Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Săn bản đồ bị mất việc; mất bản đồ được viết sử!

Sự kiện một nhà khoa học tài năng ở độ tuổi chín mùi, sung mãn, từng là đề tài, là tác giả của hàng ngàn bài báo phải rời khỏi guồng máy nhà nước không được tờ báo nào thông tin. Ngược lại, hầu hết báo chí quốc doanh lại đua nhau khai thác thông tin nhảm nhí về Khá Bảnh, một hot boy của giới trẻ có nguồn gốc giang hồ. Báo Người Việt đã bình luận “Sự kiện kỷ luật ông Sơn hay cách ứng xử của thời đại Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đối với giới trí thức thực sự đã cho thấy một phản ứng ngược mà bản thân ông Trọng không nhận ra. Bởi sự ra đi của ông Chu Hảo hay Trần Đức Anh Sơn không làm mất đi tính danh giá của cá nhân họ, mà ngược lại nó càng gia cố thêm sự danh giá cá nhân của họ, và họ được hoan nghênh, ca tụng là “sự trở về với nhân dân.” Và với quyết định kỷ luật lần này mà đảng CSVN áp dụng đối với ông Sơn, câu hỏi đặt ra là: Những người có tài có tâm huyết đều ra đi, vậy trong đảng còn lại những ai?
Săn bản đồ, giữ đảo bị cho thôi việc; bán đất, mất bản đồ được giao chỉ đạo công trình lịch sử!
Gió Bấc 2019-04-03 - Đảng và nhà nước Việt Nam trong dụng nhân tài và bảo vệ chủ quyền, lợi ích công cộng như thế nào? Khai trừ đảng, cho thôi việc tiến sĩ khoa học tài năng Trần Đức Anh Sơn, người chuyên “săn bản đồ” cổ và tìm ra nhiều bằng chứng về chủ quyền biển đảo Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường sa. Trớ trêu thay, Tất Thành Cang, người phải chịu phần lớn trách nhiệm về những sai phạm đất đai, làm mất bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm, bán rẻ hơn 30.000 m2 đất ở Phước Kiển, … lại được bổ nhiệm làm phó ban chỉ đạo công trình lịch sử của TP. HCM.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, FB Tran Duc Anh Son
Ngày 30-3, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Viện phó Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, thông tin trên fb cá nhân, cho biết “Ngày mai, 31/3/2019, sẽ là ngày tôi chấm dứt “sự nghiệp” viên chức nhà nước của mình sau 29 năm 1 tháng 11 ngày theo đuổi “sự nghiệp” ấy. Quyết định cho tôi thôi việc đã được Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng ký hôm thứ Năm (28/3/2019), mà hôm nay và ngày mai là hai ngày nghỉ cuối tuần, nên chính xác thì tôi đã chấm dứt sự nghiệp “viên chức” từ 5g chiều qua (29/3/2019)”.

“Người săn bản đồ”
Điểm lại 29 năm làm việc trong guồng máy nhà nước, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho thấy một bề dày đáng nể: “đã xuất bản được 9 đầu sách viết riêng, 3 đầu sách viết chung và 12 cuốn sách với tư cách là chủ biên. Những cuốn sách tôi viết hay chủ biên, chủ yếu là về lịch sử - văn hóa Huế, di tích và văn vật của triều Nguyễn, chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông... Tôi cũng đã viết rất nhiều bài báo / bài nghiên cứu (không nhớ chính xác, nhưng ước khoảng trên 1.500 bài), đăng tải trên khoảng 300 tờ báo và tạp chí khác nhau ở trong và ngoài nước. Tôi đã tập hợp nhưng bài đăng báo này, copy và đóng thành bộ TRẦN ĐỨC ANH SƠN TOÀN TẬP để lưu trữ tại tủ sách gia đình. Đến nay, bộ toàn tập này đã được 18 tập.
Về nghiên cứu khoa học, đã chủ trì 13 đề tài / đề án nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội - nhân văn; và hiện đang chủ trì 2 đề án nghiên cứu khác. đã tham dự khoảng 40 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; có 5 bài nghiên cứu được đăng trong tạp chí chuyên ngành
- Đã giảng dạy tại 5 trường đại học và cao đẳng, hướng dẫn 10 học viên cao học làm xong luận văn thạc sĩ, hiện đang hướng dẫn 01 học viên khác
- Về nghiên cứu và tu nghiệp ở nước ngoài, đã đoạt được học bổng toàn phần của các chính phủ nước ngoài để đi tu nghiệp và nghiên cứu ở: Nhật Bản (1997 - 1998), Hàn Quốc (1999), Đức (2004), Pháp (2004) và Hoa Kỳ (2015 - 2016). …{2}
Dòng trạng thái trên FB của Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn hôm 30/3/2019
Dòng trạng thái trên FB của Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn hôm 30/3/2019 Courtesy FB Tran Duc Anh Son
Ông cho biết đã tìm thấy bằng chứng trong hơn 50 cuốn sách bằng tiếng Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha - về việc một nhà thám hiểm Việt Nam thời Nguyễn đã cắm cờ ở Hoàng Sa và Trường Sa vào những năm 1850.
Ông Sơn từng có một số sách được xuất bản như "Hoàng Sa, Trường Sa, Tư liệu và quan điểm của học giả quốc tế", "Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa", v. v…
Sai mà không biết sai gì
Sự kiện một nhà khoa học tài năng ở độ tuổi chín mùi, sung mãn, từng là đề tài, là tác giả của hàng ngàn bài báo phải rời khỏi guồng máy nhà nước không được tờ báo nào thông tin. Ngược lại, hầu hết báo chí quốc doanh lại đua nhau khai thác thông tin nhảm nhí về Khá Bảnh, một hot boy của giới trẻ có nguồn gốc giang hồ.
Trước đó, ngày 8-3, cũng tất cả các tờ báo quốc doanh rộ lên thông tin Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ đảng. Nội dung thông tin y hệt như nhau, rất chung chung.
Thành ủy Đà Nẵng cho rằng ông Trần Đức Anh Sơn đã viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mạng xã hội, vi phạm Điều 3, 4, Quy định số 47 của Ban chấp hành trung ương khóa XI về những điều đảng viên không được làm; vi phạm Quy định 5946 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp.
Thành ủy nhận định những vi phạm của ông Sơn là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; Làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan nơi sinh hoạt, công tác
Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng đối với ông Trần Đức Anh Sơn”.
Điều lạ lùng là những thông tin “tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” đó là gì thì không được báo chí nêu ra để người dân biết lên án, đầu tranh với ông Sơn, thể hiện lòng trung thành dạt dào với đảng. Theo tiêu chí của nền báo chí dân chủ xã hội chủ nghĩa cao gấp trăm lần dân chủ giả hiệu của phương Tây thì lẽ ra phải có chiến dịch thông tin, trích dẫn những luận điểm sai trái như từng làm với Nhân Văn Giai Phẩm vì các bài viết của ông Sơn trên mạng xã hội là công khai, đâu phải lén lút bí mật?
BBC đã nhận định rằng: “Một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng nhiều khả năng đó là những bài viết của ông Sơn phân tích tình hình Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa và các nhận định về Trung Quốc….
Bị khai trừ vẫn … lương thiện, yêu nước
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng mấu chốt của sự việc là từ bài trả lời phỏng vấn New York Times của ông Sơn năm 2017 với tiêu đề 'Người săn bản đồ ủng hộ lập trường của Việt Nam về chủ quyền trên Biển Đông".
Bài viết kể về hành trình ông Sơn, theo lệnh cấp trên, đi tìm kiếm các tài liệu và bản đồ trên khắp thế giới để hỗ trợ chứng cứ cho khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Bài báo trên New York Times về Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn
Bài báo trên New York Times về Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn Courtesy New York Times/ ảnh chụp màn hình
Sau đó ông Sơn kết luận rằng Việt Nam nên thách thức các hoạt động của Trung Quốc tại một số đảo thuộc các vùng biển đang tranh chấp, như Philippines đã làm và đã thành công. Nhưng cấp trên của ông 'không bị lay chuyển' bởi đề xuất này.
"Họ luôn luôn nói với tôi, "Sơn, hãy giữ bình tĩnh", "Đừng nói xấu về Trung Quốc", ông Sơn nói trong bài báo trên New York Times.
"Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam là '"nô lệ" của Bắc Kinh, ông [Trần Đức Anh Sơn] cay đắng nói... Đó là lý do tại sao chúng ta giấu nhiều tài liệu trong bóng tối," bài báo của Mike Ives trên New York Times viết.{2}
Trải lòng trên fb về vụ kỷ luật này, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn đã chân thành xin lỗi những cộng sự, bạn bè, người thân vì đã làm phiền đến họ nhưng ông khẳng định “Tôi vẫn luôn là một người lương thiện, yêu nước, yêu đồng bào mình và vẫn tràn đầy nhiệt huyết như trước, vẫn là NGƯỜI NƯỚC HUỆ như các bạn đã từng biết ở trên Facebook lẫn ngoài đời. Vậy nhé các bạn".
Hàng trăm bài viết và ý kiến trên mạng xã hội đã chia sẻ với Tiến Sĩ Anh Sơn bị khai trừ không phải là chuyện buồn. Báo Người Việt đã bình luận “Sự kiện kỷ luật ông Sơn hay cách ứng xử của thời đại Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đối với giới trí thức thực sự đã cho thấy một phản ứng ngược mà bản thân ông Trọng không nhận ra. Bởi sự ra đi của ông Chu Hảo hay Trần Đức Anh Sơn không làm mất đi tính danh giá của cá nhân họ, mà ngược lại nó càng gia cố thêm sự danh giá cá nhân của họ, và họ được hoan nghênh, ca tụng là “sự trở về với nhân dân.” Và với quyết định kỷ luật lần này mà đảng CSVN áp dụng đối với ông Sơn, câu hỏi đặt ra là: Những người có tài có tâm huyết đều ra đi, vậy trong đảng còn lại những ai?” {3}
Cũng ngay trong ngày Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn bị cho thôi việc, dư luận lại lên cơn phẫn nộ trước thông tin Tất Thành Cang được giao chức chức vụ Phó trưởng Ban chỉ đạo công trình lịch sử TP HCM.
Trong khi im như thóc về việc Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn bị cho thôi việc, các báo lề phải đồng loạt đưa tin về chức vụ mới của Tất Thành Cang cũng theo cùng một khuôn mẫu.
Tại hội nghị lần thứ 26 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X diễn ra chiều nay 30/3, ông Tất Thành Cang có mặt tại hội trường thành ủy. Theo danh sách niêm yết trên bảng thông tin điện tử tại hội nghị, ông Tất Thành Cang hiện đang giữ chức vụ Phó trưởng Ban chỉ đạo công trình lịch sử TP HCM” {4}.
Tuy nhiên lần này khá hơn một chút, các báo đều cố gắng nhắc lại cái quá khứ đen đúa của Cang một cách giản lược.
Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cuối năm 2018 đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, cách chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2015 - 2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ TP. HCM.”
Dọn rác cũng cần trung thực
Ngoài ra, ông Tất Thành Cang còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố. Trước đó, trong thời gian giữ vị trí Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM, ông Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự án và ký tắc hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm….” {4}
Mạng xã hội thật sự lên cơn phẫn nộ về việc phân công này. Nhiều fbker là nhà báo đã miệt thị nặng nề bất chấp luật An Ninh Mạng hay những đánh giá khắt khe của cơ quan chủ quản có thể đẩy họ ra khỏi vị trí công việc. Fbker Trần Xuân Thái, Thư ký Tòa soạn Thời báo Kinh tế Việt Nam đã viết:”Nhục lắm, cho thành phố Sài Gòn này. Đúng hơn là TP. HCM, vì 2 chữ "Sài Gòn" thì không làm vậy. Tên tội đồ đi chỉ đạo dự án về lịch sử. Đan Mạch, xúc phạm cha ông.
Đừng cố gắng cơ cấu kiểu "hết xôi rồi việc" như vậy, vì nhân dân dễ nhận ra một lũ dốt nát, ngạo mạn.
Vấn đề là, mọi kẻ dốt nát đều ngạo mạn. Và những kẻ kiêu ngạo đều coi trời bằng vung..” {5}
Ông Tất Thành Cang, cựu Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh
Ông Tất Thành Cang, cựu Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, Courtesy Chân Trời Mới Media
Hoàng Hải Vân, cựu Tổng Thư Ký Tòa soạn báo Thanh Niên viết “Lịch sử Sài Gòn – TPHCM phải được viết bởi những người có trí tuệ và có nhân phẩm mới có thể bảo đảm được tầm cỡ và tính trung thực của công trình. Đó là các vị giáo sư, các nhà khoa học lịch sử và khoa học liên ngành uy tín có thực học. Công trình chắc chắn tốn không ít tiền của.
Thế nhưng Thành ủy TP. HCM lại giao cho ông Tất Thành Cang, người vừa bị Trung ương Đảng thi hành kỷ luật cách chức do những sai phạm tày đình liên quan đến sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích gây tổn hại nghiêm trọng cho chính quyền và nhân dân thành phố, làm “Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo công trình Lịch sử TP. HCM” (theo báo Tuổi Trẻ). Dù ông Cang vẫn còn là Thành ủy viên, nhưng ông này không còn một chút uy tín nào đối với người dân, sao có thể đủ tư cách chỉ đạo các nhà khoa học có tư cách viết lịch sử ?
Điều hành các công nhân dọn rác cũng cần phải giao cho người trung thực và biết như thế nào là sạch sẽ, huống hồ là điều hành một tập thể các nhà khoa viết sử. Thành ủy TP. HCM muốn mang tiền nhân và giới trí thức viết sử ra đùa giỡn chăng ?” {6}
Theo VOA thì “một số nhà quan sát và nhà báo kỳ cựu Việt Nam viết trên mạng xã hội rằng chức danh mà ông Tất Thành Cang mới được giao có thể xem chỉ là một điểm dừng chân tạm, một “ga xép” trong quá trình ông bị kỷ luật.
Các nhà quan sát, nhà báo dẫn ra trường hợp cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Đinh La Thăng, hay các cựu Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn… đều bị kỷ luật về mặt đảng, tiếp đến được giao những nhiệm vụ tạm thời, nhưng cuối cùng đã bị truy tố, bắt giam, và xử tù. Từ đó, họ nhận định rằng cựu quan chức đảng Tất Thành Cang khó tránh khỏi số phận tương tự”.{7}
Nhận định này có vẻ để vuốt ve, làm giảm đi sự phẫn nộ của dư luận, thực ra, những trường hợp trên đều là quan chức cấp cao hơn và mỗi người có hoàn cảnh khác nhau nên cần có chỗ ngồi tạm trước khi vào lò. Trường hợp của Cang hoàn toàn khác, sai phạm của Cang với nước và nhất là với Dân quá lớn, quá rõ không cần ngồi tạm ở đâu trước khi vào lò.
Khác với những ông Bộ trưởng đã nêu, Cang phạm tội với Dân nhưng không có lỗi gì với đảng. Cang không ăn một mình mà ăn đồng chia đủ. Cang bản lĩnh không chỉ ra người trong bụi nên càng được đảng bảo vệ, Còn lâu Cang mới vào lò. Nếu dư luận xẹp xuống, Cang sẽ tiếp tục yên vị.
__________________________
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét