Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

(1) NÓI CHUYỆN VỚI TRÍ THỨC LƯU MANH

CHÚNG NÓ bảo: “chế độ này của dân, do dân và vì dân”, nhưng CHÚNG TAO, tức là người dân, chỉ cần nói một câu không hợp với lỗ nhĩ của CHÚNG NÓ là bị CHÚNG NÓ qui cho tội “chống đối”, “phản động”… CHÚNG NÓ “ăn”, đến mức một người trong bọn CHÚNG NÓ phải kêu lên: “Ăn không từ thứ gì của dân”, trong khi CHÚNG TAO chỉ được làm hai việc: Thời chiến thì đi lính với chiến lợi phẩm là hai con búp bê, còn thời bình thì è cổ đóng đủ thứ thuế/phí/lệ để nuôi CHÚNG NÓ.
NÓI CHUYỆN VỚI TRÍ THỨC LƯU MANH
Mấy lời phi lộ: 1. Loạt bài này lấy cảm hứng từ STT “CHÚNG TA vs.CHÚNG NÓ” (xem phần phụ lục 1) được nhà báo Hoàng Tư Giang share với lời bình như sau: "Chả nhẽ lòng tốt, sự tử tế của xã hội này đã kiệt quệ? Tôi không tin là như vậy. Đang suy nghĩ để viết thì thấy bài này của anh…” nhưng sau đó không thấy nhà báo HTG bênh vực người viết STT kia mà thậm chí con block luôn chủ thớt này. Ông Võ Văn Thưởng dùng những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng chưa lâm trận đã chạy như thế thì báo chí quốc doanh, dù có quy hoạch kiểu gì cũng mãi mãi sợ mạng xã hội mà thôi.

2. Có người đề nghị nêu đích danh người tham gia đối thoại trong loạt bài này. Nhưng, như đã nói, bài này lấy cảm hứng từ "CHÚNG TA vs CHÚNG NÓ" cho nên tôi dùng những đại từ như "CHÚNG TAO", "TAO", MÀY", nếu gọi đích danh người đối thoại thì dường như không được lịch sự lắm và giọng văn cũng gay gắt quá. Xin coi những đoạn trích dẫn ở đây là của một kiểu người mà chúng ta vẫn gọi là DƯ LUẬN VIÊN và chúng ta đang đối thoại với DLV nói chung.
3. Càng nghĩ tới vụ án thằng đảng viên Linh Ấu Dâm, càng thấy bọn tuyên truyền/ủng hộ tư tưởng này: "Chúng nó cũng là chúng ta mà thôi" là bọn vô cùng khốn nạn: Đánh đồng nạn nhân với thủ phạm, đánh đồng người công chính với bọn đảng viên lưu manh. Nhiều sự đồi phong bại tục là do tư tưởng này mà ra. Bọn này mà được đứng trên bục giảng hoặc làm báo thì đúng là sự chế nhạo lương tri của con người.



BUỔI THỨ NHẤT

Lưu manh: CHÚNG NÓ CŨNG LÀ CHÚNG TA MÀ THÔI.


Trả lời: CHÚNG NÓ (trong đó có thể có cả mày) không phải là CHÚNG TA hay ít nhất cũng không phải là CHÚNG TAO. Milovan Djilas cách đây hơn 60 năm (1957) đã gọi CHÚNG NÓ (trong đó có thể có cả mày) là Giai cấp mới. Chỉ có CHÚNG NÓ mới có quyền lực, CHÚNG TAO (có thể không có mày) chẳng bao giờ được mon men tới gần quyền lực. CHÚNG NÓ có thể tự tung tự tác, muốn là gì thì làm, chẳng phải báo cáo với ai, chẳng phải chịu trách nhiệm trước bất cứ người nào, ngoài đồng đảng của CHÚNG NÓ mà CHÚNG NÓ thì bao che nhau. CHÚNG NÓ “nâng đỡ không trong sáng nhau”, cái này mày biết rồi, không cần nói nữa.

Tướng tấn, tá tạ, úy yến, lính chiến hai búp bê

CHÚNG NÓ xử nhau theo “lệ”, nhẹ hều: ăn cắp/làm thất thoát hàng chục, hàng trăm tỉ đồng có khi chỉ phải kiểm điểm rồi hạ cánh an toàn. Trong khi đó CHÚNG NÓ xử CHÚNG TAO bằng luật cực kì hà khắc: Con cái CHÚNG TAO ăn cắp 1 con vịt về nhậu, 7 năm tù; cái này mày cũng biết rồi.

CHÚNG NÓ có thể giống CHÚNG TAO ở một số điểm nào đó, nhưng CHÚNG NÓ thực chất không phải là CHÚNG TAO. CHÚNG NÓ (trong đó có thể có cả mày) là giai cấp cai trị, còn CHÚNG TAO (trong đó có thể không có mày) là bọn bị trị. CHÚNG NÓ bảo: “chế độ này của dân, do dân và vì dân”, nhưng CHÚNG TAO, tức là người dân, chỉ cần nói một câu không hợp với lỗ nhĩ của CHÚNG NÓ là bị CHÚNG NÓ qui cho tội “chống đối”, “phản động”… CHÚNG NÓ “ăn”, đến mức một người trong bọn CHÚNG NÓ phải kêu lên: “Ăn không từ thứ gì của dân”, trong khi CHÚNG TAO chỉ được làm hai việc: Thời chiến thì đi lính với chiến lợi phẩm là hai con búp bê, còn thời bình thì è cổ đóng đủ thứ thuế/phí/lệ để nuôi CHÚNG NÓ.


Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bức xúc: “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa, từ liều vacxin con con đến tiền chữa bệnh bảo hiểm”

TẤT CẢ NHỮNG CHUYỆN NÀY MÀY ĐỀU BIẾT, TẠI SAO MÀY LẠI ĂN NÓI NGẠO NGƯỢC, ĐỂU GIẢ NHƯ THẾ? 

BUỔI THỨ HAI 

Lưu manh: Thực tế những gì đang xảy ra ở VN tương tự với rất nhiều nơi trên thế giới chứ đâu phải chỉ là “đặc sản riêng” của chúng ta. Các facebooker có ảnh hưởng dư sức biết điều này.

Nhờ nhà báo Mạnh Kim trả lời: Nếu Nguyễn Hữu Linh không phải là đảng viên và là cựu phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Đà Nẵng, mà chỉ là một anh xe ôm, thì phản ứng dư luận có dữ dội như vậy không? Người ta có thể chia buồn trước cái chết của ông Mười nào đó nhưng tại sao “dân mạng” lại hả hê trước cái chết của “đồng chí Đỗ Mười”?... Người dân thù ghét chính quyền là “hiện tượng” có thực. Sẽ không có một phân tích tâm lý nào đúng với bản chất vấn đề trước “hiện tượng” xã hội này nếu nguồn gốc dẫn đến hiện tượng bị phớt lờ đi. Trước khi lên án những hành động và phát biểu “vô văn hóa” của “dân mạng”, hãy đặt câu hỏi tại sao người ta thù ghét chính quyền; tâm lý thù ghét chính quyền đến từ đâu; và chính quyền có đáng để bị ghét không?

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư TP. Đà Nẵng) cho biết, hành động ném chất bẩn vào nhà Nguyễn Hữu Linh là “không nên và pháp luật không cho phép”, rằng “có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167”, rằng “có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015”. Tuy nhiên, có đại diện pháp luật nào đã lên tiếng cho những tiền lệ trước đó: không phải một mà là rất nhiều lần, nhà của những nhân vật đấu tranh đã từng bị tạt chất bẩn, từng bị khóa trái cửa, từng bị ném đá làm hư hỏng toàn bộ đồ đạc… Trong vài trường hợp, chất bẩn được ném vào nhà “những kẻ phản động” là phân trộn nhớt hoặc phân pha với sơn; cửa nhà họ không chỉ bị khóa trái mà ổ khóa còn bị xịt keo dán sắt; cổng nhà họ cũng bị một nhóm “lạ mặt” nào đó đến quấy nhiễu, trước sự chứng kiến của con cái họ.

Trong gần như bất kỳ xã hội nào, người dân cũng có khuynh hướng chỉ trích chính quyền, từ thuế má đến bảo hiểm y tế... Tuy nhiên, chỉ trích chính sách nhà nước khác với tâm lý thù hằn chế độ. “Ở đâu cũng có” cảnh sát đánh dân nhưng chỉ “ở đây” mới có chuyện “thanh niên tự đập mặt vào gậy cảnh sát giao thông khiến hốc mắt bị lún” hoặc “thanh niên nhập viện cấp cứu sau khi tự va vào dùi cui và súng của công an”…

Khoan vội nói đến các vấn đề chính sách vĩ mô như chuyện đất đai và quy hoạch vốn là một trong những nguồn gốc lớn nhất của bất công dẫn đến xã hội bất bình, hãy nói những chuyện “nhỏ lẻ” hơn để thấy chế độ này sai như thế nào khi nghĩ rằng bàn tay sắt có thể giải quyết mọi vấn đề. Các vụ đánh đập tàn bạo vào người biểu tình quả là có gây sợ hãi nhưng sợ hãi không là cảm giác duy nhất khi người ta xem các cảnh bọn an ninh chìm vung tay đạp chân tàn bạo. Bên cạnh sự sợ hãi là sự trào lên cảm giác oán giận và căm thù. Giận dữ là tức thì. Thù ghét thì âm ỉ. Nó trở thành cảm giác dồn nén chực chờ nổ tung. Có thể người ta không dám xuống đường nữa để biểu thị sự tức giận. Thì người ta sẽ chọn hình thức “khủng bố” bằng những quả bom ngôn từ. Thay vì tìm cách “gỡ bom”, chính quyền thường xuyên tạo ra chất nổ cho các quả bom tiếp theo.

Những trường hợp như vụ Nguyễn Hữu Linh cho thấy sự thất bại tuyệt đối của một nền chính trị. Nó cho thấy, khi công lý đã bị chính quyền chà đạp đến mức chẳng ai còn tin vào sự phán xét và trừng trị của pháp luật thì người dân sẽ có khuynh hướng cho mình quyền phán xét và quyền trừng phạt. Chưa bao giờ mà giá trị công lý bị mờ nhạt như vậy. Mà ai là thủ phạm chính làm cho công lý trở thành trò cười? Đừng chỉ đơn giản trách tại sao xã hội ngày càng trở nên hung hãn. Đừng chỉ trách “một đám dân mạng” ngày càng trở nên “vô học” hoặc “vô văn hóa” khi dễ dàng “ném đá” vào bất cứ chuyện gì. Khi chính quyền là “bà đẻ” cho những cái ác thì đừng trách cái ác quay lại “cắn” chính quyền. Trước khi lên án “tâm lý bệnh hoạn” của cái xã hội đảo điên này, cần nên tìm hiểu “virus” nào gây ra “căn bệnh xã hội” đó. Mà bản thân thầy thuốc cũng bệnh, cả cái bệnh viện cũng bệnh, còn đòi trị ai?

Tâm lý thù ghét chính quyền ngày càng in sâu vào đầu người dân. Hãy thừa nhận “hiện tượng” có thực này. Đến mức này mà còn nghĩ bàn tay sắt có thể làm khiếp nhược người dân thì là một hoang tưởng. Đến mức này mà còn chưa cấp bách sửa lại những sai lầm thì sẽ đến ngày sự giận dữ không chỉ nhắm vào một hoặc vài cá nhân, và sự cuồng nộ sẽ không chỉ giới hạn ở những tiếng chửi rủa hoặc cái cau mày. Đừng nhìn dân như “một bầy cá thể” yếu ớt. Dân tộc (nation) có trước, nhà nước (state) có sau. Dân tộc tạo ra nhà nước. Không có nhà nước nào “đẻ” ra dân tộc. (Hết trích MK)

LỜI BÌNH CỦA PNT: Những gì đang xảy ra ở VN không phải chỉ là “đặc sản riêng” của chúng ta, nhưng nó không xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như mày viết. Đây là giọng lưỡi của LOÀI RẮN ĐỘC. Chúng tao không chấp nhận loài rắn độc, cũng như dân chủ không chấp nhận Hitler, Stalin, Pol Pot, Hugo Chavez, Maduro… và những kẻ đồng hội đồng thuyền với chúng. 

BUỔI THỨ BA


Lưu manh: “Chúng ta cũng cần giảm kỳ vọng về vai trò của nhà nước vì cho dù sứ mệnh là cao đẹp nhưng khả năng rất kém và thường làm cho mọi thứ tệ hơn khi nhúng tay vào”

Trả lời: Mày là thằng nhiều chữ, cho nên mày viết: “cần giảm kỳ vọng về vai trò của nhà nước”, nếu ít chữ hơn chắc chắn mày đã viết: “không nên đòi hỏi nhà nước”. Nhưng tao nói cho mày biết rằng, nói chung dân chúng ở đâu cũng chẳng kì vọng gì nhiều vào nhà nước. Họ được sinh ra, họ phải kiếm sống và rồi sẽ chết một cách bình lặng. Nếu là một người dân bình thường và ở một đất nước bình thường thì nhà nước gần như có cũng như không. Nhưng đây là một nhà nước quái thai, ngay từ đầu nó đã muốn quản lí tất: Nó phê duyệt lí lịch của người ta, nó làm cải cách ruộng đất, nó cải tạo công thương nghiệp, nó bắt người ta sống bằng tem phiếu do nó phát cho, nó bắt người ta đi kinh tế mới, nó bắt người ta vào hợp tác xã, nó ngăn sông cấm chợ… 

Chính tao, cuối năm 1983 đã bị nó bắt 3kg chè búp ngay trên biên giới Thái Nguyên-Hà Nội. Mà mày phải biết rằng, 3kg chè lúc đó là cả một gia sản, không thể nói là tao đã choáng váng và căm thù cái quái thai đó tới mức nào. Nhiều người đã tuyệt vọng tới mức liều mình lao ra biển, chấp nhận một trong 3: “Con nuôi cá, má nuôi con, con nuôi má”. Liên Hợp Quốc nói rằng có 839.000 người liều mình như thế và 10% đã bỏ xác ngoài biển Đông sau khi đã trải qua bao nhục nhã ê chề. Tao nghĩ là mày biết tất cả những chuyện này. Chỉ đến khi CHÚNG NÓ thấy rằng nếu cứ tiếp tục làm như thế thì chính CHÚNG NÓ cũng sẽ chết đói, hoặc sẽ bị người dân thọc huyết thì CHÚNG NÓ mới buông dần ra mà thôi.




Cho nên chúng tao không “kì vọng” mà chúng tao “đòi hỏi”. Đòi hỏi thay đổi, thay đổi tận gốc rễ. Mà trước hết là thay đổi luật lệ. Ví dụ như Luật đất đai. Cái điều luật quái thai: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất…” chính là nguồn gốc khủng khiếp của tham nhũng và đang phá nát xã hội. Đấy chính là nguồn gốc của những bất bình, oan khuất ở Đồng Tâm, ở Thủ Thiêm, ở vườn rau Lộc Hưng… 

Chúng tao đòi những quyền tự nhiên, bất khả tương nhượng mà chúng ta có ngay từ khi lọt lòng mẹ. Đấy là quyền sở hữu, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền lật đổ chính phủ nếu chính phủ không còn phục vụ nhân dân, như lời bài hát Trả lại cho dân đã nói hộ cho chúng ta. CHÚNG TAO ĐÒI THAY ĐỔI NHỮNG ĐIỀU ĐÓ, CHỨ CHÚNG TAO KHÔNG KÌ VỌNG, MÀY ĐÃ NGHE RÕ CHƯA?
Một chuyến vượt biển từ miền bắc Việt Nam


Cho nên lời khuyên của mày: “Chúng ta cũng cần giảm kỳ vọng về vai trò của nhà nước…” mặc dù đã được mày làm nhẹ đi bằng cái đuôi: “khả năng rất kém và thường làm cho mọi thứ tệ hơn khi nhúng tay vào” là xảo ngôn, dối trá, chẳng lừa được ai.

Nói thêm, đọc mấy chữ này của mày: “vai trò của nhà nước vì cho dù sứ mệnh là cao đẹp” tao nghĩ, có thể do mày bợ đít chính quyền quá mức cho nên hóa ngu. Tao nói cho mày biết: Vai trò của nhà nước chẳng cao đẹp cũng chẳng xấu xa. Ở những quốc gia bình thường, nhà nước là cơ quan được người dân thuê, để làm những công việc mà người dân giao cho nó phải làm. Chỉ có ở đất nước này CHÚNG TAO (có thể không có mày) mới bị mặc định phải coi vai trò của CHÚNG NÓ (có thể có mày) là “sứ mệnh cao đẹp” mà thôi. Tao không hiểu nên coi mày là thằng ngu hay thằng đểu đây?

còn tiếp.
http://phamnguyentruong.blogspot.com/2019/04/noi-chuyen-voi-luu-manh-gia-danh-tri.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét