Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nói gì về nguy cơ khủng hoảng chu kỳ 10 năm?
24-04-2019 - Trong buổi giao lưu trực tuyến diễn ra chiều nay (24/4), TS Trương Văn Phước - nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương đã có góc nhìn thú vị về nguy cơ khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm và vai trò của Chính phủ. Kết thúc quý I/2019, GDP Việt Nam đạt 6,79%. Dù con số này thấp hơn cùng kỳ năm 2018 nhưng vẫn mang đầy màu sắc tích cực. Theo ghi nhận, đây là quý thứ 7 liên tiếp GDP vượt mức tiềm năng và là quý thứ 8 liên tiếp tăng trưởng.Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ tiếp tục có những đột phá trong năm 2019 hướng đến hoàn thành mục tiêu kế hoạch cho 4 năm từ 2016 – 2020. Nhưng trên chặng đường thực hiện những điều này, những thách thức và khó khăn là không tránh khỏi. Ngoài những vấn đề nội tại, Việt Nam đồng thời được đặt vào trong bối cảnh bất ổn: kinh tế toàn cầu suy thoái, chiến tranh thương mại lan rộng, giá cả nhiên liệu leo thang...
Chính phủ, trước tình hình này, luôn nhấn mạnh đến ưu tiên ổn định vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tăng sức chống chịu cho nền kinh tế. Việt Nam cũng đặt cho mình mục tiêu tăng trưởng cả năm đạt từ 6,6 – 6,8%, một mức cao nếu như nhìn vào bức tranh chung ảm đạm trên toàn cầu.
Để thực hiện được những điều này, Việt Nam cần phải làm gì? Đâu là những động lực, giải pháp chính sách nào sẽ tạo sự bứt phá cho nền kinh tế 94 triệu dân? Hay kịch bản nào cho kinh tế những tháng còn lại?...
Những câu hỏi này sẽ được các khách mời của buổi giao lưu trực tuyến "Đi tìm động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam 9 tháng cuối năm" giải đáp. Buổi giao lưu trực tuyến này do Báo Trí Thức Trẻ phối hợp với Kênh Thông tin kinh tế - tài chính CafeF.vn thực hiện chiều ngày 24/4/2019.
Khách mời của buổi giao lưu trực tuyến gồm:
1/TS. Trương Văn Phước – Nguyên Quyền Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia
2/TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
3/GS.TS. Trần Thọ Đạt – Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4/Ông Trần Trọng Kiên – Chủ tịch HĐQT Thiên Minh Group
5/Ông Bùi Sỹ Tân – Phó TGĐ Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank
14:00 ngày 24/04/2019
Thanh Tùng:
Các báo cáo vĩ mô gần đây đều nói rằng kinh tế Việt Nam đang ổn định, tăng trưởng tốt... vậy còn ở góc độ doanh nghiệp, ông có cảm nhận thấy đúng như thế không?
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Trong hoạt động kinh tế nói chung thì tăng trưởng và cơ hội làm ăn cho doanh nghiệp đã tốt hơn nhiều. Đặc biệt, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cao hơn, lượng người muốn đầu tư, cam kết đầu tư tăng hơn rất nhiều. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh cũng như người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Trong quý I cũng như cả năm 2019, kinh tế thế giới dự kiến có nhiều khó khăn, nhất là ở châu Âu có nhiều biến động nhưng tôi vẫn nhìn thấy nhiều tín hiệu tốt cho tăng trưởng, nhất là tiêu dùng nội địa. Đó là dấu hiệu khiến cho mọi người an tâm và tiếp tục đầu tư.
14:01 ngày 24/04/2019
Nguyễn Thu Hà:
Có nhiều cơ quan, chuyên gia dự báo lạm phát sẽ ở mức 3,6%, theo ông, con số này có khả thi hay không khi tình hình nguồn cung dầu trên thế giới không ổn định và giá điện, xăng trong nước tăng cao?
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Cần phải nhìn lạm phát Việt Nam không chỉ trong bối cảnh kinh tế Việt Nam mà cần kết nối với bức tranh toàn cảnh của kinh tế thế giới.
Nhìn chung kinh tế thế giới đang ở vào một giai đoạn khó khăn: từ Mỹ đến châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản đều không thực sự sáng sủa. Có ít tín hiệu lạc quan trong xu hướng tăng trưởng kinh tế toàn thế giới. Điều này sẽ làm tổng cầu của thế giới giảm, thương mại quốc tế cũng giảm và kéo theo áp lực giá từ thế giới không phải quá lớn đối với Việt Nam. Trước đây, người ta dự báo giá xăng dầu sẽ tăng mạnh trong năm 2019 nhưng giờ đã điều chỉnh theo hướng xăng dầu thế giới không tăng quá nhiều.
Còn ở trong nước thì việc Việt Nam tăng giá điện, giá xăng dầu vừa rồi là nhằm thực thi lộ trình thị trường hoá các hàng hoá dịch vụ cơ bản. Giá xăng dầu tuy có điều chỉnh nhưng Chính phủ đã có quá nhiều kinh nghiệm trong việc tăng lúc nào, tăng bao nhiêu và có biện pháp gì để hoá giải tác động của việc tăng giá đó.
Về giá điện, việc tăng giá vừa qua có thể có tác động nhưng không nhiều đến CPI. Còn về giá nông sản lương thực thực phẩm do mặt bằng chung giá nông sản của thế giới cũng như Trung Quốc cũng ổn định không tăng. Giá một số hàng hoá, dịch vụ công như giáo dục, y tế… là tăng theo lộ trình, áp lực cũng không lớn.
Nhìn chung với các yếu tố bên ngoài và bên trong như thế, tôi cho rằng, chỉ tiêu lạm phát năm nay không bị áp lực lớn.
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank: Là công ty quản lý quỹ, có cơ hội tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài và các đơn vị tư vấn nước ngoài. Chúng tôi nhận được luồng thông tin từ các đối tác là họ đánh giá rất cao công tác quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đặc biệt nếu so sánh với bức tranh 10-15 năm trước.
Các mục tiêu phát triển được giữ ở mức cao và ổn định. Riêng lạm phát, từ đầu năm 2019 đến nay, CPI bình quân quý 1 chỉ tăng 2,63% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức tăng CPI thấp nhất trong 3 năm qua.
Chúng tôi đánh giá áp lực lạm phát sẽ lớn hơn trong các quý còn lại của năm nay, khi Chính phủ vừa điều chỉnh tăng giá điện lên 8,36% vào cuối tháng 3. Thêm vào đó, giá thịt lợn có thể sẽ tăng trong thời gian tới sau dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, áp lực này không ở mức lo ngại.
Ở mặt tích cực, chúng tôi nhận thấy việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng thận trọng của Ngân hàng Nhà nước và việc quản lý cung tiền linh hoạt sẽ giúp kiểm soát lạm phát quanh mức 4% như mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra cho năm nay.
14:07 ngày 24/04/2019
Minh Trang:
Khi ngồi giữa các chủ doanh nghiệp tư nhân khác cũng như các doanh nhân nước ngoài, ông nghe thấy mọi người khen, chê điều gì nhất về môi trường kinh doanh ở Việt Nam?
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Họ khen những sự thay đổi nhanh về hạ tầng, ví dụ như làm đường cao tốc. Bên cạnh đó, một số chính sách cũng được thay đổi, chuyển biến tương đối nhanh.
Còn chê, người ta vẫn nói với nhau nhiều về khó khăn trong việc thực thi chính sách thể hiện qua luật, quy định không rõ ràng. Ví dụ như thời hạn trả lời cho doanh nghiệp chẳng hạn, có những trường hợp rất nhanh, chỉ trong 1 – 2 ngày là xong nhưng cũng có khi cùng sự việc như vậy doanh nghiệp phải chờ đợi nhiều tháng.
Doanh nghiệp cũng kêu nhiều nhất ở chỗ họ kỳ vọng vào sự thay đổi rất cao, rất nhiều, nhưng sự thay đổi thực chất thì chưa nhanh, nhiều như vậy. Một số việc nhiều khi cần sự can thiệp mang tính cá nhân hơn là chính sách thể chế. Cái đấy là kêu nhiều nhất của doanh nghiệp hiện tại.
14:16 ngày 24/04/2019
Thu Hoài:
Điểm nào khiến ông cảm thấy ấn tượng nhất trong các chỉ số vĩ mô được đưa ra trong 3 tháng đầu năm?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Các chỉ số kinh tế vĩ mô quý I/2019 đã được Tổng cục Thống kê công bố. Các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách đều đã có bình luận về các chỉ số vĩ mô quan trọng như: tăng trưởng GDP, chỉ số lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, đầu tư trực tiếp nước ngoài… Các chỉ số được công bố này thường là so sánh với cùng kỳ năm trước và về quy mô.
Cá nhân tôi cho rằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô đáng quan tâm nhất trong năm 2019.
FDI tiếp tục gia tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 5,69 tỷ USD, thậm chí tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn FDI giải ngân trong 3 tháng đầu năm tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.
Điều ấy chứng tỏ Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn của đầu tư nước ngoài và hi vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục là một trong những động lực kinh tế quan trọng trong thời gian tới.
14:21 ngày 24/04/2019
Hoàng Oanh:
Ông đánh giá thế nào về việc lợi nhuận của các ngân hàng vẫn bứt phá mạnh trong khi đa phần các doanh nghiệp đều đặt kế hoạch thận trọng? Nhóm ngân hàng lãi lớn có phải yếu tố tích cực cho thị trường?
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Dịch vụ ngân hàng được xếp vào nhóm ngành dịch vụ thị trường và có đóng góp lớn vào GDP. Chúng tôi đánh giá sự hoạt động hiệu quả của nhóm ngân hàng trong năm vừa qua là yếu tố tích cực vì song song với đó, chất lượng tài sản và tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng được cải thiện đáng kể. Trong đó vốn điều lệ của toàn hệ thống tăng khoảng 11%, hệ số an toàn vốn (CAR) bình quân đạt 11,1% (cao hơn quy định của Việt Nam nhưng vẫn chưa đáp ứng chuẩn Basel II), tổng tài sản tổ chức tín dụng tăng 11,5%, đạt 194% GDP, đáp ứng khoảng 86% nhu cầu vốn cho nền kinh tế, nợ xấu nội bảng còn 1,89% (giảm từ 1,99% cuối năm 2017), nợ xấu ngoại bảng cũng giảm đáng kể.
Khi hệ thống ngân hàng tốt lên cũng đồng nghĩa với khả năng tài trợ và cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp tốt lên rất nhiều. Cùng với hệ thống ngân hàng hiện nay đủ đa dạng để cạnh tranh nên chúng tôi không lo ngại việc lãi ngân hàng cao gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhất là khi tốc độ tăng trưởng các ngành vẫn đang đạt mức cao.
Thêm vào đó, giới hạn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mức 14% cho năm 2019 theo chúng tôi là phù hợp với tốc độ tăng cung tiền và tốc độ phát triển kinh tế, cùng với định hướng và các quy định của NHNN về việc tăng cường chất lượng ngân hàng và áp dụng các chuẩn mực Basel II sẽ làm cho kết quả của ngành ngân hàng càng tích cực.
Tất nhiên, theo chúng tôi, nhóm ngân hàng vẫn luôn cần phải theo dõi chặt chẽ vì theo kinh nghiệm, những khó khăn về chất lượng tài sản có thể xuất hiện 1 vài năm sau những năm tăng trưởng bứt phá, khi mà tốc độ phát triển giảm dần. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi nhận thấy hướng đi hiện tại là phù hợp.
14:22 ngày 24/04/2019
Anh Vũ:
Cùng với việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, một số chuyên gia kinh tế thế giới cho rằng kinh tế Mỹ và nhìn rộng ra là thế giới sẽ sớm rơi vào khủng hoảng, đặc biệt khi nhắc tới chu kỳ 10 năm. Góc nhìn của ông về dự báo này?
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Đương nhiên mỗi người nhìn hiện tượng kinh tế theo một góc nhìn khác nhau. Vì thế, dù chia sẻ những cảm xúc chung, tôi cho rằng không nên tách cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ra khỏi bối cảnh chung của nền kinh tế, chính trị Mỹ cũng như thế giới. Các chính sách của ông Trump suy cho cùng là để bảo vệ quyền lợi của người dân Mỹ, nhưng đồng thời cũng để ủng hộ cuộc tranh cử tổng thống lần 2 của ông Trump năm 2020.
Nhìn vào tổng thể, tôi cho rằng kinh tế thế giới sẽ không rơi vào khủng hoảng, vì thế giới ngày nay đã khôn ngoan hơn rất nhiều và rút ra nhiều kinh nghiệm để phòng ngừa sau 10 năm trước.
Khi làm việc với nhiều chuyên gia kinh tế của Mỹ, tôi cũng đã đặt vấn đề tương tự thì họ cho rằng những cảm xúc lo ngại và những dự báo đó cũng là điều mà nhiều nhà nghiên cứu đặt ra. Nhưng ngày nay, nước Mỹ, hay nói rộng ra là những người hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, những người canh giữ sự ổn định cho nền kinh tế, tài chính thế giới đã có nhiều kinh nghiệm hơn 10 năm trước.
Cũng như có nhiều bệnh trước đây là nan y, ngày nay người ta đã chế tạo ra vắc xin cứu được.
Tôi cũng đọc nhiều thông tin dự báo về kinh tế Mỹ, rồi kinh tế thế giới nhưng tôi cho rằng thế giới cũng như nước Mỹ sẽ có nhiều biện pháp phòng ngừa không để điều tồi tệ đó xảy ra.
14:25 ngày 24/04/2019
Trung:
Thời gian qua thị trường đã đón nhận dòng vốn gián tiếp lớn đến từ Hàn Quốc hay Thái Lan. Liệu sắp tới sẽ tiếp tục có thêm dòng vốn lớn đổ vào thị trường?
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Tốc độ phát triển GDP ở mức cao so với thế giới cũng như giá trị nền kinh tế Việt Nam lọt vào top 50 quốc tế cho thấy Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút được dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài.
Mặt khác, so với các nước trong khu vực, mặc dù tốc độ tăng trưởng cao hơn nhưng định giá doanh nghiệp theo thị trường lại thấp hơn. Theo thống kế của VCBF tại thời điểm đầu tháng 4/2019, chỉ số so sánh tương đối định giá thị trường Việt Nam chỉ cao hơn Trung quốc và thấp hơn tất cả các nước trong khu vực. Như vậy, khi xu hướng đầu tư từ Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam thì thị trường Việt Nam ngày càng có lợi thế.
Chúng tôi cũng thấy khi dòng vốn đổ vào thị trường, họ sẽ có những cơ sở vững chắc và không rút ra nhanh chóng. Do vậy, kỳ vọng tiếp tục có các dòng vốn vào thị trường Việt Nam là rất khả thi. Tất nhiên, như đã đề cập, vấn đề lớn là chúng ta có hàng hóa đủ quy mô và minh bạch, có thể đầu tư được.
14:47 ngày 24/04/2019
Đỗ Hòa:
Xin thầy Đạt cho biết nếu là Thủ Tướng thì thầy sẽ làm gì vào lúc này để kinh tế tăng trưởng?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là cựu sinh viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân. Khi nói về các động lực tăng trưởng kinh tế hiện nay đã khẳng định: tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là một động lực còn rất nhiều dư địa để khai thác. Thủ tướng nhiều lần nhấn: “Thể chế, thể chế và thể chế” vẫn sẽ là lĩnh vực cần phải tiếp tục đổi mới nhiều mặt trong giai đoạn tới.
14:50 ngày 24/04/2019
Cẩm Nhung:
Nhà đầu tư có nên tiếp tục kỳ vọng vào triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi?
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Nâng hạng thị trường luôn là một điều đáng mong chờ, như khi chúng ta trưởng thành lên một bước vậy. Định hướng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trước năm 2025 cũng là một trong các mục tiêu lớn trong đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" mà Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt vào ngày 28/02/2019. Để đạt được mục tiêu này, Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng đã đưa ra một loạt các giải pháp cụ thể, trước mắt là việc sửa đổi toàn diện Luật chứng khoán, dự kiến có hiệu lực kể từ năm 2020 sẽ giúp tạo hành lang pháp lý phù hợp phục vụ cho lộ trình nâng hạng thị trường.
Theo một số thống kê không chính thức, khi được nâng hạng, thị trường chứng khoán VN sẽ tiếp nhận thêm hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài được phân bổ thêm cho Việt Nam. Đối với chúng tôi, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến quy mô của thị trường, trong đó có những chứng khoán tốt, đủ độ lớn, thanh khoản và minh bạch, để các nhà đầu tư nước ngoài có thể coi là có thể đầu tư được (investible).
Tất nhiên, cũng như khi chúng ta trưởng thành, thì việc nâng hạng là tiến bộ từng bước, chứ không phải là một bước nhảy cách. Tương ứng, nguồn vốn đầu tư đã và đang cần phải được tích lũy để việc nâng hạng được suôn sẻ.
14:50 ngày 24/04/2019
Hoàng Dũng:
Những tháng cuối năm 2019, tỷ giá USD/VND sẽ biến động ra sao?
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Trong năm 2017-2018, lãi suất của đồng đôla Mỹ tăng, do đó đẩy tỷ giá đồng USD tăng lên. Nhìn chung nước Mỹ và các quốc gia đều có xu hướng tăng lãi suất. Vì sao họ lại làm như vậy? Là bởi họ sợ rằng sau một giai đoạn trầm lắng của kinh tế thế giới (2008-2017), các chính sách tiền tệ mở rộng đã đi quá đà.
Cũng như một người sau nhiều ngày nằm viện đã truyền quá nhiều nước biển, vitamin,… người ta sợ đi quá giới hạn. Đó là sự thận trọng của các ngân hàng trung ương.
Nhưng qua năm 2019 kinh tế thế giới đã gặp nhiều khó khăn hơn và lo ngại về tăng trưởng quá nóng của kinh tế thế giới đã không còn. Chính vì lẽ đó, FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ) đã rất thận trọng trong việc tăng lãi suất, thậm chí còn đặt ra câu hỏi: “Có quá sớm hay không để Mỹ cắt giảm lãi suất?”.
Chính vì lẽ đó, triển vọng của đồng USD sẽ suy yếu. Và chúng ta chứng kiến gần một năm nay đồng Nhân dân tệ (Trung Quốc) đã không còn mất giá nhiều so với USD nữa, mà còn lên giá.
Tuy nhiên, tỷ giá Việt Nam có tính đặc thù. Lạm phát Việt Nam duy trì ở mức 3,6% thì so với các nước vẫn còn cao. Vì thế, ở Việt Nàm thì đồng USD có thể lên giá đôi chút 1 đến 2% so với VND vẫn là bình thường
14:52 ngày 24/04/2019
Vương Tân:
Theo ông Nguyễn Đình Cung, đâu là điểm ấn tượng trong kinh tế quý I?
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Điểm ấn tượng của tôi là tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tương đối khá trong quý I, đạt 6,79% là mức có thể nói là cao nhất trên thế giới. Chúng ta cũng tiếp tục thấy được cách thức tăng trưởng có nhiều thay đổi. Tăng trưởng của Việt Nam không dựa vào gia tăng tín dụng, cũng không phải dựa vào khai thác tài nguyên. Việt Nam đang tăng trưởng chủ yếu nhờ vào những cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh và qua đó thúc đẩy tăng trưởng các ngành sản xuất. Đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo.
Ấn tượng thứ hai là trong lúc kinh tế thế giới có hướng suy giảm toàn cầu, hầu như tất cả các nước xuất khẩu tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng dương và có thặng dư thương mại.
14:52 ngày 24/04/2019
Phan Lam Giang:
Trong những diễn biến kinh tế gần đây, điều gì khiến ông cảm thấy lo lắng nhất?
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Về toàn cầu, tôi nghĩ rằng chiến tranh thương mại là một thứ cần quan sát thật kỹ. Ảnh hưởng tốt hay xấu đến Việt Nam thì nhiều người cũng đã phân tích, nhưng hoàn toàn chỉ là giả định, còn thực tế như thế nào thì chưa ai biết.
Thứ hai là sự kiện căng thẳng ở châu Âu hiện tại, Brexit sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ thương mại và dịch vụ du lịch giữa Việt Nam và các nước này. Trong khi đó, việc phát triển quan hệ thương mại đầu tư và dịch vụ chúng ta với các nước như Úc, New Zealand còn tiềm năng có thể phát triển nhưng chưa được khai thác tốt.
Trong nước, Việt Nam đang ở giai đoạn tăng trưởng, do vậy, điều quan trọng là đảm bảo sự tăng trưởng đó đồng đều, hài hoà cân đối. Ở đây, tôi nhấn mạnh việc tăng trưởng nhưng phải kết hợp với việc bảo vệ môi trường.
Một số vấn đề gần đây như rác thải, xử lý rác thải, môi trường không khí ở Hà Nội là những thứ chúng ta cần quan tâm. Cứ để môi trường không khí ở Hà Nội như hiện tại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống và cả chất lượng phát triển tăng trưởng sau này.
14:55 ngày 24/04/2019
Minh Tuấn:
Năm 2018, tăng trưởng tín dụng không cao như mục tiêu đề ra nhưng GDP vẫn tăng trưởng vượt so với kế hoạch. Năm 2019, tín dụng dự kiến cũng tăng không quá cao nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Điều gì đang có thay đổi so với trước khi mà tín dụng phải tăng thật cao mới thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng tương ứng?
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Sự phát triển công nghệ của thế giới ngày nay hết sức ghê gớm, ta không nhìn thấy được nhưng nó đang len lỏi vào hoạt động của từng nhân tố và tạo ra năng suất cao hơn, không chỉ ở thế giới mà còn ở Việt Nam. Công nghệ làm tăng năng suất lao động, làm giảm chi phí sử dụng vốn. Với tín dụng, bơm vốn vào đúng nơi cần và đem lại hiệu quả cao sẽ tạo ra tăng trưởng tốt hơn trước dù sử dụng cùng hoặc ít vốn hơn.
Cũng giống như trước đây phải ăn vài củ nghệ mỗi ngày cho việc chữa được loét dạ dày thì giờ chỉ cần uống một viên nén tinh nghệ là đủ.
14:56 ngày 24/04/2019
Đăng Vũ:
Về chủ trương, hiện doanh nghiệp tư nhân đã được coi là động lực phát triển quan trọng cho nền kinh tế, nhưng thực tế ông có thấy cộng đồng doanh nghiệp tư nhân nói chung và bản thân doanh nghiệp của ông nói riêng có được cư xử đúng thế không?
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Doanh nghiệp tư nhân đã được đối xử tốt hơn trước rất nhiều. Doanh nghiệp nội địa lớn, đang hoạt động đã đóng góp rất nhiều cho việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Việt Nam cũng đã có những công ty có vốn hoá từ vài tỷ đến vài chục tỷ USD, bắt đầu đủ năng lực để vươn ra tầm khu vực.
Nhưng thực tế thì vẫn còn sự kỳ thị nhất định với doanh nghiệp tư nhân, tất nhiên là không còn đến mức ưu tiên dành cả cho doanh nghiệp nước ngoài, DNNN rồi mới đến doanh nghiệp tư nhân. Hiện tại thì có sự phân hoá rõ ràng giữa tư nhân lớn, nhỏ và vừa. Cách ủng hộ của Chính phủ cũng khác so với trước.
Theo quan sát của tôi, để phát triển doanh nghiệp tư nhân phải tập trung vào 3 yếu tố: đảm bảo tính sáng tạo của các doanh nghiệp; đảm bảo môi trường đầu tư và đào tạo con người; đảm bảo tính hợp tác quốc tế.
Đây là những nền tảng tốt nhất để tạo ra sự tăng trưởng lâu dài, bền vững và sáng tạo của nền kinh tế.
14:56 ngày 24/04/2019
Duy Thắng:
Với bối cảnh giá điện tăng, xăng tăng (nhiên liệu thế giới cũng đang trong xu hướng tăng), ông có suy nghĩ gì về mục tiêu kiểm soát được lạm phát năm 2019?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Có thể nói, hiện tại lạm phát là biến số đáng quan tâm nhất trong năm 2019. Áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm là rất lớn do việc tăng giá điện và xăng dầu, nếu như việc tăng giá điện đã được lượng hóa thì giá xăng dầu vẫn đang là một ẩn số.
Ngoài ra, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I/2019 chỉ tăng 2,63% nhưng con số này chưa hề phản ánh việc giá điện tăng mạnh là 8,36% kể từ ngày 20/3. Các kịch bản lạm phát hiện nay có thể chưa lường tới việc giá xăng dầu trong nước liên tục tăng mạnh theo giá thế giới. Bộ Tài chính cũng đã tính tới 3 kịch bản CPI năm 2019 với các giả thuyết khác nhau về diễn biến giá xăng dầu nhưng mức tăng ở kịch bản cao nhất cũng chỉ là 15%.
Ngoài rủi ro về diễn biến giá trên thế giới thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước năm 2019 còn bị đẩy tăng lên do thuế bảo vệ môi trường. Theo một nghiên cứu của chúng tôi trường Đại học Kinh tế quốc dân, việc tăng thuế môi trường thêm 1.000 VND/lít kể từ ngày đầu năm 2019 sẽ đẩy giá xăng dầu bình quân chung tăng khoảng 5% so với năm trước, làm cho CPI ngay ở tháng đầu đã tăng khoảng 0,18% và tháng thứ hai là 0,21%.
Ngoài ra giá xăng dầu tăng lên khiến chi phí trung gian của nền kinh tế tăng 0,39%. Từ đó dẫn đến giá bán cho người mua tăng lên 0,32%. Và ở chu kỳ sản xuất sau đó, CPI có thể tăng lên là 0,47%.
Vì vậy, kiềm chế lạm phát phải là một ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt việc tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục, tăng lương cơ sở cần được cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm và mức độ để tránh tạo kỳ vọng về lạm phát.
14:56 ngày 24/04/2019
Việt Dũng:
Về mặt cá nhân, ông khuyên nhà đầu tư có cách ứng xử như thế nào trong bối cảnh thị trường chứng khoán như hiện nay?
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Quan điểm của chúng tôi là, mỗi nhà đầu tư có một lợi thế riêng khi tham gia thị trường chứng khoán, nhưng là ai thì chúng tôi cũng khuyến khích vấn đề an toàn tài chính để phát triển bền vững. Mấu chốt của vấn đề là tích lũy và phân bổ tài sản theo hình chóp, theo đó đế của hình chóp là những tài sản có rủi ro thấp, nhưng lợi nhuận kỳ vọng cũng sẽ thấp để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cũng như đảm bảo thanh khoản khi cần thiết. Đồng thời, một phần tài sản phân bổ vào các tài sản có rủi ro cao hơn nhưng có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, phương châm là tích lũy đầu tư khi nền kinh tế tích lũy.
Cụ thể với chứng khoán và quỹ mở, VCBF khuyến khích một kỷ luật đầu tư định kỳ cùng với tiết kiệm, theo tỷ lệ chứng khoán chiếm tối thiểu 20% tài sản, để vừa đảm bảo an toàn tài chính, vừa sử dụng sức mạnh lãi kép để có một khoản tích lũy tùy theo từng cá nhân, từ con số trăm triệu đến con số hàng tỷ đồng. Để sau một giai đoạn tích lũy của nền kinh tế, chúng ta có một khoản tiền đủ để phục vụ các mục đích tài chính cá nhân.
15:06 ngày 24/04/2019
Quang Anh:
Tăng trưởng tín dụng thường được định hướng với các chỉ tiêu cụ thể toàn ngành ngân hàng và cụ thể từng ngân hàng một. Theo ông, điều này có đảm bảo được mục tiêu kiểm soát rủi ro nhưng vẫn đảm bảo hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hay không?
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Câu hỏi này liên quan đến câu chuyện khẩu vị chính sách. Nhìn một cách tổng quát, câu hỏi đặt ra là mức cung tín dụng nào thì đáp ứng tối ưu cho một mức cầu tiền tệ phục vụ tăng trưởng?
Không cần phải là bác học thì một bác nông dân cũng biết cần bao nhiêu cân cám để tăng một cân lợn hơi. Trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều nguồn lực, các nhà làm chính sách sẽ biết nguồn cung tín dụng là bao nhiêu thì tốt cho tăng trưởng. Ngân hàng này cho vay nhiều, ngân hàng kia cho vay ít phụ thuộc vào các điều kiện đặc thù trong định hướng tín dụng của họ, nhưng quan trọng vẫn là tổng lượng vốn cung ứng cho nền kinh tế.
Còn việc phân bổ chỉ tiêu tín dụng như hiện nay phụ thuộc vào giai đoạn nhất định khi chúng ta đang tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với chất lượng tín dụng khác nhau, tuân thủ các quy tắc cũng khác nhau. Tuy nhiên, về lâu dài, các chỉ tiêu này không nên duy trì mà có thể yêu cầu các tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu vốn tối thiểu, hệ số K…. và toàn hệ thống có một chỉ tiêu chung.
15:11 ngày 24/04/2019
Ngọc Lê:
Nhu cầu cải cách chi thường xuyên hiện nay ra sao?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Hiện tại khoản chi lớn nhất trong tổng chi ngân sách nhà nước là chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước. Trong tổng chi cân đối ngân sách nhà nước, chi thường xuyên đã liên tục cao khoảng 70% từ năm 2008. Trong đó chi cho bộ máy quản lý hành chính liên tục tăng cho thấy Việt Nam chưa đạt được kết quả tốt trong cải cách bộ máy hành chính.
Tổng chi lương trong ngân sách tương đối cao so với các quốc gia khác trong khu vực, tương đương các quốc gia có thu nhập trung bình.
Chi cho lương hưu và đảm bảo xã hội cũng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách nhà nước, tỷ lệ này còn tăng lên khi số người về hưu tăng lên. Do vậy, bất kỳ đợt cải cách nào về tiền lương cũng cần được đánh giá một cách đầy đủ. Vì tăng lương không chỉ tác động đến tổng cầu mà còn tác động mạnh đến sự bền vững của ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, một trong những khoản chi có vai trò ngày càng lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước là chi trả nợ (gộp cả lãi và gốc) với nhiều khoản vay từ những năm 1990 đến nay bắt đầu tới hạn trả nợ. Hàng năm, số nợ phải trả đã chiếm tỷ trọng từ 10-12% tổng chi ngân sách nhà nước.
Về xu thế, số nợ này sẽ tăng dần lên trong những năm tới và điều đó cũng ảnh hưởng đến tính bền vững của ngân sách trong tương lai.
15:12 ngày 24/04/2019
Thuật Lê:
Theo ông, trong lúc này nên mở rộng làm ăn hay im lặng quan sát chờ thời?
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chi phí vốn của họ rất cao so với thế giới nói chung. Mặt khác, trong môi trường luôn được dự báo tăng trưởng nhanh thì hầu hết các doanh nghiệp đều có xư hướng là đầu tư mạnh và nhiều.
Tuy nhiên, khả năng và năng lực thực thi của các doanh nghiệp trong nước chưa cao. Họ có khát vọng làm nhiều thứ nhưng chỉ có một vài doanh nghiệp tốt, có năng lực, mục tiêu rõ ràng. Nói chung thì mong muốn và hiện thực hơi khác nhau.
15:16 ngày 24/04/2019
Na Nguyễn:
Tăng trưởng VN trong thời gian gần đây luôn ở mức trên 6%, được xem là cao trong khu vực. Theo ông, tốc độ tăng trưởng như vậy với tiềm năng của VN đã cao chưa?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Khi so sánh tốc độ tăng trưởng của Việt Nam với một số nước trong khu vực, với Trung Quốc, với các nền kinh tế chuyển đổi thì có thể thấy rằng Việt Nam là nền kinh tế có thời kỳ tăng trưởng liên tục khá là ấn tượng. Nhưng duy trì được nhịp tăng trưởng cao liên tục thì còn rất khiêm tốn. Có thể thấy là thua khá nhiều nước. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia hay ngay cả nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc cũng đã có thời gian tăng trưởng từ 8-10%, thậm chí trên 10% trong nhiều năm liên tục.
Chúng ta chưa làm được điều đó. Xét về các nguồn lực tăng trưởng, về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, Việt Nam không hề thua kém các con hổ kinh tế Đông Á. Chúng ta có điều kiện và khả năng thực hiện việc duy trì tốc độ tăng trưởng 7-8% trong nhiều năm để đạt được khát vọng về một nền kinh tế thịnh vượng, một nền kinh tế có thu nhập trung bình cao 10.000 USD vào năm 2035.
15:17 ngày 24/04/2019
Trịnh Thu Trang:
Một năm trở lại đây mọi người hay nói đến chu kỳ khủng hoảng 10 năm, ông có lo ngại về điều này?
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Cái đấy chắc chắn sẽ xảy ra nhưng quan trọng là mức độ của nó cũng như cách thức chúng ta xử lý vấn đề. Thực ra, Chính phủ của Việt Nam cũng như các chính phủ trên toàn thế giới đã thông minh hơn rất nhiều so với thời trước.
Thẳng thắn mà nói, nếu khủng hoảng xảy ra thì các Chính phủ mới là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên, nhiều nhất, sau đó mới đến doanh nghiệp nên họ buộc phải tìm cách ứng phó. Cũng có nhiều cách giải quyết khủng hoảng nên tôi tin rằng chính sách các Chính phủ đưa ra sẽ có thể có được sự hài hoà, giải quyết được khủng hoảng và để các chu kỳ đó ít tác động nhất đến cuộc sống của người dân và nền kinh tế.
Còn tại sao tôi nói chắc chắn khủng hoảng sẽ xảy ra, thì nó là chu trình chung thôi, thừa nguồn cung, biến động năng lực mua ở cả bên trong và bên ngoài. Nhưng như tôi nói, quan trọng là cách ứng xử, đối phó như thế nào thì sự phản ứng đến cuộc sống như vậy.
15:17 ngày 24/04/2019
Thu Hảo:
Theo ông, động lực của tăng trưởng năm 2019 những tháng cuối năm sẽ đến từ đâu?
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Công thức tăng trưởng kinh tế là cầu nội địa thông qua tiêu dùng. Các chính sách của ta hướng vào thúc đẩy tiêu dùng.
Các dự án đầu tư công vẫn chiếm vai trò quan trọng, và quan trọng là phương thức thực hiện dự án công như thế nào. Không có bộ luật nào ra đời đã hoàn thiện ngay. Luật dần thay đổi theo xu hướng tích cực hơn để nâng dần tỷ lệ tư nhân vào trong đó. Điều đó phù hợp để thúc đẩy kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực tăng trưởng. Cần đẩy mạnh các dự án đầu tư công lớn nhưng phải giám sát chặt chẽ và có cơ chế xử lý minh bạch.
Tiếp theo cần đẩy mạnh xuất khẩu. Đương nhiên cần biết sự suy giảm kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu và tình hình nông sản thế giới ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam, ta cần hoạt động mạnh hơn....
Trong quá trình xem xét nhân tố tăng trưởng của Việt Nam thì đó không phải mới. Cái mới là phải đổi mới thể chế và phải có một hệ thống giám sát, qua đó tạo ra niềm tin cho doanh nghiệp, niềm tin cho người dân, kể cả quan chức trong bộ máy Nhà nước. Họ phải trong sáng, mẫn cán, đừng vì những gì đang diễn ra mà co cụm lại và họ cũng cần được giải toả ở một số bộ ngành nào đó, ở một số địa phương nào đó.
15:18 ngày 24/04/2019
Ngọc Anh:
Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc hồi phục rất mạnh từ đầu năm nhưng chứng khoán Việt lại khá ảm đảm. Đâu là những lý do cản trở sự khởi sắc của thị trường?
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Theo đuổi phương châm đầu tư giá trị, chúng tôi thấy chưa đến mức lo ngại về việc gọi là ảm đạm của thị trường. Mặc dù thống kê thanh khoản toàn thị trường trong Q1/2019 sụt giảm 13,3% so với quý trước và 53,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cùng thời điểm này, nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng trong quý này với giá trị lên đến hơn 200 triệu USD. Thị trường trầm lắng hơn so với một số thị trường quốc tế, theo chúng tôi, có thể do tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân ở nước ta cao hơn, theo con số không chính thức, là trên 80%.
Nếu nói về sự ảm đạm, giai đoạn 2011-2017, thị trường ít được chú ý thì VNIndex lại tăng từ 350 điểm lên trên 800 điểm (tức là tăng gần 500 điểm). Trong khi đó, giai đoạn sôi động từ giữa 2017 đến nay, khi thị trường được chú ý nhiều hơn thì chỉ tăng trưởng khoảng 200-300 điểm tiếp theo là tối đa. Điều này nằm trong một quy luật tâm lý, khi không được chú ý nhiều thì chúng ta lại có thể âm thầm phát triển rất tốt. Và sau một giai đoạn sôi động mạnh, thì việc trầm lắng phù hợp với việc tích lũy của nền kinh tế và các doanh nghiệp.
15:19 ngày 24/04/2019
Thế Sơn:
Ông nghĩ như thế nào về việc thống kê kinh tế ngầm? Việc tính toán và đưa kinh tế ngầm ra ánh sáng có thực sự có lợi cho nền kinh tế?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Khu vực kinh tế ngầm ở Việt Nam có quy mô khá lớn. Theo một nghiên cứu của đại học FullBright có thể lên đến 25-30% GDP. Con số này cũng khá phù hợp với ước tính của EY, tổng quy mô kinh tế ngầm của Việt Nam vào khoảng 34% năm 2010-2011 và 27% vào năm 2016.
Theo kế hoạch, bắt đầu từ năm 2020, việc thống kê khu vực kinh tế chưa quan sát sẽ được tổng cục thống kê chính thức thực hiện và hồm 5 nhóm hoạt động kinh tế chưa được quan sát bao gồm: kinh tế ngầm, kinh tế bất hợp pháp, kinh tế phi chính thức chưa được quan sát, kinh tế tự sản tự tiêu hộ gia đình và khu vực kinh tế bị bỏ sót trong quá trình thu thập dữ liệu thống kê.
Như vậy kinh tế ngầm chỉ là một phần của kinh tế chưa được quan sát. Việc thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát nhằm phản ánh đầy đủ và toàn diện hơn phạm vi quy mô của nền kinh tế.
Xét một cách tổng thể, kinh tế ngầm có nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế. Ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế ngầm gồm cơ sở thuế bị giảm, chất lượng sản phẩm thấp, mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế bị biến dạng. Do vậy kinh tế bị tăng trưởng thấp đi.
Mặc dù kinh tế ngầm có thể có một số lợi thế nhưng rõ ràng những lợi thế này không tương xứng với rất nhiều hệ quả tiêu cực do hoạt động không kê khai tạo ra.
Tuy nhiên, việc tính đúng, tính đủ và không tính trùng khu vực kinh tế này là một việc không dễ. Vì muốn thống kê được khách quan, chặt chẽ, trung thực thì phải có các quy định thống nhất từ trung ương xuống địa phương.
15:20 ngày 24/04/2019
Hà Thúc Thảo Tiên:
Số liệu TCTK gần đây ghi nhận tình trạng DN phá sản nhiều, theo phân tích của ông, điều này nói lên vấn đề gì? Liệu có phải môi trường đầu tư vẫn đang rất tệ khiến DN gặp khó khăn, mất niềm tin và muốn rút ra khỏi thị trường?
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Thực trạng mà tỷ lệ doanh nghiệp tạm dựng, giải thể ở mức cao so với doanh nghiệp mới thành lập là đúng. Nhưng tìm nguyên nhân lý giải thì không dễ tý nào.
Một mặt, Chính phủ đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và thực tế thì đã có nhiều thay đổi. Chính phủ luôn cải cách, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhưng nhìn vào con số giải thể, phá sản của doanh nghiệp thì không giảm, thậm chí tăng, logic ở đây là gì. Phân tích sâu hơn, tôi cho rằng có thể tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm xuống. Doanh nghiệp đang bị cạnh tranh mạnh, thị trường bị co hẹp lại khiến lợi nhuận bị giảm đi. Trong khi đó chi phí hoặc không giảm, hoặc giảm không đáng kể, khiến cho doanh nghiệp không thể tiếp tục ở lại trên thị trường.
Như vậy, có thể thấy các giải pháp cải thiện môi trường hiện nay chưa đủ để hỗ trợ khu vực tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thời kỳ 2000 – 2007, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp rất mạnh, số doanh nghiệp giải thể so với doanh nghiệp thành lập chỉ ở mức 20 – 25%, trong khi hiện nay là 80%.
Mặt khác, tôi cũng cho rằng cơ hội kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân chưa được cải thiện. Dư địa đã cạn dần.
15:24 ngày 24/04/2019
Trần Liêm:
Theo nghiên cứu của World Bank, những lợi thế thu hút đầu tư mà VN đang có sẽ giảm dần trong tương lai, trong khi đó, các nước như Myanmar, Campuchia đang nổi lên như một đối thủ đáng gờm trong thu hút FDI, trong bối cảnh đó, các chính sách, chiến lược của VN phải như thế nào?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Trải qua 30 năm thu hút FDI, có thể đánh giá: FDI đã trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, góp phần quan trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hệ thống chính sách, pháp luật đầu tư kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp vào tăng trưởng, tăng thu ngân sách, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất lao động trong bối cảnh mới.
Trong bối cảnh mới, lợi thế về chi phí trong thu hút FDI sẽ dần mất đi là đương nhiên, nên Việt Nam cần có cơ chế thu hút FDI thế hệ mới, với kỹ năng lao động và quản trị tốt hơn, lương cao hơn, chất lượng cao hơn. Đồng thời năng lực cạnh tranh và sức lan tỏa của FDI với doanh nghiệp trong nước càng cao hơn, cần phải liên kết được hai khối này.
Thế hệ mới của FDI cần ưu tiên các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ cao, lao động chất lượng cao, tập trung vào nghiên cứu phát triển, mang lại giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thu hút các tập đoàn đa quốc gia “xây tổ”, chuyển tư duy thu hút đầu tư theo quy mô vốn sang dựa vào hiệu quả giá trị gia tăng của dòng vốn đầu tư.
15:25 ngày 24/04/2019
Minh Mẫn:
Việc một bộ phận DN tư nhân phát triển mạnh mẽ là một điều đáng mừng nhưng nó cũng đặt ra một nỗi lo ngại về việc lớn nhanh quá theo tốc độ tỷ lệ và đa dạng hoá ngoài lĩnh vực, gây rủi ro cho cả nền kinh tế nếu có vấn đề. Ông nghĩ sao về điều này?
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Kinh nghiệm các nước đặc biệt Hàn Quốc cho thấy đây là thực tế đã xảy ra. Nếu doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam phát triển quá nhanh, lại thiếu minh bạch và dựa nhiều vào tín dụng ngân hàng, vượt ra ngoài tầm kiểu soát rủi ro của người quản lý thì đây là điều đáng lo ngại, điểm rủi ro với nền kinh tế.
15:28 ngày 24/04/2019
Tú Bình:
Một số quỹ đầu tư trái phiếu đã thu hút được lượng vốn lớn trong thời gian qua. Đây có phải là kênh đầu tư sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới?
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Có thể nói, những nỗ lực trong việc phát triển thị trường trái phiếu 20 năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc. Quy mô thị trường trái phiếu đã ở mức 40% GDP, trong đó trái phiếu doanh nghiệp là khoảng 10% GDP. Về chất, thị trường trái phiếu cũng có những bước phát triển lớn đặc biệt là kỳ hạn và thanh khoản.
Đặc điểm của thị trường này là các ngân hàng, quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng, vì các đối tượng này có vốn lớn, có nhu cầu đầu tư dài hạn và giá trị.
Đặc biệt, mặc dù phát triển, nhưng so với các nước trong khu vực, thị trường trái phiếu vẫn còn nhỏ hơn nhiều (các nước trong khu vực ở mức 70-95% GDP), đồng thời giá trị giao dịch bình quân phiên thấp hơn nhiều so với các nước.
Với đà phát triển như vậy, VCBF tin tưởng ngay trong những năm tới, các quỹ đầu tư trái phiếu sẽ là những kênh tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Theo đà phát triển kinh tế, lãi suất tiết kiệm giảm xuống, tính minh bạch của các doanh nghiệp cao lên, sự tham gia ngày càng mạnh của hệ thống ngân hàng với tư cách là nhà đầu tư và quản lý dòng tiền, quản lý tài sản sẽ giúp cho các nhà đầu tư tăng mạnh kênh đầu tư này. Đồng thời, các nhà đầu tư cá nhân ngày càng chuyên nghiệp (chúng tôi rất ủng hộ khái niệm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp trong dự thảo luật chứng khoán mới) sẽ là động lực để các quỹ trái phiếu huy động được nhiều vốn cá nhân để đầu tư trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp.
Tất nhiên, về khía cạnh tạo lập, để có sự phát triển mạnh, VCBF cũng mong mỏi việc khuyến khích phát triển thị trường được ưu tiên hơn nữa, bao gồm cả việc khuyến khích niêm yết trái phiếu cũng như những quy định về nhà đầu tư chuyên nghiệp, các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán theo luật chứng khoán mới sớm đi vào hiệu lực.
15:34 ngày 24/04/2019
Duy Đạt:
Một chuyên gia có nói rằng giải quyết được vấn đề giao thông sẽ đóng góp cho phát triển kinh tế, ông nghĩ sao?
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Đây là điều đương nhiên, hạ tầng là một trong những yếu tố quyết định thúc đẩy phát triển của kinh tế.
15:35 ngày 24/04/2019
Nguyễn Chí Vũ:
Ông Tân có thể cho biết trên theo ông động lực chính cho phát triển kinh tế trong những năm tới sẽ là khối doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp trong nước. Hiện nay chúng ta đang nói đến vấn đề tự lực phát triển nhưng lại dành ưu đãi về thuê đất, thuế... cho doanh nghiệp FDI, như vậy có mâu thuẫn hay không?
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Cám ơn bạn, một số liệu rất đáng quan tâm là trong năm 2018, đầu tư tư nhân chiếm 68% tổng vốn đầu tư, tăng trưởng 15% còn đầu tư công chỉ chiếm 32% và tăng trưởng 1,5%. Trong đó, khối doanh nghiệp nước ngoài không những vẫn là cú hích lớn, mà còn là động lực để thị trường phát triển theo hướng hiện đại. Câu hỏi của bạn ở một khía cạnh khác với câu hỏi của một bạn rằng, Samsung gặp khó khăn thì có ảnh hưởng gì đến phát triển của Việt Nam, và chúng tôi nghĩ rằng Samsung đã làm rất tốt vai trò cú hích đó. Để đến hiện nay, chúng tôi chứng kiến ngày càng có nhiều dự án quy mô lớn như thép Formosa, lọc dầu Nghi Sơn, và sắp tới là khu liên hợp thép Hòa Phát – Dung Quất đi vào hoạt động, và tỷ trọng đóng góp của Samsung hiện nay chỉ đóng góp chưa đến 0.4 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam.
Dưới góc nhìn như vậy, chúng tôi ủng hộ sự ưu đãi kêu gọi vốn của các địa phương cho doanh nghiệp FDI, và theo quan điểm của chúng tôi, trong vòng ít nhất 5-10 năm tới, doanh nghiệp FDI vẫn sẽ là động lực cùng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam
15:35 ngày 24/04/2019
Trọng Tấn:
Ông dự kiến như thế nào về kết quả thoả thuận có thể đạt được cho chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sắp tới?
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Tôi nghĩ là quan hệ của Trung Quốc và Mỹ có thể có thay đổi về chất từ hợp tác và cạnh tranh chủ yếu sang đối đầu trực diện trên nhiều mặt. Và chiến tranh thương mại chỉ là một phần trong mối quan hệ phức tạp đấy. Có thể có những thoả hiệp nhất định do Trung Quốc đã đáp một phần đáng kể những yêu cầu của Mỹ việc giải quyết triệt để là rất khó. Và nếu vấn đề này xong thì sẽ lại phát sinh câu chuyện khác trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc.
15:35 ngày 24/04/2019
Nguyễn Minh Hiệp:
Báo chí thế giới đều đề cập đến việc VN rất đẹp, rất nhiều tiềm năng, thậm chí khen Đà Nẵng thu hút hơn cả điểm đến Thái Lan, Malaysia. Thế nhưng, lượng khách đến Việt Nam vẫn kém các nước bạn, khách thường đến Việt Nam 1 lần rồi thôi. Ông nghĩ gì về điều đó?
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Nói vậy cũng không thực sự đúng. Thái Lan mở cửa du lịch trước Việt Nam 30 năm. Để đạt được ngưỡng như Việt Nam bây giờ, Thái Lan cũng phải mất 20 năm. Chúng ta đi sau Thái Lan đến 30 năm nhưng vẫn có tăng trưởng cực kỳ ngoạn mục.
Trên thế giới, Việt Nam là 1 trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới về khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa. Năm nay, chúng ta có 18 triệu khách quốc tế và 85 triệu khách nội địa, vượt cả mục tiêu đặt ra cho năm 2020.
Chúng ta đã đạt được thành tựu tốt, nhưng trong tăng trưởng đó vẫn có những vấn đề chưa bền vững như: vấn đề cân đối nguồn khách, vấn đề năng lực chi trả, vấn đề phụ thuộc quá nhiều vào nguồn khách Trung Quốc và Hàn Quốc.
Hai nguồn khách du lịch này tiềm ẩn một số rủi ro, không bền vững: Trung Quốc là rủi ro về địa chính trị, Hàn Quốc là rủi ro về xu hướng, phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư của một số tập đoàn như Samsung…
15:35 ngày 24/04/2019
Dương Minh Hà:
Ông có còn lo ngại về chu kỳ khủng hoảng 10 năm không? Đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối mặt với sự suy thoái toàn cầu?
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Một số người dựa vào kinh nghiệm của quá khứ cũng lo ngại về rủi ro chu kỳ của nền kinh tế. Nhưng tại thời điểm hiện nay, quan sát diễn biến trong nước và bên quốc tế, gồm thuận lợi và rủi ro, tôi cho rằng kinh tế 2019 dù bên ngoài có phần suy giảm nhưng một cuộc khủng hoảng như hồi 1999, 2009 sẽ không xảy ra.
15:35 ngày 24/04/2019
Thanh Hà:
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể xem là cao, nhưng nếu đánh giá về chất lượng tăng trưởng thì như thế nào?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Thực ra khi nói về chất lượng tăng trưởng thì đây là phạm trù rộng, bao gồm cả kinh tế, xã hội và môi trường. Liệu chúng ta có hi sinh môi trường để tăng trưởng hay không? Đây là câu hỏi đặt ra không chỉ đối với cả các quốc gia đang phát triển, chậm phát triển mà ngay cả nhiều quốc gia đã phát triển cũng đã từng có những bài học lớn về việc trả giá suy thoái và ô nhiễm môi trường trong quá trình tăng trưởng nhanh. Thậm chí có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tính đủ thiệt hại về tác động môi trường, thì nhiều quá trình tăng trưởng kinh tế, nhiều giai đoạn tăng trưởng và trong nhiều dự án kinh tế lợi ích kinh tế sẽ bằng không, thậm chí là con số âm.
Ở Việt Nam đã có nhiều bài học và ví dụ về các dự án gây hủy hoại nghiêm trọng về môi trường chứ không chỉ là vấn đề ô nhiễm không khí. Tôi cho rằng hiện tại thì hành lang pháp lý, các luật cũng như nghị định về vấn đề bảo vệ môi trường, về đánh giá tác động của môi trường đã khá đầy đủ. Vấn đề là ở chỗ thực thi ra sao, hiệu lực của những chế tài này thế nào.
15:35 ngày 24/04/2019
Chu Thành:
Quý 1/2019, Ngân sách Nhà nước có kỳ thặng dư hiếm hoi. Ông đánh giá như thế nào về cân đối thu chi ngân sách của 3 quý còn lại năm 2019?
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Không nên lấy một quý, một năm thặng dư hay bội chi để xoáy vào đó.
Thu chi ngân sách Việt Nam là vấn đề của quá khứ hiện đại và tương lai, gắn liền với cách thức thu chi của Nhà nước. Ta nói nhiều về chi thường xuyên, Đảng cũng đã có nghị quyết cắt giảm, sát nhập, tinh gọn ra sao. Nhà nước đã có chủ trương đi đúng hướng, nhưng làm thế nào thì phải đòi hỏi kỹ năng, nghệ thuật.
Chi tiêu thường xuyên cần phải tinh gọn bộ máy, có thể lương bổng không cao nhưng bộ máy tinh rất tinh nhuệ.
Vấn đề thứ hai là thay đổi chính sách về phân bổ ngân sách rõ ràng mạch lạc hơn. Cũng có địa phương khó khăn, có địa phương thuận lợi nên cần có chính sách tạo động lực.
Cuối cùng phải làm sao cho chi tiêu của nhà nước hiệu quả nhất. Bỏ tiền ra làm một sân bay, bến cảng, con đường, làm sao có hiệu quả hơn để không còn thất thoát, hoặc tỷ lệ thất thoát nhỏ. Điều đó sẽ đảm bảo ngân sách bền vững, khơi tăng nguồn lực.
15:46 ngày 24/04/2019
Minh Anh:
Các công ty quản lý quỹ như VCBF có giải pháp gì để người dân quan tâm đến việc đầu tư chứng chỉ quỹ thay vì tự đầu tư?
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Trong suốt những năm vừa qua, được sự ủng hộ của Ủy Ban chứng khoán, các đối tác, các cơ quan truyền thông, chúng tôi tiến hành một loạt các hoạt động giới thiệu Quỹ mở và chứng chỉ quỹ cho cá nhân như là một công cụ đầu tư có phân khúc rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm nhưng thấp hơn đầu tư chứng khoán riêng lẻ. Thực tế đã chứng minh lợi nhuận trung bình của các quỹ mở VCBF trong 5 năm vừa qua là khoảng 15%/ năm. Tất nhiên đó là những năm tích lũy của nền kinh tế. Sứ mệnh của chúng ta là phải đưa quỹ mở ổn định và phát triển tiếp trong 5 năm tiếp theo, vượt qua những biến động kinh tế để khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư.
Nhìn dài hạn hơn, chúng ta mới có khoảng 5 năm để phát triển quỹ mở, trong khi đó, thị trường bảo hiểm đến nay đã hơn 20 năm mới cho những tiến bộ vượt bậc.
Theo kinh nghiệm của đối tác của VCBF tại các thị trường khác, gần đây nhất các nước mất từ 15-20 năm cho việc tăng quy mô thị trường quỹ mở lên mức 15%GDP. Như vậy, hiện nay, với quy mô thị trường quỹ mở Việt Nam khoảng 0,15% GDP thì chúng ta có cơ hội phát triển thị trường này lên 100 lần trong vòng 10-15 năm tới. Đó là một con số rất đáng quan tâm.
Và để đạt được điều đó, VCBF vẫn sẽ tiếp tục giới thiệu về tài chính cá nhân đến cho mọi người, với mục tiêu cao nhất là an toàn và ổn định tài chính cá nhân, trong đó phân bổ tài sản hợp lý là vấn đề mấu chốt, và quỹ mở sẽ là một sản phẩm phục vụ nhu cầu phân bổ tài sản ở phân khúc rủi ro trung bình thấp, so với tự đầu tư chứng khoán.
15:46 ngày 24/04/2019
Minh Duy:
Ở Việt Nam, một vài doanh nghiệp tư nhân trong nước đã thay đổi cả một vùng đất như Vingroup, Sun Group... khi đến đầu tư ở các tỉnh, ông thấy bài học gì từ họ?
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Thật ra, sự tăng trưởng trong mảng khách sạn, villa nghỉ dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng năng lực du lịch Việt Nam. Tôi nghĩ rằng điều này tốt cho đất nước.
Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển một cách có quy hoạch, có chọn lọc hơn - phát triển thành từng cụm, ưu tiên vận hành cho hiệu quả những gì mình có mới là việc quan trọng. Chúng ta phải đảm bảo rằng mình có cả phần cứng và phần mềm.
Bài học về sự tăng trưởng nóng của những tập đoàn vừa nêu là: nó tốt vì có phần cứng. Nhưng quan trọng hơn là mình phải có phần mềm tức là con người, phải có đủ nhân lực đào tạo để phục vụ được, có đủ nguồn khách cao cấp để mình phục vụ.
Thứ 2 là cân đối nguồn lực, giữa nguồn lực đầu tư cá nhân và nguồn lực đầu tư chung của xã hội, như hạ tầng, hàng không với hạ tầng về khách sạn buồng mới tạo ra.
Chúng ta xây dựng hàng trăm ngàn phòng dọc bờ biển như vậy, nếu không chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng hàng không để đưa khách đến, không đảm bảo tiếp thị tốt cho thị trường cao cấp, thì những buồng đó chỉ phục vụ cho nhóm khách ít tiền. Như vậy là chúng ta đang lãng phí nguồn lực.
Bản chất của vấn đề là, năng suất lao động chung của cả ngành và đất nước tăng trưởng tốt, nhưng cuối cùng người dân không được hưởng lợi nhiều từ sự tăng trưởng, khi chất lượng cuộc sống giảm đi vì môi trường bị phá hủy.
15:47 ngày 24/04/2019
Duy Khánh:
Hiện TQ đang thắt chặt nhập khẩu với VN và các thị trường CPTPP dù thuế đi về 0% vẫn có những rào cản kỹ thuật, vậy DN VN cần phải làm gì?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Đây là câu chuyện doanh nghiệp hội nhập phải thực chất. Cần phải chủ động có chiến lược sản phẩm, tìm ra sản phẩm mới, thị trường mới, tham gia tích cực vào quá trình đàm phán, nắm vững và hiểu rõ các quy định về rào cản kỹ thuật để có biện pháp thích ứng kịp thời.
Chúng ta cần phải có những doanh nghiệp có tên tuổi lớn, là những con sếu đầu đàn vươn ra thị trường quốc tế.
15:47 ngày 24/04/2019
Dương Hà:
Ông có cho rằng thế giới sẽ có phiên bản mở rộng của chiến tranh thương mại toàn cầu khi căng thẳng giữa Mỹ - EU không ngừng gia tăng? VN trong bối cảnh này sẽ bị tác động như thế nào?
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Tôi không nghĩ có khả năng đấy. EU và Mỹ họ có cùng giá trị, những căng thẳng nếu có sẽ chỉ là vụ việc nhất thời, chứ không phải là một cuộc chiến.
15:47 ngày 24/04/2019
Nguyễn Ngọc Chung:
Trong 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, nhưng đánh giá khách quan chúng ta đang bị chậm lại so với Trung Quốc, cũng không nhanh hơn so với các nước trong khu vực bao nhiêu. Vậy xin hỏi các vị với những thứ Việt Nam đang làm có thể giúp Việt Nam vượt lên được hay không, hay nói cách khác là chúng ta có hóa rồng được không, khi thu nhập đầu người chúng ta bây giờ chỉ bằng Hàn Quốc những năm 1975?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Theo dõi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong 30 năm qua, có thể thấy, chúng ta chỉ có số năm tăng trưởng liên tục là nhiều chứ tốc độ tăng trưởng vẫn còn rất hạn chế, chỉ loanh quanh 6-7% một năm. Trong khi đó nhiều nền kinh tế trong khu vực có nguồn tài nguyên nghèo hơn ta rất nhiều như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,.. mà họ vẫn duy trì được mức tăng trưởng 8-10% thậm chí trên 10%. Ta chưa bao giờ đạt được con số đó.
Khát vọng của chúng ta trong 10-20 năm tới là duy trì được tốc độ tăng trưởng từ 7-8%. Và tôi nghĩ điều này hoàn toàn khả thi.
15:47 ngày 24/04/2019
Tran Thi Diem My:
Hiện tại nhiều ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất huy động lên mức khá cao, xu hướng này sẽ tác động như thế nào đối với lãi suất đầu ra của lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng và bất động sản nói riêng và sự ổn định của chính sách tiền tệ nói chung?
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Qua theo dõi của chúng tôi, lãi suất huy động tăng nhẹ vào thời điểm cuối năm ngoái nhưng đã ổn định vào thời điểm đầu năm nay. Chia sẻ rộng ra một chút, chúng tôi quan sát có một sự tương quan rất rõ ràng giữa thị trường chứng khoán và lãi suất qua đêm của các ngân hàng. Theo đánh giá của chúng tôi, chính sách tiền tệ thời gian qua đã làm rất tốt, rất nhịp nhàng vai trò điều tiết để ổn định lãi suất qua đêm, qua đó ổn định thị trường chứng khoán nói chung.
Tương quan giữa Lãi suất qua đêm (đường màu xanh lá cây) với Vn-Index (xanh da trời)
15:50 ngày 24/04/2019
Vân Hà:
Có cơ hội nào để một nền kinh tế đặc thù như Việt Nam có thể kéo lãi suất xuống thấp khi lạm phát không thể luôn thấp?
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đang điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Bước đầu, quá trình này đạt được những kết quả nhất định, tháo gỡ những nút thắt, kíp nổ nguy hiểm nhưng tái cơ cấu đòi hỏi nhiều thời gian.
Giả sử một bệnh viện có nhiều khoa, nhiều loại bệnh nhân với rất nhiều loại bệnh tật khác nhau, dùng một loại thuốc đại trà cho tất cả các bệnh nhân ở các khoa khác nhau là không khả thi.
Điều đó có nghĩa là NHTW về lý thuyết có thể dùng các công cụ của chính sách tiền tệ để đảm bảo cho cung cầu tiền gặp nhau để tạo ra một mức lãi suất cân bằng thấp hơn. Tuy nhiên, như đã nói, thể trạng của các ngân hàng như là thể trạng của các bệnh nhân khác nhau không thể chịu nổi một liệu pháp trị bệnh giống nhau.
Giả sử bây giờ đưa ra chính sách là không cần hạn mức tín dụng nữa, đưa ra quy định để thị trường tự do thì điều đó cũng chưa phù hợp.
Chúng ta cần lưu ý, FED điều hành chính sách tiền tệ cụ thể là lãi suất chỉ dựa trên lạm phát và công ăn việc làm thôi, nhưng ở Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nươc còn phải đảm bảo phục vụ tăng trưởng và ổn định cả hệ thống ngân hàng thương mại.
15:50 ngày 24/04/2019
Hoàng Thắng:
Các nghiên cứu gần đây cho rằng cấu trúc của nền kinh tế VN đang gặp nhiều thách thức về NSLĐ, già hoá dân số... mà nếu không giải quyết sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng, ông bình luận như thế nào về việc này? Cách thức ứng phó?
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Già hoá dân số là một sự phát triển tự nhiên của một quốc gia, nước nào cũng có thời kỳ dân số vàng và sau đấy bước đến giai đoạn này. Lo ngại mà chúng ta hay nói đến là việc Việt Nam hay già mà chưa kịp giàu, già mà vẫn nghèo, đấy mới là vấn đề.
Còn năng suất lao động thấp là hệ quả của một cấu trúc kinh tế và cách thức tăng trưởng. Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu, kiến nghị và phần lớn khi nói đến nâng cao năng suất người ta nghĩ đến đầu tiên là áp dụng khoa học công nghệ.
Tuy nhiên đấy chỉ là hô hào suốt mấy chục năm thôi, đó là điều hiển nhiên. Cái chính là phải đặt được câu hỏi làm thế nào để doanh nghiệp có động lực là luôn luôn áp dụng đổi mới công nghệ. Một vấn đề khác đồng thời cần đặt ra là làm sao để doanh nghiệp có năng lực hấp thụ, nghiên cứu và phát triển. Đấy là hai thứ cần trả lời.
Tôi cho rằng để doanh nghiệp có động lực phát triển khoa học công nghệ thì buộc họ phải cạnh tranh. Như vậy môi trường cạnh tranh công, bằng bình đẳng là yếu tố cần thiết.
Mặt khác, để doanh nghiệp có năng lực phát triển công nghệ, cần có bàn tay hỗ trợ của nhà nước cũng như các tổ chức chức trung gian hỗ trợ.
Ở Việt Nam cả hai yếu tố này đều đang rất thiếu nên cứ hô hào hay yêu cầu áp dụng công nghệ thành động lực cho tăng trưởng là không đủ. Phải nỗ lực cải cách nhiều hơn nữa, nâng cao, mở rộng quy mô của thị trường, và mức độ cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế.
15:58 ngày 24/04/2019
Lâm:
Một số nhóm ngành xuất khẩu như dệt may, thủy sản liệu có tiếp tục khởi sắc như năm 2018?
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Đối với dệt may, xuất khẩu 3 tháng đầu năm đã tăng 10,9%, và với tín hiệu đơn hàng khả quan từ các doanh nghiệp thì khả năng đạt mục tiêu kim ngạch 40 tỷ USD là hoàn toàn khả thi. Về dài hạn, xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra (bằng chứng là xuất khẩu dệt may sang Trung Quốc liên tục tăng trưởng 2 con số trong những năm vừa qua và thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ liên tục tăng trong khi thị phần hàng Trung Quốc thì giảm). Ngoài ra, CPTPP còn mở ra các thị trường mới cho hàng dệt may Việt Nam, và sắp tới nếu EVFTA được ký kết cũng giúp gia tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường này.
Đối với xuất khẩu thủy sản, ba tháng đầu năm tăng trưởng tương đối thấp, chỉ đạt 1,4%. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đặc điểm của nhóm ngành này biến động tương đối cao hơn trong các năm. Tuy nhiên về dài hạn, thông tin hiện nay vẫn là tích cực, về các hiệp định CPTPP và EVFTA. Ngoài ra, đối với thị trường Mỹ, đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 đối với sản phẩm cá tra và basa của Việt Nam dự kiến cũng sẽ áp mức thuế chính thức thấp hơn nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam so với trước, trong khi mức thuế sơ bộ cho đợt rà soát lần thứ 13 đối với sản phẩm tôm cũng giảm xuống bằng 0%.
15:59 ngày 24/04/2019
Thu Nga:
Nếu đưa ra một kịch bản về tăng trưởng cho những tháng còn lại của năm 2019 thì ông sẽ vẽ bức tranh tăng trưởng cùng động lực của nền kinh tế Việt Nam ra sao?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Xét về cơ cấu tăng trưởng theo ngành, những tháng còn lại của năm có thể hình dung nông nghiệp và du lịch do thị trường Trung Quốc gặp khó khăn nên sẽ tăng thấp. Tăng trưởng điện thoại sẽ duy trì nhịp độ giảm và cần có sản phẩm khác tăng trưởng cao đột biến để thay thế. Và những ngành đó có thể là: dệt may, giày dép, vật liệu xây dựng.
Về nguồn lực tăng trưởng, có thể thấy xu hướng FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc sẽ nhắm đến Việt Nam và có thể có một số dự án quy mô lớn tạo sức lan tỏa cho nền kinh tế. Để tiếp tục biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
Về phía cầu, chính sách tiền tệ cần phải duy trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trong khi chính sách tài khóa cần phải tập trung giải ngân đầu tư công. Đặc biệt cho các dự án cơ sở hạ tầng để kích thích trong ngắn hạn và tạo cơ sở cho tăng trưởng trong tương lai.
Với một nền kinh tế hiện nay đang rất mở thì những diễn biến không thuận lợi có thể sẽ làm kinh tế của ta tăng trưởng chậm lại. Do vậy, mở rộng thị trường xuất khẩu là hết sức quan trọng. Nếu thị trường xuất khẩu khó khăn thì phải quan tâm đúng mức đến thị trường trong nước.
15:59 ngày 24/04/2019
Ngọc Tùng:
Theo đánh giá của ông, triển vọng đầu tư vào những ngành nào sẽ tốt trong những tháng còn lại của năm 2019?
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Trong các ngành, chúng tôi đánh giá rất cao điểm sáng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo vì theo chúng tôi đây là ngành tạo ra giá trị tích lũy lâu dài. Quý I năm 2019, ngành này tiếp tục là điểm sáng với mức tăng 11,1%,. Ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng đóng góp vóp GDP lớn như bán buôn, bán lẻ, hoạt động tài chính, lưu trú, ăn uống, kho bãi tăng ổn định và cao hơn giai đoạn trước là động lực để giữ tăng trưởng GDP của chúng ta ở mức cao ở bình diện quốc tế. Trong số này chúng tôi ấn tượng với con số tốc độ phát triển của ngành du lịch trên 30%/năm trong các năm qua.
Mặc dù đã được nhắc đến nhiều, cũng không thể không đề cập đến đánh giá khối sản xuất tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ vào các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP và xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc. Tương ứng, chúng tôi chú ý đến nhóm ngành liên quan như bất động sản khu công nghiệp, cảng biển, hạ tầng điện nước.
16:00 ngày 24/04/2019
Nguyễn Ngọc nam:
Thưa ông Cung, thông tin báo chí gần đây có đưa tin, tại hội thảo kinh tế vĩ mô vừa qua, Viện CIEM đưa ra nhận định: Các ngân hàng lớn lập kế hoạch kinh doanh 2019 lãi lớn thì lãi suất khó mà giảm được. Xin ông cho biết cơ sở nào để đưa ra nhận xét này (xét từ thực tế kinh doanh ngân hàng)?
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
CIEM không có nghiên cứu và nhận định riêng về các ngân hàng đang lãi lớn như bạn nói. Thực ra các báo cáo của ngân hàng cung cho thấy điều đó. Hoạt động kinh doanh ngân hàng thuận lợi và có cải thiện trong thời gian qua là điều bình thường khi kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng cao, do đó có nhiều cơ hội kinh doanh, có nhu cầu lớn về vốn. Tuy nhiên về mặt chính sách, CIEM luôn mong muốn có lợi ích hài hoà giữa người tiết kiệm, ngân hàng và doanh nghiệp với tư cách người vay. Như chúng ta đã thấy số doanh nghiệp giải thể và phá sản đang ở tỷ lệ cao trong mấy năm gần đây, một trong những nguyên nhân là do chi phí kinh doanh cao, trong đó có chi phí vay vốn ngân hàng ở mức cao.
16:00 ngày 24/04/2019
Trần Tiến Hưng:
Các biện pháp để phát triển thị trường vốn tai Việt Nam và thu hút thêm dòng tiền nhàn rỗi của người dân
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Tôi cho rằng có một sự liên quan tương hỗ giữa sự ổn định của thị trường chứng khoán – tính dài hạn, sự yên tâm của nhà đầu tư và – sự thu hút dòng tiền nhàn rỗi của người dân. Sự ổn định thị trường hiện đang có nhưng bước tiến vượt bậc, thể hiện ở việc chúng ta có những công cụ vốn dài hạn.
Về phía doanh nghiệp và quỹ đầu tư, chúng tôi chú trọng cung cấp cho người dân những công cụ đầu tư đa dạng, với mức độ rủi ro từ phi rủi ro, đến sản phẩm rủi ro trung bình thấp, và hướng dẫn người dân phân bổ tài sản theo những kỳ vọng rủi ro và mục tiêu tài chính của riêng họ.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh về người giàu. Trên 10% dân số có thu nhập hộ gia đình hàng tháng trên 20 triệu đồng. số người siêu giàu tăng 320% từ năm 2000 đến 2016 và số triệu phú tăng 350% từ 2005 đến 2015, do vậy, nguồn lực từ vốn nhàn rỗi rất lớn, đủ để phân bổ vào các công cụ với các mức độ rủi ro khác nhau.
Chính sách thuế cũng là một yếu tố quan trọng và chúng tôi kỳ vọng sắp tới có những chính sách ưu đãi hơn về thuế cho quỹ mở và quỹ hưu trí trong thời gian sắp tới.
16:08 ngày 24/04/2019
Ngọc Tài:
Bức tranh ngân hàng năm 2018 tương đối tốt, 2019 thì sao?
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Bản thân hệ thống ngân hàng thương mại không thể cách ly với cuộc đời, họ như cây cỏ mọc trên đám đất, “đám đất” đó là nền kinh tế. Không một cây cỏ nào có thể mọc xanh tốt trên một đám đất cằn cỗi và những mùa hạn hán liên tục kéo dài.
Hệ thống ngân hàng hoạt động tốt trong năm 2018 là do dựa trên nền kinh tế tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, cái tốt ngày hôm nay chưa đủ bù đắp cái xấu là di chứng của 5-7 năm về trước: giá cổ phiếu thấp, lương cán bộ ngân hàng vẫn còn thấp. Thực ra, nhiều cán bộ đã phải rời ngành ngân hàng qua ngành khác…
Tôi sẽ không ngạc nhiên khi các ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt với nền kinh tế trong năm 2019 tiếp tục tăng trưởng tốt. Tất nhiên, các ngân hàng vẫn cần được hướng dẫn để đi đúng làn, đúng tuyến, đúng tốc độ.
16:08 ngày 24/04/2019
Thanh Hương:
Trong một báo cáo gần đây của trường KTQD, các chuyên gia nghiên cứu của trường có đề cập đến vấn đề rủi ro tài khoá sẽ ngày càng tăng và trở thành một nguy cơ cho nền kinh tế. Nguyên nhân nào khiến tài khoá của VN bất ổn?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Chúng tôi cho rằng trong năm 2019 và những năm tiếp theo, rủi ro tài khóa sẽ ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là trong nhiều năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì quy mô chi tiêu công ở mức cao trong khi nguồn thu ngân sách thì lại không đủ. Do vậy thâm hụt ngân sách nhà nước thường xuyên ở mức cao và hiện nay thuộc nhóm cao nhất trong khu vực. Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp tục vay nợ để bù đắp bội chi và hệ quả là nợ công gia tăng. Đây chính là rào cản lớn đối với tăng trưởng dài hạn, tạo áp lực đối với nền kinh tế vĩ mô và áp lực đối với khả năng kháng cự các cú sốc của nền kinh tế.
Đồng thời trong bối cảnh này, chính phủ sẽ gặp nhiều khó khăn về không gian tài khóa để thực hiện các biện pháp kích cầu cần thiết khi nền kinh tế suy thoái. Một điểm cần lưu ý là, mặc dù tỷ lệ nợ công trên GDP có giảm, và vẫn nằm trong mức trần mà Quốc hội cho phép nhưng quy mô nợ công gia tăng đang khiến mức chi trả nợ lãi vay ngày càng cao. Do vậy ngân sách còn lại để đầu tư cho phát triển suy giảm. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Việt Nam cao hơn khá nhiều quy mô trung bình của các nước đang phát triển, thu nhập thấp và các nước châu Á.
Dù nợ công vẫn nằm trong ngưỡng cho phép, nhưng các khoản nợ công của Việt Nam vẫn chưa tính đủ các gánh nặng nợ tiềm tàng từ hoạt động của khu vực ngoài ngân sách, như khu vực ngân hàng, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
16:09 ngày 24/04/2019
Từ Minh Khôi:
Liệu cuối năm nay sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế không? Nếu xảy ra khủng hoảng thì kênh đầu tư nào là tối ưu nhất.
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Ông Bùi Sỹ Tân, Phó TGĐ Công ty quản lý quỹ Vietcombank
Tôi xin trả lời ý thứ 2 trước thì nếu xảy ra khủng hoảng thì giải pháp là “thắt lưng buộc bụng”. Còn ý thứ nhất, tôi không nghĩ xảy ra khủng hoảng trong năm nay, và phương châm của chúng tôi là Tích lũy đầu tư khi nền kinh tế tích lũy.
16:09 ngày 24/04/2019
Hạ Minh:
Ông có chú ý về động lực tăng trưởng cụ thể nào hay không?
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Năm nay có thể không có những cú huých lớn về gia tăng sản lượng như trường hợp Formosa, Samsung... của các năm trước. Nhưng nhìn về xu hướng, kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh, kinh té tư nhân được ưu tiên phát triển nhiều hơn... Tất cả những nhân tố đấy đảm bảo cho việc tăng trưởng 2019 vẫn có thể đạt được kế hoạch đã định.
16:26 ngày 24/04/2019
Ngọc Hà:
Yếu tố thị trường là thứ thường xuyên được nói đến, vậy làm thế nào để VN hoàn thiện được cơ chế thị trường?
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Theo tôi cải cách thể chế luôn phải hướng đến phát triển hoàn thiện các loại thị trường, nâng cao quy mô, mức độ, đảm bảo cạnh tranh thị trường bình đẳng; đồng thời nâng cao được hiệu lực quản lý nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, để hoàn thiện cơ chế thị trường có mấy việc ưu tiên phải làm sau đây:
Thứ nhất là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh đặc biệt là bãi bỏ các rào cản, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, không cần thiết, không rõ ràng, không cụ thể, như đã làm trong những năm qua.
Thứ hai là phải tập trung hoàn thiện thể chế để phát triển mạnh mẽ các thị trường nhân tố sản xuất như là thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ... để cho các thị trường này trở thành nhân tố chủ yếu thay thế và loại bỏ cơ chế hành chính xin cho trong phân bố nguồn lực; áp dụng đầy đủ nguyên tắc thị trường trong phân bổ nguồn lực do nhà nước quản lý.
Thứ ba là phải thu hẹp bộ máy, vai trò của nhà nước. Nhà nước chỉ tập trung vào xây dựng phát triển và hoàn thiện khung khổ pháp luật, nâng cao hiệu lực thực thi luật pháp; khắc phục những khiếm khuyết của thị trường; thay đổi cơ bản phương thức quản lý nhà nước từ tiền kiểm, hành chính xin cho sang hậu kiểm và kiến tạo phát triển.
16:26 ngày 24/04/2019
Nguyễn Quốc Dũng:
Thị trường chứng khoán là 1 kênh huy động vốn rất hiệu quả cho doanh nghiệp, nhưng ở nước ta các doanh nghiệp cần vốn lại chủ yếu đi vay ngân hàng thương mại. Theo ông, Chính phủ có cơ chế gì để thay đổi tình trạng này?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Giải pháp rất rõ ràng, là phải phát triển thị trường chứng khoán một cách có hiệu quả và có những quy định, chế tài thuận lợi và an toàn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định để đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, minh bạch, để các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán công khai về hoạt động sản xuất của mình. Từ đó, cổ đông sẽ thực sự nhìn thấy sức khỏe của doanh nghiệp thông qua các báo cáo trên thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ có độ tin cậy cao và thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.
16:26 ngày 24/04/2019
Anh Thi:
VN đang dần tiến đến nhóm nước thu nhập trung bình, điều này có ảnh hưởng gì đến các khoản hỗ trợ, ưu đãi mà VN nhận được không? Tác động của nó đến Việt Nam như thế nào khi không còn vốn vay ưu đãi nữa?
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Điều này là tất yếu. Việt Nam cũng không nên chờ mong mãi vào những khoản vốn ưu đãi để phát triển. Khi đó, nguồn vốn để phát triển sẽ trở nên đắt đỏ hơn, buộc chúng ta phải sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn.
Đồng thời, Việt Nam phải tận dụng được nhiều hơn nhân tố khoa học công nghệ cho phát triển. Việc giảm vốn ưu đãi là một trong những áp lực buộc chúng ta phải cải cách mạnh mẽ hơn đặc biệt là cải cách thể chế theo hướng thị trường hơn, minh bạch hơn; phân bổ và sử dụng nguồn lực ngày càng hiệu quả hơn.
16:31 ngày 24/04/2019
Thái Hà Linh:
Theo ông, việc ép lãi suất cho vay xuống thấp hơn nữa có thực sự kích thích được tăng trưởng tín dụng và qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hay không?
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Về mặt lý thuyết, lãi suất thấp xuống thì cầu tăng lên. Điện thoại iPhone hay Samsung giá 6 triệu chẳng hạn, nhưng bây giờ bán 2 triệu thì người mua nhiều không? Nhiều chứ, 5 triệu họ cũng mua đầy. Nhưng với tín dụng thì hơi khác mà cần trả lời thêm câu hỏi: Điều kiện nào thì cầu mới tăng?
Muốn cầu tăng thì cầu phải được tự do thoải mái, còn nếu Nhà nước đang áp dụng các công cụ hành chính thì chưa hẳn cầu đã tăng được. Ví dụ như Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng hạn mức tín dụng cho toàn hệ thống khoảng 14% thì dù lãi suất có hạ thế nào thì cầu tín dụng cũng không thể tăng lên được.
Ngân hàng Trung ương có thể dùng các công cụ gián tiếp để làm cho giá tiền tệ ở mức họ mong muốn, vì họ đóng vai trò cung tiền. Còn cầu tiền phụ thuộc nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế và một mức lãi suất nhất định. Cho nên đạt được mức lãi suất nào là nghệ thuật tinh vi và tài tình của các Ngân hàng Trung ương.
Các quốc gia khác thì Ngân hàng Trung ương chỉ có sứ mệnh là ổn định giá và toàn dụng nhân công. Ở Việt Nam, các trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chồng chéo và phức tạp hơn rất nhiều: tín dụng còn phải giúp tăng trưởng kinh tế cao hơn nữa khi lượng tiền nhiều thì lại chịu áp lực lạm phát...
16:31 ngày 24/04/2019
Minh Hoàng:
Ngoài những rủi ro về tài khoá, nhìn về bức tranh vĩ mô, còn những điểm gì khiến ông nghi ngại?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Thứ nhất, về bối cảnh quốc tế, vấn đề cần lưu ý là tính bất định và khó lường trong môi trường kinh tế hiện nay trong khi khả năng kháng chịu và thích ứng chưa cao. Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu do những bất ổn của thương mại và đầu tư trên thế giới và các chuỗi sản xuất này có thể bị ảnh hưởng. Khi gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ thì Trung Quốc sẽ tìm kiếm các thị trường xuất khẩu khác và gia tăng sức cạnh tranh lên hàng hóa Việt Nam
Quá trình điều chỉnh lại chính sách tiền tệ của Mỹ và EU trong thời gian tới khả năng sẽ làm cho các đồng tiền và giá cả ở hầu hết các quốc gia đang phát triển gia tăng tạo áp lực lên ngân hàng nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất và giá trị VND trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ đã bị thu hẹp.
Thứ hai, về bối cảnh trong nước, thể chế và môi trường kinh doanh chưa được thực thi một cách quyết liệt và thực chất, các cơ hội sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân còn nhiều cản trở.
Thứ ba là dư địa tác động của các chính sách tiếp tục bị thu hẹp trong bối cảnh mức tăng trưởng thực tế đang cao hơn sản lượng tiềm năng thì việc gia tăng cung tiền và tín dụng phục vụ tăng trưởng có thể gây áp lực lên rủi ro lạm phát.
Thâm hụt ngân sách và nợ công gia tăng khiến dư địa cho chính sách tài khóa càng thu hẹp. Khối doanh nghiệp luôn phải đối diện với rủi ro tăng thuế phí, cản trở việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp.
16:31 ngày 24/04/2019
Hoàng Anh Tuấn:
Du lịch đang được xem là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của kinh tế Việt Nam nhưng theo đánh giá của ông chính sách cho ngành du lịch đang gặp những vấn đề gì?
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh
Các chính sách đối với ngành du lịch còn gặp nhiều vấn đề. Có 5 vấn đề tất cả. Thứ nhất là vấn đề độ mở của Việt Nam, nhất là đối với thị trường cao cấp vẫn chưa tốt. Chỉ số mở cửa về thị thực của Việt Nam là trên 100, tức là kém nhất trong số các nước Đông Nam Á.
Thứ hai là vấn đề an toàn về giao thông và tính bền vững của môi trường Việt Nam vẫn kém. Thứ ba là khả năng tổ chức, quy hoạch, phát triển của Việt Nam cũng đang yếu. Chúng ta đang đầu tư nhiều quá về một vài thứ và thiếu hẳn một số mảng khác.
Thứ tư là hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng hàng không liên quan đến sân bay đang thiếu trầm trọng. Nhiều sân bay đã quá xuống cấp, tạo ra những trải nghiệm rất tệ cho du khách. Thứ năm là việc tiếp thị, quảng bá du lịch Việt Nam với các thị trường quan trọng vẫn chưa xúc tiến hiệu quả.
Đó là những vấn đề ngắn hạn cần phải giải quyết sớm để tiếp túc tăng trưởng. Trong 3 tháng đầu năm, mức tăng trưởng có 7,5%. Việt Nam có thể đạt được mục tiêu 18 triệu khách, nhưng chất lượng của số khách đó không ổn định. 70% lượng khách đến VN vẫn nằm trong khu vực. Chúng ta vẫn chưa thu hút được lượng khách chi trả cao và bền vững, ví dụ như Anh, Úc, Mỹ bởi Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn họ.
16:32 ngày 24/04/2019
Hồng Anh:
Các doanh nghiệp FDI như Samsung đang đóng góp vô cùng lớn cho tăng trưởng kinh tế ở VN, vậy chúng ta có nên lo lắng về sự phụ thuộc này không?
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Ở góc độ đóng góp vào nền kinh tế, Samsung đã có đóng góp rất lớn cho xuất khẩu, giải quyết việc làm và một phần nào đó là nền tảng ban đầu của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
Tuy nhiên, những thuận lợi đó bao giờ cũng đi cùng những rủi ro nhất định, đó là vấn đề khi một doanh nghiệp quá lớn đối với nền kinh tế. Những doanh nghiệp này thường gây sức ép để được ưu đãi tối đa và rõ ràng trong quá trình phát triển, khi những ưu đãi của chúng ta trở nên kém hấp dẫn thì người ta có thể dịch chuyển bới một phần đầu tư sang nước khác. Chúng tôi có được biết thông tin Samsung muốn mở một nhà máy ở Ấn Độ. Rõ ràng chiến lược của họ là: đầu tư ở Việt nam như thế là đủ rồi.
Khi người ta nghĩ chiến lược đầu tư ở Việt Nam đã đủ, thì vấn đề là mình phải tận dụng được tối đa cơ hội người ta đã mang lại. Trong đó, đặc biệt phải biết cách tận dụng nguồn lực từ các doanh nghiệp lớn này để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Chúng ta cũng không nên cho rằng một doanh nghiệp lớn như Samsung sẽ dẫn đến sự phụ thuộc. Quan trọng là phải chủ động nắm bắt cơ hội để doanh nghiệp trong nước có sự trưởng thành về khả năng quản lý, trưởng thành về khoa học công nghệ, chứ không đơn thuần là giải quyết 100.000 lao động với giá nhân công tương đối rẻ.
16:32 ngày 24/04/2019
Thi Anh:
Tình trạng chuyên viên thủ tục hành chính làm việc thiếu hiệu quả vì cả lý do khách quan và chủ quan. Các vị nghĩ thế nào về ảnh hưởng thực sự của nó đến môi trường kinh doanh nói chung và nền kinh tế nói riêng? Các vị đánh giá thế nào về hiệu suất, hiệu quả của nhân viên hành chính, nhân viên hưởng lương từ ngân sách hiện nay? Đôi khi tôi nghe nợ xấu là cục máu đông của nền kinh tế. Thế các vị có nghĩ hiệu suất làm việc, thái độ làm việc của chuyên viên thủ tục hạn chính cũng là cục máu đông của nền kinh tế.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương
Tôi cho rằng tình trạng chuyên viên hành chính làm việc thiếu hiệu quả và thiếu chuyên nghiệp thậm chí cố tình gây khó khăn sách nhiễu cho doanh nghiệp để tư lợi thực sự gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường kinh doanh, hạn chế, gây nhiều bất lợi và rủi ro cho doanh nghiệp. Nó đang là một cải trở với dòng chảy hoạt động bình thường hiệu quả của hệ thống hành chính nói riêng và nền kinh tế nói chung nên cũng có thể coi đó là cục máu đông như nợ xấu của nền kinh tế.
Thằng Ts Tr văn Phước đúng như Tác giả chử Đồ đĩ mồm, bik gì Nghệ và nano, dân Ngệ đần
Trả lờiXóa