Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Những thành ngữ mới làm đau lòng nhân dân VN

Những thành ngữ này mới chỉ phát sinh gần đây khi quan chức chính quyền nhận thấy sau hơn nửa thế kỷ thực hiện chính sách ngu dân, người dân Việt bây giờ đã thực sự trở thành con sâu con kiến trong tay chúng và chúng muốn làm gì họ cũng được, muốn nói gì với họ cũng được. Đây cũng chính là thành tựu lớn nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở đất nước nghìn năm văn hiến này.
“Vô tình nâng điểm trúng con lãnh đạo”-những thành ngữ mới ở Việt Nam
2019-04-23 - Thực tế khó/không được nói thẳng, cộng với căn tính ưa đổ tội/bao biện/lấp liếm… tại Việt Nam trong nhiều năm nay đã đẻ ra nhiều cụm từ thay thế dạng uyển ngữ, nhiều khi tinh tế và hài hước đến chết cười. Nó nhanh chóng trở thành cụm từ cửa miệng lưu hành trong cộng đồng những người quan tâm đến thời sự xã hội và ưa hài hước: “Vào nhà nghỉ ôm cho đỡ sốt rét”, "Vô tình nâng điểm trúng con lãnh đạo", “Nựng”, “Gạt tay trúng má” “Giơ chân hơi cao” “Va đầu vào gậy”, "Lỗi tại thằng đánh máy"...
Sinh viên dự kỳ thi vào đại học ở Đại học 
Khoa 
học và Công nghệ Hà Nội hôm 1/7/2015
“Vào nhà nghỉ ôm cho đỡ sốt rét”
Xuất phát từ bào chữa của một nam giáo viên ở Lạng Sơn khi bị chồng một giáo viên nữ cùng trường bắt quả tang hai người đang không mặc quần áo, nằm đắp chăn chung trong nhà nghỉ. Ông giải thích: Do đang đi công tác thì bị ngộ độc thực phẩm lên cơn sốt rét, nữ đồng nghiệp liền bảo vào nhà nghỉ cởi hết quần áo ra để ôm cho đỡ rét. Lập tức trên mạng xã hội có những người kêu ầm lên là đang sốt rét quá, ngộ độc thực phẩm mất rồi, mở đường cho hàng loạt bình luận “Để anh chữa”.

Nhất quyết không thừa nhận ngoại tình, nam giáo viên nói trên được cánh đàn ông khen (sau lưng các bà vợ) là anh hùng, đáng mặt đàn ông. Làm thì làm, nhưng không nhận, chứ nhỡ mồm nhận một câu là tôi vào nhà nghỉ để làm chuyện yêu đương đấy, thì chết. Giàn thiên lý sập không cứu vãn.

Vô tình nâng điểm trúng con lãnh đạo

Trong 64 trường hợp gian lận điểm thi (1 trường hợp từ năm 2017) tại Hòa Bình, Cục Đào tạo Bộ Công an đã quyết định trả về Hòa Bình 28 sinh viên thuộc các trường công an vì gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018. Trong đó, có 17 thí sinh trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân, 9 thí sinh trúng tuyển Học viện An ninh nhân dân và 2 thí sinh trúng tuyển Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy.

Tại Sơn La, trong 44 thí sinh nâng điểm, đã có 25 thí sinh trúng tuyển vào nhóm các trường công an bị trả về. Còn có ít nhất ba thí sinh đã trúng tuyển vào các trường quân đội, gồm một thí sinh tại Trường Sĩ quan chính trị và hai ở Học viện Kỹ thuật quân sự - trong đó có người được nâng 25,2 điểm và trở thành "thủ khoa". Ngoài ra còn có một thí sinh điểm cao đến mức đạt thủ khoa tại Đại học Y Hà Nội.

Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang là trọng điểm của vụ án gian lận điểm thi ngày càng mở rộng và nghiêm trọng này.


Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh, Courtesy of Hội Nhà Báo Tuyên Quang

Theo báo chí Việt Nam, ở Hà Giang, phụ huynh những thí sinh được nâng điểm thi là Bí thư tỉnh uỷ, ông Triệu Tài Vinh. Ông Vinh từng bị mạng xã hội giễu cợt ““Hà Giang là của gia đình anh Triệu Tài Vinh” sau khi báo chí đưa tin có đến 5 người thân ruột thịt của ông Vinh đều giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt ở tỉnh Hà Giang.

Ngoài ông Vinh, phụ huynh có con “bị” nâng điểm còn là Phó Giám đốc Sở, doanh nghiệp lớn ở Hà Giang.


Tại Sơn La, đó là Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, Chi cục trưởng Chi cục thuế, Giám đốc VNPT tỉnh, Phó Chánh thanh tra tỉnh, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, các Phó Chủ tịch UBND thành phố Sơn La, huyện Quỳnh Nhai...


Tuy nhiên, trả lời báo chí, các vị phụ huynh kia đều kêu oan, nói do người khác tự ý giúp chứ họ không hề biết.

“Nựng”

Một từ ít được dùng, chỉ hành động thương yêu, âu yếm của người lớn với trẻ em, bỗng xuất hiện nhan nhản trên báo chí và đặc biệt trên mạng xã hội sau cú giải thích của ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP Đà Nẵng. Ông Linh nói việc ông ôm chầm ngang người một em bé gái 6 tuổi, hôn vào mặt bé bất chấp phản kháng, sau đó kéo giật bé lại ôm hôn tiếp khi bé đã tỏ ra hoảng sợ và bước đến đứng sát cửa thang máy chỉ là “thấy bé dễ thương thì nựng”.


Ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng và video triết xuất từ camera an ninh cho thấy ông 'nựng' một em nhỏ trong thang máy hôm 1/4/2019 Courtesy of FB

Ngành pháp luật Việt Nam nêu những khó khăn cụ thể về quy định của pháp luật khiến vụ việc chưa được khởi tố. Như chứng cứ yếu (không có dấu vết xâm hại sinh học như quy định của pháp luật; gia đình cháu bé đề nghị không tiếp tục điều tra….). Nhưng người dân không dễ cho qua như vậy. Họ bày tỏ tình cảm với ông Linh bằng cách hứa “nựng” ông bất cứ khi nào ông (không may) gặp họ. Họ dán cả poster mang nội dung nói trên lên xe hơi chạy vòng vòng trong TP Đà Nẵng- nơi ông Linh sinh sống.

“Nựng” biến thành cụm từ đầy đe dọa! Thương cho gia đình ông Linh, ngôi nhà họ ở bị người ta xịt sơn phun chữ Ấ DÂM (ấu dâm), họ treo quần lót phụ nữ lên hàng rào để sỉ nhục, họ đến trước nhà diễn cảnh ông “nựng” cháu bé… rồi chụp ảnh đăng lên facebook. Dù cho có thể không có bản án thích đáng của pháp luật với ông Linh đi nữa, thì bản án của dư luận xã hội đã khiến cho ông ta nhục nhã.

“Gạt tay trúng má” “Giơ chân hơi cao” “Va đầu vào gậy”

Nhóm thành ngữ mới này đều xuất phát từ ngành công an.

Cuối tháng 3/2016, một số cảnh sát mặc thường phục của Công an Hà Nội “đụng tay đụng chân” vào một nhà báo của báo Tuổi Trẻ khi anh này đang cố chụp ảnh hiện trường vụ tự tử trên sông Hồng. Giải thích với cấp trên và với báo chí, ông… cho rằng không có hành vi đánh, những cảnh sát nói trên chỉ gạt tay trúng vào má của nhà báo. Họ cũng không đá mà chỉ là giơ chân hơi cao rồi (tình cờ) trúng vào người nhà báo kia. Máy quay của nhà báo này không phải bị cảnh sát giật đi mà là do một cảnh sát “đưa tay gạt vào”.

Nhà báo trên mô tả: anh đã bị đánh chảy máu miệng, đấm vào đầu. Đoạn clip ghi lại cũng cho thấy vài người mặc thường phục đã chạy theo đá vào người anh nhà báo không trượt phát nào.

“Va vào gậy”: Tháng 10/2018, đại úy Huỳnh Minh Đức, cán bộ Đội Cảnh sát giao thông thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang) và tổ công tác giải trình với Trưởng công an thị xã Gò Công là khi làm nhiệm vụ đã "va" gậy điều khiển giao thông vào một người chạy xe máy, khiến người này gãy xương mũi và xương hàm phải nhập viện điều trị.

"Công an thị xã sẽ tiếp tục xác minh làm rõ thêm trường hợp này vì chỉ mới là giải trình của CSGT và công an chưa gặp được người "va" mặt vào gậy của CSGT" - ông Mười Hai nói.

Người dân này thì tường trình: "CSGT cầm dùi cui băng ngang đường, dùng dùi cui đánh liên tục vào đầu, mặt và cổ tôi. Khi tôi ngừng xe lại bên đường, thấy tôi bị chảy máu nhiều thì CSGT không nói gì và lập tức bỏ đi".

Theo giấy ra viện do Bệnh viện Chợ Rẫy cấp, người dân này được chẩn đoán: "Tổn thương nông của da đầu, nhiều mảnh vỡ của xương sọ và xương mặt. Gãy xương chính mũi, vách ngăn mũi".

Lỗi tại đánh máy

Cuối năm 2017, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành một thông tư hướng dẫn, theo đó hành khách đi máy bay phải xuất trình được căn cước, chứng minh thư và hộ chiếu. Các loại giấy tờ khác như thẻ đảng viên, giấy phép lái xe, thẻ nhà báo… không có giá trị để làm thủ tục lên máy bay.

Sau đó, do trái với quy định của luật (các giấy tờ trên đều được sử dụng để lên máy bay), thông tư này đã phải rút lại. Cơ quan soạn thảo là Cục Hàng không giải thích đó là do “lỗi của nhân viên đánh máy”.

Thật sáng tạo và “rực rỡ”.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

1 nhận xét:

  1. NHững quan chức không còn biết sỉ diện và hổ thẹn là gì ! Buồn cho đất nước !

    Trả lờiXóa