Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Sự khốn cùng của nhân dân

Đọc những bài về tận cùng khốn khổ của nhân dân không khỏi nghĩ tới những bữa tiệc thịnh soạn thừa mứa của giới quan chức. Tác giả bài dưới đây thường bật khóc, còn tôi thì thường chửi lũ khốn nạn..., nhưng chỉ là chửi thầm. Có lẽ cả đời thường xuyên phải chửi trong đầu nên tôi mắc bệnh đau đầu từ khi mới 15-16 tuổi mà không sao chữa được. Đúng là làm gì cũng phải trả giá, nhất là căm giận trong lòng. Thập kỷ 1980, mỗi khi nghe một quan chức cấp cao đi khảo sát địa phương về mở đầu bài báo cáo kết quả bằng câu, ví dụ: "Tôi vừa tháp tùng anh Ba (Duẩn) hay anh Thận (Trường Chinh) đi kiểm tra thực tế ở (đâu đó, ví dụ Quảng Ninh), thấy dân mình nghèo quá, xót xa quá", là tôi đã chửi thầm: Giả dối. Đó là vì tôi biết chúng chỉ nói cho đúng quy trình thôi chứ đầu chúng có thấu hiểu nghèo quá là gì đâu, có hiểu khi 1-2-3 ngày người dân không có gì ăn thì họ phát cuồng lên như thế nào đâu; khi đó cái gì họ cũng dám làm, kể cả giết người, để có cái cho vào bụng... Lịch sử nhân loại hiện đại cho thấy ko có chế độ nào tàn ác với người dân như chế độ cộng sản. Chủ nghĩa phát xít còn thua xa. Hàng trăm triệu dân đã bị giết trong các triều đại cộng sản ở Liên Xô và Trung Quốc... Đấy là chuyện giầu nghèo và quan trí trong thập kỷ 1980, còn bây giờ thì... khoảng cách quan - dân đã quá xa rồi; kẻ chết đói, người tỷ phú đô la...
Sự khốn cùng của nhân dân
Mai Quốc Ấn 27-4-2019 - Giá vé buýt 3.000 là tăng 33%. Trong khi để làm 1 tuyến điều tra về giá vé xe buýt tôi đi trọn 154 tuyến xe buýt của Tp.HCM và có tuyến đi nhiều lượt, nên biết những cảnh đời nhân dân dưới đáy xã hội ra sao. Họ đi làm bằng buýt mỗi ngày, có người đi 2 lượt, có người nhiều hơn. Tính ra mỗi tháng sau khi giá vé tăng, những người lao động nồng nặc mùi mồ hôi ấy mất thêm từ 60.000 đến gần 200.000. Con số đó không lớn phải không? Không! Nó rất lớn! Lớn từ tỉ lệ % tăng giá (33%) đến lớn trong thực tế. Tôi đoan chắc rất rất rất nhiều người đọc status này không hiểu một buổi đi chợ 12.000 cho 2 bữa cơm (3 người ăn) là như thế nào. Tôi đã “ăn không từ một thứ gì” nhân dân mời. Ăn những bữa cơm tận cùng khốn khổ ấy nên hỏi sao không đau đớn, không bật khóc?
Tôi biết có nhiều người làm trong cơ quan nhà nước, tổ chức đảng sẽ đọc được điều này. Và tôi thấy cần phải lần nữa phải phơi bày sự thật bằng chức nghiệp của một người viết cũng như bày tỏ sự phẫn nộ của mình với tư cách công dân. Không chỉ chuyện giá điện!

Cuối năm 2010, thằng phóng viên “chưa ráo máu đầu” Mai Quốc Ấn dám đập bàn cãi tay đôi với tỉnh táo viên Trương Quang Vĩnh và trưởng ban Chính trị- Xã hội của báo Sài Gòn Tiếp Thị Lê Anh Đủ vì… 1.000 đồng. Đó là tiền tăng giá vé xe buýt nội thành ở Tp.HCM (từ 3.000 lên thành 4.000).

Anh Quang Vĩnh khi được Ban biên tập mời về Sài Gòn Tiếp Thị còn nguyên cái danh lớn là Phó Tổng biên tập Tuổi Trẻ. Anh Đủ thì từng là phóng viên Tuổi Trẻ nổi tiếng ở mảng đó và cũng là “học trò” anh Quang Vĩnh.

Bữa đó tôi khóc 2 lần. 1 lần trong tòa soạn và 1 lần ở quán bia bình dân ngoài bờ kè, khi Anh Đủ nói “Mày giận thì đấm dzô mặt anh 1 cái cho hả giận.”

Tôi khóc vì chuyện khác. Vì tăng 1.000 trên giá vé 3.000 là tăng 33%. Trong khi để làm 1 tuyến điều tra về giá vé xe buýt tôi đi trọn 154 tuyến xe buýt của Tp.HCM và có tuyến đi nhiều lượt, nên biết những cảnh đời nhân dân dưới đáy xã hội ra sao.

Họ đi làm bằng buýt mỗi ngày, có người đi 2 lượt, có người nhiều hơn. Tính ra mỗi tháng sau khi giá vé tăng, những người lao động nồng nặc mùi mồ hôi ấy mất thêm từ 60.000 đến gần 200.000. Con số đó không lớn phải không?

Không! Nó rất lớn! Lớn từ tỉ lệ % tăng giá (33%) đến lớn trong thực tế. Tôi đoan chắc rất rất rất nhiều người đọc status này không hiểu một buổi đi chợ 12.000 cho 2 bữa cơm (3 người ăn) là như thế nào. Tôi đã “ăn không từ một thứ gì” nhân dân mời. Ăn những bữa cơm tận cùng khốn khổ ấy nên hỏi sao không đau đớn, không bật khóc?

Sau đó, tôi hiểu là tòa soạn còn có những tuyến bài quan trọng hơn tuyến bài của tôi chứ không phải không thương dân nghèo Sài Gòn đi buýt. Những tuyến bài đủ lớn để là lý do vài năm sau tờ báo đóng vai chính trong “bộ phim Saigon Tiepthi must die”; mà những kẻ vừa tham, vừa ác, vừa có quyền lẫn tiền muốn chúng tôi phải tan đàn xẻ nghé.

Đến tận 2012, tuyến bài ấy (3 kỳ) được tóm gọn thành 1 bài trên VNN với cơ bản các sai phạm quanh số tiền trợ giá ngàn tỉ của xe buýt Tp.HCM. Trước đó, tôi có gõ cửa vài báo lớn, hồ sơ thì nhận và… im lặng. Từ đó về sau tôi không bao giờ quên câu “cử điểu dĩ tha nhân tiểu tiện”* của cựu Tổng biên tập báo PLTP- ông Nam Đồng.

Vẫn chẳng có một cán bộ nào của Sở Giao thông vận tải Tp.HCM và Trung tâm Vận tải hành khách công cộng Tp.HCM bị xử lý cả!

Mấy năm sau, khi Giám đốc Sở Giao thông vận tải Tp.HCM về hưu thì đám đàn em mới lần lượt bị thanh tra, kỷ luật, giáng chức. Từ lúc tôi hoàn thành xong 3 kỳ phóng sự điều tra đến khi đám sâu dân mọt nước cỏn con ấy mất chức thì ngân sách vẫn bị xà xẻo, túi tiền người dân vẫn bị hút máu.

Có thể một ngày nào đó, câu chuyện của Tập đoàn điện lực Việt Nam tăng giá điện bất hợp lý sẽ lại phơi bày như cách mà xe búyt Tp.HCM tăng giá năm nào. Nhưng những người làm chính sách không thể không nghĩ đến việc các vị vay sự công bằng và tạo ra cảm xúc đau đớn của nhân dân đâu chỉ mỗi chuyện giá điện hay giá vé xe buýt!

Đừng nhân danh an ninh năng lượng hay bất cứ điều gì rồi đẩy nhân dân khốn cùng vào phía chịu thiệt.

Tôi biết điện cả nước sẽ không giảm giá như giá vé xe buýt ngày xưa ở Tp.HCM, bất chấp giá điện hay giá vé vốn đã tính sai. Nhưng tôi cũng biết tôi của hôm nay vẫn có thể ăn bữa cơm mà tiền chợ cả ngày chỉ 12.000 còn rất rất nhiều cán bộ các cấp thì không!

Nghĩ tới tương lai mà sợ hãi với lối điều hành hiện tại. Các vị chưa thấy tương lai không có nghĩa nó sẽ không đến.

Khoản vay công bằng mà được trả bằng cảm xúc hả hê của nhân dân một ngày nào đó có lẽ không chỉ đắng thôi đâu….

Nhân dân khốn cùng có lý lẽ riêng của họ đấy!

(*) 1 câu chơi chữ tếu táo. Hiểu nôm na là “cầm chim cho thằng khác đái”.

1 nhận xét:

  1. Tôi lại nghe thằng kia bảo đấy là KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . Không biết nó nói có đúng không ?

    Trả lờiXóa