nuôi chúng."
Khôi phục những bảng hiệu neon này là một quá trình vất vả.
Một khi López và đội ngũ của ông nhận được đặt hàng, họ dựng giàn giáo để cẩn thận di dời và hạ xuống bảng hiệu cũ bằng dây thừng. Sau đó họ đặt nó đằng sau một chiếc xe tải lấy hàng, chở đến xưởng của López ở khu Kohly và từ từ dỡ bỏ các lớp gỉ sét trước khi đốt nóng những chiếc đèn ống để uốn các chữ cái trở lại hình dáng cũ một cách hoàn hảo.
Việc phục hồi một bảng hiệu có thể mất từ hai đến ba tuần, tùy vào tình trạng của bảng hiệu đó và mức độ phức tạp của thiết kế ban đầu. Một khi bảng hiệu đã được sửa xong, họ sẽ đưa nó trở lại chỗ cũ và gắn nó lên như trước.
Giống như những sợi vàng bạc trang trí mỏng manh, các bảng hiệu sáng loáng của López cũng giúp soi rọi di sản giàu có của Havana về những mặt tiền kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, phong cách Baroque và Art Deco.
Nhóm của ông hiện đang khôi phục bảng hiệu Fin de Siglo với đường cong lộng lẫy của cửa hàng tạp hóa đặt theo tên người trên đường Fin de Siglo, những bảng hiệu cho Đại lộ San Rafael và toàn bộ chùm đèn neon tại Nhà hát tạp kỹ Tropicana nổi tiếng.
Trong vòng ba năm qua, López và nhóm của ông đã khôi phục những chiếc đèn ống lấp lánh cho Khách sạn Hotel Inglaterra ở Công viên Trung tâm, Nhà hát Cine El Mégano và Nhà hát Mella.
Ngoài ra, có thêm 150 bảng hiệu đèn neon đã được đặt hàng để ông phục hồi.
Tạo ra sự thay đổi
Bản quyền hình ảnhDAVID CARTER
López lớn lên ở Havana, nơi những đường phố vương vãi những bảng hiệu hoen gỉ và tắt ngúm, nhưng mãi cho đến 10 năm trước đây ông mới bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng những bảng hiệu cũ trong các phẩm nghệ thuật của mình - một hành trình rốt cuộc đã đưa ông đến với bảng hiệu đèn neon.
López bắt đầu thu lượm những bảng hiệu cây xăng Mỹ trong những sân nhà ở Havana và tham khảo những bức ảnh dữ liệu có từ những năm 1950 để tạo một lớp mới trên bề mặt.
Ông cũng bắt đầu lục trong những bản đồ, tập ảnh, thư từ cũ và những bảng hiệu bị vứt bỏ trên khắp Cuba.
López sau đó chụp ảnh mặt tiền các nhà hát và rạp chiếu bóng ở Havana và chuyển những hình ảnh này thành tranh dầu trên những tấm vải bố khổ lớn trong loạt tác phẩm được trưng bày trong khuôn khổ lễ hội Havana 2012, sự kiện tổ chức hai năm một lần.
López tiếp tục bị thu hút vào những lỗ thủng trên đèn neon sau cuộc triển lãm năm 2012 và bắt đầu nghĩ về việc đưa đèn neon vào nghệ thuật của ông.
"Những gì tôi được học toàn là cổ điển, về sự bền vững của nghệ thuật, do đó tôi khó mà định nghĩa đèn neon là nghệ thuật," ông nói. "Ánh sáng của đèn neon - khí trong một chiếc ống vốn không thể thoát ra - cũng giống như nhốt ai đó vào tù cho đến khi họ chết vậy. Nhưng khi đó tôi nghĩ, cũng ánh sáng đó, ánh đèn neon, đem đến cơ hội thắp sáng và tạo ra sự thay đổi."
Ở một đất nước chỉ sản xuất được rất ít, buộc hàng ngàn người phải đi mua hàng ồ ạt ở Miami và Panama cho tất cả mọi thứ từ dụng cụ sơ-cua cho đến nước sơn, López tự hỏi làm sao ông có thể làm đèn neon với vật liệu hạn chế như thế.
Nhưng khoảnh khắc ý tưởng lóe sáng trong đầu xảy ra khi ông lần theo hai người thợ làm kính Cuba và bắt đầu sửa chữa những đèn ống hiện có bằng những dụng cụ cũ kiếm được ở Havana.
Một cuộc gặp tình cờ với nhà phục chế đèn neon người Mỹ gốc Cuba Adolfo Nodal và được giới thiệu với ông Jeff Friedman của xưởng Let There Be Neon ở New York đã tạo nên sự kết hợp hoàn hảo.
Với nền tảng hiểu biết của Nodal và chuyên môn, hậu cần của Friedman và những thiết bị mà ông tặng, dự án Habana Light Neon + Signs của López được khai sinh.
López lớn lên ở Havana, nơi những đường phố vương vãi những bảng hiệu hoen gỉ và tắt ngúm, nhưng mãi cho đến 10 năm trước đây ông mới bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng những bảng hiệu cũ trong các phẩm nghệ thuật của mình - một hành trình rốt cuộc đã đưa ông đến với bảng hiệu đèn neon.
López bắt đầu thu lượm những bảng hiệu cây xăng Mỹ trong những sân nhà ở Havana và tham khảo những bức ảnh dữ liệu có từ những năm 1950 để tạo một lớp mới trên bề mặt.
Ông cũng bắt đầu lục trong những bản đồ, tập ảnh, thư từ cũ và những bảng hiệu bị vứt bỏ trên khắp Cuba.
López sau đó chụp ảnh mặt tiền các nhà hát và rạp chiếu bóng ở Havana và chuyển những hình ảnh này thành tranh dầu trên những tấm vải bố khổ lớn trong loạt tác phẩm được trưng bày trong khuôn khổ lễ hội Havana 2012, sự kiện tổ chức hai năm một lần.
López tiếp tục bị thu hút vào những lỗ thủng trên đèn neon sau cuộc triển lãm năm 2012 và bắt đầu nghĩ về việc đưa đèn neon vào nghệ thuật của ông.
"Những gì tôi được học toàn là cổ điển, về sự bền vững của nghệ thuật, do đó tôi khó mà định nghĩa đèn neon là nghệ thuật," ông nói. "Ánh sáng của đèn neon - khí trong một chiếc ống vốn không thể thoát ra - cũng giống như nhốt ai đó vào tù cho đến khi họ chết vậy. Nhưng khi đó tôi nghĩ, cũng ánh sáng đó, ánh đèn neon, đem đến cơ hội thắp sáng và tạo ra sự thay đổi."
Ở một đất nước chỉ sản xuất được rất ít, buộc hàng ngàn người phải đi mua hàng ồ ạt ở Miami và Panama cho tất cả mọi thứ từ dụng cụ sơ-cua cho đến nước sơn, López tự hỏi làm sao ông có thể làm đèn neon với vật liệu hạn chế như thế.
Nhưng khoảnh khắc ý tưởng lóe sáng trong đầu xảy ra khi ông lần theo hai người thợ làm kính Cuba và bắt đầu sửa chữa những đèn ống hiện có bằng những dụng cụ cũ kiếm được ở Havana.
Một cuộc gặp tình cờ với nhà phục chế đèn neon người Mỹ gốc Cuba Adolfo Nodal và được giới thiệu với ông Jeff Friedman của xưởng Let There Be Neon ở New York đã tạo nên sự kết hợp hoàn hảo.
Với nền tảng hiểu biết của Nodal và chuyên môn, hậu cần của Friedman và những thiết bị mà ông tặng, dự án Habana Light Neon + Signs của López được khai sinh.
Bản quyền hình ảnhCLAIRE BOOBBYER
López đã chuyển đổi khu vườn của ông ở Havana thành xưởng làm việc. Chẳng mấy chốc nó đã trông giống như một nghĩa trang lộn xộn với các bảng hiệu, dây thép và mớ đèn neon hỗn độn.
Ông đã sắp sửa bỏ cuộc thì biết được rạp hát phức hợp đầu tiên của Cuba, rạp Rex được xây vào năm 1938, có thể được chính phủ cho thuê lại.
Không hề nản chí với hàng chục năm nước cống thải tụ lại bên trong diện tích 650 mét vuông bị bỏ hoang, López và một nhóm các công nhân xây dựng đã bắt tay phục hồi rạp Rex và khu phức hợp chiếu bóng liền kề trước đây, và biến cả hai chỗ này thành Trung tâm REX Neon đa mục đích.
López đã chuyển đổi khu vườn của ông ở Havana thành xưởng làm việc. Chẳng mấy chốc nó đã trông giống như một nghĩa trang lộn xộn với các bảng hiệu, dây thép và mớ đèn neon hỗn độn.
Ông đã sắp sửa bỏ cuộc thì biết được rạp hát phức hợp đầu tiên của Cuba, rạp Rex được xây vào năm 1938, có thể được chính phủ cho thuê lại.
Không hề nản chí với hàng chục năm nước cống thải tụ lại bên trong diện tích 650 mét vuông bị bỏ hoang, López và một nhóm các công nhân xây dựng đã bắt tay phục hồi rạp Rex và khu phức hợp chiếu bóng liền kề trước đây, và biến cả hai chỗ này thành Trung tâm REX Neon đa mục đích.
Bản quyền hình ảnhDAVID CARTER
Ngoài việc là chỗ trưng bày ấn tượng những bảng hiệu được phục chế, trung tâm vừa mới khai trương còn trưng bày về di sản neon của Havana và một loạt những đèn neon cổ.
Cụm rạp chiếu bóng trước đây sẽ có chỗ thuyết trình, một rạp phim để chiếu những bộ phim về nghệ thuật và một phòng trưng bày giới thiệu tác phẩm của các nghệ sỹ Cuba.
Một trung tâm sản xuất với thợ làm kính tại chỗ sẽ được mở cửa trong tương lai. Hy vọng là, theo López và Nodal, nó sẽ thu hút sự quan tâm của người trẻ Cuba trong việc chế tác bảng hiệu đèn neon.
"Mục đích cuối cùng là đem lại cảm giác ánh sáng nơi công chúng," Nodal nói. "Thật là tuyệt khi chứng kiến một nghệ sỹ thay đổi hình ảnh của thành phố."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Ngoài việc là chỗ trưng bày ấn tượng những bảng hiệu được phục chế, trung tâm vừa mới khai trương còn trưng bày về di sản neon của Havana và một loạt những đèn neon cổ.
Cụm rạp chiếu bóng trước đây sẽ có chỗ thuyết trình, một rạp phim để chiếu những bộ phim về nghệ thuật và một phòng trưng bày giới thiệu tác phẩm của các nghệ sỹ Cuba.
Một trung tâm sản xuất với thợ làm kính tại chỗ sẽ được mở cửa trong tương lai. Hy vọng là, theo López và Nodal, nó sẽ thu hút sự quan tâm của người trẻ Cuba trong việc chế tác bảng hiệu đèn neon.
"Mục đích cuối cùng là đem lại cảm giác ánh sáng nơi công chúng," Nodal nói. "Thật là tuyệt khi chứng kiến một nghệ sỹ thay đổi hình ảnh của thành phố."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét