Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

(3) NÓI CHUYỆN VỚI TRÍ THỨC LƯU MANH

NÓI CHUYỆN VỚI TRÍ THỨC LƯU MANH
Phụ lục 1 - CHÚNG TA vs. CHÚNG NÓ
Gieo nhân nào gặp quả nấy! Một xã hội có thể nhìn thấy sự nhiễu nhương ở khắp nơi là sản phẩm hay điều chính CHÚNG TA gây nên chứ không phải “CHÚNG NÓ” - nhà nước bất tài và doanh nhân tham lam đâu. Hơn thế, suy cho cùng “CHÚNG NÓ” cũng chính là CHÚNG TA mà thôi.
Do vậy, cách thức đơn giản nhất có thể làm cho mọi thứ tốt lên là chúng ta cần ý thức hơn nữa về quyền lợi gắn với nghĩa vụ của mình bằng việc tăng phần tích cực của cuộc sống. Cần gầy dựng những nơi nuôi dưỡng và nâng niu những điều tốt đẹp và giảm bớt cái nhìn tiêu cực về cuộc sống vốn dĩ nó vậy.

Chúng ta cũng cần giảm kỳ vọng về vai trò của nhà nước vì cho dù sứ mệnh là cao đẹp nhưng khả năng rất kém và thường làm cho mọi thứ tệ hơn khi nhúng tay vào.
Đối với doanh nghiệp, không nên kỳ vọng họ lấy lòng tốt đặt lên hàng đầu. Điều cần thiết là cùng chung tay tạo dựng ra những cộng đồng có ý thức biết nói không với những cách làm ăn vô đạo và nâng niu những giá trị tốt đẹp.

NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG


Nhìn vào cách hành xử của các bạn trẻ sẽ thấy tương lai của xã hội. Những hành động bạo lực phi nhân tính; sự bốc đồng gắn với tâm lý thích nổi loạn dẫn đến việc tán dương những việc làm không tốt cho xã hội.

Sự vô sỉ của một số ít có chức, có quyền hay có tiền đang làm cho các giá trị xã hội đảo điên, phải trái, trắng đen lẫn lộn.

Lòng tốt cùng những giá trị nhân văn của cuộc sống đang ở trong cảnh “thiếu oxy” trầm trọng.

Nhiều thứ chỉ là đạo đức giả và niềm tin bị mai một. Những phát biểu vì cái chung của các quan chức, lời dạy dỗ hay ho của thầy cô, mẹ cha đang trở nên vô nghĩa.

Cõi trần như vậy nên không ít người đã tìm sự cứu rỗi trong cõi tâm linh. Sự sùng đạo và tín ngưỡng chừng mực làm cho cuộc sống tích cực. Tuy nhiên, mê tín dị đoan hay những hành động quá quắt sẽ làm cho xã hội nhiễu nhương hơn.

Làm gì có chuyện đi ăn cướp rồi đi cúng chùa lại có được phúc hay đấng quyền năng nào lại chứng giám cho những tâm địa xấu xa.

“CHÚNG NÓ” CŨNG LÀ CHÚNG TA MÀ THÔI

Với những gì được phản ảnh thì lỗi thuộc “CHÚNG NÓ”. Nôm na là: “Mọi chuyện tệ như vậy là do sự kém cỏi của nhà nước chỉ toàn một lũ bất tài và tham nhũng cùng với lòng tham của bọn doanh nhân có thể bán mua mọi thứ chỉ vì tiền.”

Đúng là trong khu vực công có rất nhiều kẻ tham nhũng và bất tài cùng với những người làm kinh doanh sẵn sàng bán trời không văn tự đang làm cho tình trạng nhà nước đụng đến đâu là hỏng đến đó.

Tuy nhiên, xã hội nào cũng có những người đeo đuổi lý tưởng và giá trị của mình để làm cho xã hội tốt đẹp hơn cho dù vẫn phải mưu sinh và chấp nhận làm một số việc trong chừng mực nào đó để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Lý tưởng là có những cán bộ công chức theo đúng nghĩa công bộc của dân, sẵn sàng làm việc quên mình cho dù với đồng lương chết đói. Đáng tiếc, “giống người này” chưa xuất hiện trên hành tinh của chúng ta.

Do vậy, chúng ta không nên mặc định nhà nước và kinh doanh là xấu xa mà cần có cái nhìn khách quan về từng người, từng vấn đề bao gồm cả hai mặt chứ không phải chỉ có mặt tăm tối mà thôi.

Hơn thế, “CHÚNG NÓ” thực chất là “CHÚNG TA”.

Trên thực tế, mỗi chúng ta đều phải làm việc hay mưu sinh mà việc làm chủ yếu đến từ khu vực kinh doanh hay nhà nước.

Hơn thế, những người ở vị trí có thể làm điều “xấu xa” đều là người thân hay bạn bè của chúng ta và rất nhiều chúng ta cũng muốn có được vị trí như họ mà.

Để có thể tìm ra giải pháp khả dĩ, chúng ta cần hình dung nếu mình đứng ở vị trí của họ thì sẽ như thế nào chứ không nên theo chuẩn kép bị pha trộn bởi sự ghen ăn tức ở hay tính nhỏ nhen của con người.

THỪA CĂM HẬN, THIẾU YÊU THƯƠNG

Với những điều quá quắt đang xảy ra, tâm lý chung, nhất là ở xã hội duy tình như Việt Nam, là muốn trừng phạt thật nặng những người mắc lỗi/phạm tội, nhất là những kẻ có thế, có quyền.

Việc trừng phạt những hành động gây hại cho xã hội là cần thiết, nhưng hình phạt nặng nề không phải là cách tiếp cận hay. Do vậy, các quốc gia càng tiên tiến thì càng chọn cách cảm hoá thiện lành thay vì trừng phạt tàn khốc.

Không cần phải quá giàu có để có được sự văn minh mà chỉ cần ý thức và sự chung tay của cộng đồng mà bằng chứng đã có từ cổ xưa ở nhiều cộng đồng.

Xã hội chúng ta hiện nay đang thiếu trầm trọng những nơi trú ngụ và nuôi dưỡng phần thiện lành của con người. Kết quả trả lời hai câu hỏi mà tôi đặt ra dưới đây cho thấy rất rõ điều này:

1.Đâu là những nơi (cá nhân, cộng đồng hay tổ chức) mà các bạn trẻ có thể tìm đến để có tư duy và cái nhìn tích cực về cuộc sống ở Việt Nam hiện nay?

2. Các bạn trẻ nên theo các facebooker nổi tiếng (có hàng nghìn like mỗi post) nào để có tư duy và cái nhìn tích cực về cuộc sống ở Việt Nam hiện nay?

Hơn 130 comment, nhưng đã không thể chỉ ra “nơi trú ngụ” để các bạn trẻ có thể nuôi dưỡng tâm hồn và có cái nhìn tích cực về cuộc sống.

Những gì các facebooker nổi tiếng mà tôi biết rằng có sự am hiểu về hệ thống hiện tại và cũng đã đi ra bên ngoài rất nhiều đưa lên phục vụ ‘độc giả’ của mình là một màu xám xịt.

Ví dụ như thông tin về nhà nước chẳng hạn. Toàn là tham nhũng, bất tài và xấu xa với các mưu mô quỷ quyệt mà chỉ ở mình VN mới có vậy. Thêm vào đó, những giải pháp nêu ra cần phải có những công chức chỉ vì cái chung, sẵn sàng làm việc quên mình cho dù với đồng lương chết đói.

“Giống người này” chưa xuất hiện trên hành tinh của chúng ta nên những kỳ vọng về một hệ thống công quyền như vậy là duy ý chí mà thực ra hệ thống hiện tại ở Việt Nam cũng đang giả định như vậy và trục trặc đang xảy ra.

Thực tế những gì đang xảy ra ở VN tương tự với rất nhiều nơi trên thế giới chứ đâu phải chỉ là “đặc sản riêng” của chúng ta. Các facebooker có ảnh hưởng dư sức biết điều này.

NÊN GẠN ĐỤC KHƠI TRONG

Trên thực tế, nếu xếp tất cả các quốc gia trên thế giới về sự phát triển và văn minh thì Việt Nam ở nhóm giữa nhờ những cải thiện đáng kể sau hơn 30 năm đổi mới.

Rõ ràng “CHÚNG NÓ” (nhà nước và thị trường) đang có rất nhiều vấn đề cần phải sửa, nhưng cũng rất nhiều thứ tích cực nên được nhìn nhận. Nếu muốn xã hội tốt lên thì chúng ta cần gạn đục, khơi trong nhằm làm cho phần tích cực ngày một nhiều hơn và phần không mong đợi ngày một ít đi.

Bằng không, nếu cứ giữ cái quán tính hiện tại thì chúng ta đang có được cái mình đáng có rồi mà 😞

Xã hội này là của chúng ta nên cần chung tay làm cho nó tốt lên chứ chẳng có “CHÚNG NÓ” nào đâu.

Chúc cả nhà thứ sáu vui vẻ!

Hoàng Tư Giang chia sẻ và thêm: Chả nhẽ lòng tốt, sự tử tế của xã hội này đã kiệt quệ? Tôi không tin là như vậy. Đang suy nghĩ để viết thì thấy bài này của anh.....

Phụ lục 2
GIẢNG DÂN CHỦ TỰ DO CHO BỌN HÓNG HỚT CƠM THỪA CANH CẶN (đã hoàn thiện đến mức có thể dùng làm cẩ
m nang)

Mấy lời phi lộ: Bài này lấy cảm hứng từ một STT (xem phụ lục) mà nhà báo Hoàng Tư Giang còm: “Dân chủ của tao do tao và vì tao!”, nhưng sau đó không thấy nhà báo HTG bênh vực người viết STT kia mà thậm chí có block luôn chủ thớt này. Ông Võ Văn Thưởng dùng những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng chưa lâm trận đã chạy như thế thì báo chí quốc doanh, dù có quy hoạch kiểu gì cũng mãi mãi sợ mạng xã hội mà thôi.

1. Giới thiệu

Trong những kẻ kiếm cơm không phải bằng lao động chân tay, ta có thể thấy có hai loại người ngu sau đây:

a. NGU THẬT. Có thể nói họ là những người thành thạo công việc chuyên môn của mình, nhưng khi bàn sang các vấn đề chính trị-xã hội thì trình độ của họ chỉ ngang với anh lái xe trung bình. Tôi gọi đây là NGU ĐÁNG THƯƠNG. Cần có thái độ khoan dung và khai dân trí cho họ.

b. NGU GIẢ. Họ là những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông, không thiếu kiến thức về chính trị-xã hội, nhưng đây là bọn đi hai hàng, dùng tư duy nước đôi và xảo ngôn để bợ đít chính quyền, tiếp tục dìm quần chúng ít học trong u mê tăm tối. Họ không phải là hạng người ngu, mà phải nói là khôn, khôn đến mức trở thành ngu, trở thành DƯ LUẬN VIÊN. Tôi gọi đây là NGU ĐÁNG KHINH. Nhưng khi bị gọi là DLV là đám này lập tực giẫy nảy lên như đỉa phải vôi: “Em chã!” Tôi đã suy nghĩ mấy ngày để trau chuốt kĩ lưỡng bài giảng này, đủ sức làm co bọn DLV cao cấp nhất, đáng khinh nhất phải ngậm miệng.

XIN TẶNG TẤT CẢ CÁC BẠN!

1. Dẫn nhập
Muốn nói đến dân chủ tự do thì phải có hai điều kiện tiên quyết:
1. Tư duy độc lập.
2. Không hóng hớt cơm thừa canh cặn.
Thiếu hai điều kiện tiên quyết đó – dù có học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư hay đang đứng trên bục giảng đại học – mà nói về dân chủ thì cũng chỉ như những con VẸT hay DƯ LUẬN VIÊN mà thôi.
Hóng hớt cơm thừa canh cặn

NHỚ NHA!

3. Nội dung

Trong lĩnh vực tư tưởng/ngôn ngữ, những người có tư tưởng dân chủ tự do khi thấy những kẻ tuyên truyền cho CN phát xít, chủ nghĩa CS hay tuyên truyền tư tưởng Hồi giáo cực đoan… sẽ không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực hoặc đề nghị công an rọ mõm chúng lại, nhưng họ hoàn toàn có quyền gọi chúng là phát xít, CS, Hồi giáo cực đoan… với thái độ khinh bỉ hoặc không cho chúng bén mảng tới gần mình.

Tương tự như thế, những người phản biện hiện nay có thể gọi những kẻ bợ đít chính quyền để kiếm chút cơm thừa canh cặn, tức là những kẻ tuyên truyền những luận điệu xảo trá nhằm cố tình giữ mãi quần chúng ít học trong vòng tăm tối u mê là DƯ LUẬN VIÊN, dù chúng có đầu quân/nhận lương của AK47 hay là không. Dù có BẰNG CẤP ĐẦY MÌNH, THẬM CHÍ LÀ ĐANG ĐỨNG TRÊN BỤC GIẢNG ĐẠI HỌC, ĐANG LÀM TRONG BAN BIÊN TẬP CỦA NHỮNG TỜ BÁO LỚN nhưng lúc nào cũng cúc cung tận tụy bợ đít chính quyền để kiếm chút cơm thừa canh cặn thì mãi mãi chỉ là và rất xứng đang được gọi là DƯ LUẬN VIÊN.
Dư luận viên chỉ là một loài vẹt

Dân chủ tự do là xã hội đa nguyên, có đủ thứ ý kiến/quan điểm, nhưng không có nghĩa là không phân chia giới tuyến. Ngay cả trong những nước dân chủ tự do nhất người ta cũng phân ra phổ chính trị, từ cực tả tới cực hữu. Trong những xã hội đó, một người bảo thủ không bao giờ gửi bài viết của mình cho tờ báo cánh tả, ví dụ thế. Mà có gửi thì một người nào đó trong ban biên tập cũng bảo: “Thằng này bảo thủ lắm” và vứt vào sọt rác mà không thèm đọc một chữ nào. Chỉ khác các nước độc tài là họ không đi báo công an và người có bản thảo bị vất đi có thể gửi cho tờ báo khác hoặc tự mình ra báo để đăng tải quan điểm của mình. Thế thôi!
Phổ chính trị

Nhắc lại: Dân chủ tự do là xã hội đa nguyên, có đủ thứ ý kiến/quan điểm, nhưng không có nghĩa là không phân chia giới tuyến, không chụp mũ nhau (đôi khi chụp sai có thể phải ra tòa) và không có quyền lên án bọn phát xít, CS, Hồi giáo cực đoan và dư luận viên đủ mọi loại.

P/S. Có người hỏi: “Viết như thế có năng lời quá hay không?” Trả lời: “Có người nói bọn DLV cao cấp nguy hiểm gấp triệu lần những thằng lưu manh có sức hút với giới trẻ như kiểu Khá Bảnh, cho nên phải vạch mặt chúng. Chúng là bọn rất đáng khinh, phải dùng ngôn từ và văn phong phù hợp với địa vị của chúng”.

PHỤ LỤC: Xin vái các bác đang nghĩ mình đấu tranh cho tự do dân chủ nhưng lại gán ghép hay nhục mạ người khác quan điểm. Các bác hoặc quá ngây thơ hoặc quá ngạo mạn khi nghĩ rằng có cái kiểu “dân chủ phải theo ý tôi”. Đó là độc tài các bác ạ!

Còm của nhà báo Hoàng Tư Giang: “Dân chủ của tao do tao và vì tao!”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét