Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Châu Á làm thế nào để tăng trưởng?

Châu Á làm thế nào để tăng trưởng?
Sau hai “thập kỷ mất mát” đau đớn, Nhật Bản đã gần như mất hết những lợi thế cạnh tranh của mình. Nền kinh tế Nhật tiếp tục vận hành thấp dưới tiềm năng của nó.
Sự tăng trưởng năng suất đã giảm ở hầu hết mọi ngành, bao gồm cả các ngành công nghiệp sản xuất vốn được coi là thế mạnh của nước này. Sự giảm tốc về tăng trưởng xảy ra không chỉ ở các nước châu Á đã phát triển mà còn ở những nền kinh tế mới nổi và đã từng tăng trưởng mạnh mẽ như Trung Quốc, Ấn Độ hay Indonesia. Các nghiên cứu chuyên đề mới nhất của McKinsey đã phân tích và đưa ra một số gợi ý về việc làm thế nào để các nền kinh tế châu Á có thể lấy lại sự tăng trưởng sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế đã từng có và thậm chí đi xa hơn.

Những thay đổi về nhân khẩu học

Yếu tố tuổi đã từng là động lực tăng trưởng, thậm chí là tác nhân thúc đẩy tăng trưởng quan trọng nhất của thế giới. Trong suốt 50 năm qua, phần lớn các quốc gia châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều lần so với các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ . Không chỉ là một Trung Quốc gây ấn tượng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng đã từng lên đến trên 7%/năm, mà còn có thể kể đến Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ,… với tốc độ tăng trưởng trung bình đều lên tới trên 5%. Ngay cả Nhật Bản, dù có mức tăng trưởng tương đối thấp, chỉ khoảng 3.3% trong vòng một nửa thế kỷ qua, thì mức tăng trưởng vẫn cao hơn Mỹ và Tây Âu.

Khi McKinsey nghiên cứu sâu vào những yếu tố tạo động lực cho khả năng tăng trưởng đó, các chuyên gia nhận thấy rằng nhiều yếu tố đang suy giảm.Với châu Á, cũng giống như phần còn lại của thế giới, có thể thấy tuổi thọ tăng lên cùng việc giảm cơ hội sinh nở đang tác động đến việc tăng dân số. Ở các quốc gia có dân số già như Nhật Bản, tốc độ tăng trưởng đã giảm lại trong nhiều thập kỷ qua và điều này đang xảy đến tương tự với các quốc gia có dân số trẻ hơn như Trung Quốc, Ấn Độ,…Dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản, từ 79 triệu năm 2012 sẽ giảm xuống còn 71 triệu vào 2025 trong khi tỷ lệ phụ thuộc của dân số thì tăng từ 0.6 lên 0.73 cùng thời kỳ. Các công ty không niêm yết tài chính của Nhật có tỷ lệ năng suất vốn so với đầu tư chỉ ở mức 23% dưới mức hiệu suất vận hành so với các công ty tương tự của Mỹ.Nhìn vào chiều hướng này, có thể dự tính rằng trong tương lai, kinh tế Trung Quốc có thể giảm tốc xuống chỉ còn khoảng 5%.

Cơ hội năng suất

Theo McKinsey, còn rất nhiều cơ hội để có thể thúc đẩy năng suất của châu Á cũng như giúp cho châu Á có thể hội tụ thêm được sức mạnh đóng góp của các thành phần kinh tế đa dạng và nhỏ lẻ hơn từ các lực lượng lao động như phụ nữ, đặc biệt từ lớp người trên 65 tuổi đang ngày càng tăng cao. Các nhà quản trị nên tư duy lại cách sử dụng các nguồn lực lao động này khi họ phải rời công sở để nghỉ hưu ở độ tuổi 60–65 – cần khai phá và tìm kiếm các cơ hội lao động cho những thành phần này để tận dụng và hỗ trợ họ – đây chính nguồn động lực mới cho nền kinh tế. Không chỉ thế, khi nghiên cứu sâu hơn vào cơ cấu của các nền kinh tế, có thể thấy rõ sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ các thành phố tới các ngành dịch vụ. Điều này chỉ ra cơ hội mới về việc cơ khí hoá nền nông nghiệp. Trên thực tế, nền nông nghiệp ở các nước châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, còn đi sau khá xa so với khái niệm cơ giới hoá ở các quốc gia phát triển của thế giới – nơi năng suất nông nghiệp rất cao; trong khi quá trình đô thị hoá nông thôn cũng diễn ra chưa thực sự đúng nghĩa của nó.

Việc chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế và sự chuyển đổi nông thôn–thành thị sẽ tạo ra tầng lớp sống tại đô thị lớn hơn nhiều. Và đó cũng là lúc cần những người chuyên nghiệp hơn, nhiều kinh nghiệp hơn,… cho những ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, sản phẩm,… với chất lượng cao hơn về an toàn thực phẩm, chất lượng dịch vụ cao hơn.. Đây chính là những cơ hội lớn cho các nền kinh tế châu Á – cũng là gợi ý hay cho Việt Nam – hướng vào để tạo ra sự thay đổi thực sự và có động lực tăng trưởng mới và mạnh mẽ hơn.

Động lực tăng trưởng
Trong suốt nhiều thập kỷ, nhiều nền kinh tế ở châu Á vẫn tiếp tục những thực hành trong kinh doanh tương tự như thời thuộc địa. Rất nhiều công ty vẫn đang vận hành như hàng chục, hàng trăm năm trước, Nay họ phải xem xét lại, tự tìm các cơ hội kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng.

Không chỉ thế, vai trò của các công ty quốc doanh cũng như vai trò của doanh nghiệp tư nhân là như nhau trong việc tạo ra các cơ hội tăng năng suất. Cần có một nỗ lực chung trong việc tạo ra một hệ thống đồng nhất từ giáo dục tới an sinh xã hội hay cải cách hành chính cho doanh nghiệp,… Theo nghiên cứu của McKinsey, tại Trung Quốc, các cơ quan của Chính phủ có khả năng đóng góp vào những điều này rất lớn, mức độ tới 60%. Chính phủ cần cùng với khối tư nhân và rộng hơn là xã hội dân sự tạo ra động lực để tăng năng suất – và cốt lõi của nó – chính là thông qua những đổi mới sáng tạo tốt hơn. Chính phủ cung cấp các nguồn lực đổi mới sáng tạo ở cả khối tư nhân và nhà nước thông qua các cơ chế như cùng xây dựng các tài sản cố định dài hạn ở cả dạng cơ học lẫn dạng ảo – những nền tảng cần thiết cho tri thức được lan toả và thấm đẫm trong các hoạt động của nền kinh tế. Trong khi đó, lời khuyên cho Nhật Bản lại tập trung vào việc kêu gọi chính các doanh nghiệp tư nhân “tự thân vận động” và cho rằng chính họ sẽ tìm ra các cơ hội tăng trưởng và tạo được động lực cho nền kinh tế Nhật Bản nâng cao năng suất và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Điệp Giang (lược dịch
http://thegioitiepthi.net/the-gioi-hoi-nhap/chau-a-lam-the-nao-de-tang-truong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét