Chiến tranh, thống nhất và tương lai
Năm 1988, khi Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma, họ bắn chìm ba tàu Việt Nam. Không chiếc nào là tàu có khả năng hải chiến. Hai chiếc là tàu vận tải Trung Quốc viện trợ cho VNDCCH để chuyên chở vũ khí trên đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc chiến 1954-1975. Chiếc thứ ba là tàu đổ bộ Mỹ viện trợ cho VNCH. Người Việt đã dùng ba chiếc tàu này cho việc đánh giết lẫn nhau, và cuối cùng thì cả ba chiếc đều chìm xuống đáy Biển Đông dưới tay Trung Quốc. Số phận ba chiếc tàu này là một biểu tượng đau đớn về lịch sử hiện đại bất hạnh của Việt Nam: chém giết nhau rồi thành mồi của Trung Quốc.
Việt Nam kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh
Tôi vẫn nhớ rõ những gì xảy ra ngày 30/4/1975. Sáng hôm đó, gia đình tôi và gia đình cô tôi đang đi trên đường Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng Tám), Sài Gòn, thì có một quả đạn nổ phía trước. Sau này mẹ tôi kể người ta nằm la liệt, có một ông xích lô bị lòi ruột, ôm ruột mình đi vào lề đường ngồi bệt xuống. Chị em tôi khóc vì áp suất làm tức ngực, khó thở. Em họ tôi, vài tháng tuổi, bị mảnh đạn ghim vào mắt.
Lúc đó tôi không hề cảm thấy đau đớn gì, vẫn còn đứng được, nhưng máu tuôn xuống mặt và ngực, âm ấm như khi xối nước gội đầu. Dượng tôi, một người chín chắn và tài giỏi, được cả gia đình nội tôi quý mến, ngước mặt lên nhìn tôi, có vẻ như ngạc nhiên và lo ngại cho tôi, rồi gục xuống lần cuối.
Bố tôi chở tôi vào nhà thương Nhi Đồng và tối đó xe cứu thương chuyển tôi sang nhà thương Chợ Rẫy. Người bị thương nằm đầy mặt đất, các bác sĩ phải chọn người để cứu. Vì bị thương đầu, tôi bị liệt vào dạng nếu sống được đến sáng thì bác sĩ mới cứu chữa. Tôi được xếp cạnh giường một bé trai khoảng cùng tuổi, có vẻ như không trong tình trạng nguy kịch như tôi, tối đó cậu còn nói chuyện được với gia đình, và họ có vẻ lạc quan hơn bố mẹ tôi. Nhưng tới sáng hôm sau thì cậu đã chết.
Những ngày sau đó, tôi được điều trị và dần dần bình phục. Tôi nằm trong khu vực bệnh não. Từ phía bên kia tòa nhà, thỉnh thoảng có những tiếng gào thét điên cuồng. Người ta nói đó là từ những người lính bị chiến tranh làm khủng hoảng thần kinh.
Một hôm, tôi sắp hàng sau một bé gái hơi nhỏ hơn tôi để các cô y tá khám vết thương. Gỡ băng đầu của em ra, họ kinh hoàng dội ngược lại. Tôi nhìn xem tại sao thì thấy đầu em có một cái lỗ, nhìn vào thấy não. Theo người mẹ, em bị thương vì người ta bắn chỉ thiên và đạn rơi trúng đầu. Người mẹ là một người đàn bà quê, trước đó chưa từng lên Sài Gòn, hoàn toàn lạc lõng, mẹ tôi chỉ bà đường đi nước bước. Bà nói với mẹ tôi, “Không biết người ta đánh nhau để làm gì?”
Điều kinh khủng nhất về lịch sử hiện đại Việt Nam là trong hai mươi năm chiến tranh dân tộc Việt Nam đã phải gánh chịu hàng trăm ngàn hay hàng triệu lần những gì gia đình tôi đã trải qua và trông thấy, thậm chí phải gánh chịu nhiều điều còn đau thương hơn.
Những năm sau 30/4/1975, chính sách của Việt Nam với miền Nam ít phải nói là thiếu đức, thiếu tài. Hoàn toàn nhân sự từ trên xuống đến ít nhất là trưởng cơ quan, như hiệu trưởng, giám đốc bệnh viện, doanh nghiệp, đều được, hay bị, thay thế bằng người của bên thắng cuộc. Tất nhiên không thể đùng một cái đào tạo được một hàng ngũ có đủ trình độ, khả năng và đức tính cho những vị trí đó, nhưng châm ngôn của người ta lúc đó là “cần hồng hơn chuyên” và “tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Hệ quả là nhiều vị trí lãnh đạo ở mọi cấp ở miền Nam rơi vào tay những người không có trình độ, khả năng, mà chỉ huênh hoang, hoạnh hoẹ và hành hạ là chính. Ngoài ra còn chính sách “học tập cải tạo” và sự kỳ thị trong giáo dục, công việc kéo dài trong nhiều năm.
Nếu cho rằng lúc đó Việt Nam không có ngược đãi, chính sách lúc đó là hòa hợp, hòa giải dân tộc, thì điều đó chỉ có nghĩa rằng sự ngược đãi ở Việt Nam không tệ như ở Kampuchea Dân Chủ, và chính sách hòa hợp, hòa giải lúc đó vẫn không so sánh được với ở Mỹ sau nội chiến của nước này, hay ở Nhật sau Thế Chiến 2.
Điều đó đã góp phần cho sự chia rẽ dân tộc hậu thống nhất đất nước. Một phần vì ý thức hệ mới là quá xa lạ, quá khó chấp nhận, với người miền Nam nói chung và giới trí thức, trung lưu, tiểu tư sản nói riêng, một phần vì chính sách quản trị sai lầm, có lẽ trong những năm sau 30/4/1975 ở miền Nam có nhiều ác cảm với bên thắng cuộc hơn cả trong chiến tranh. Có lần, vào đầu thập niên 80, một người bác tôi hỏi một người cậu họ tôi, là bộ đội từ Bắc vào, một cách khá mỉa mai, “Anh thấy người miền Nam nghĩ gì về các anh?” Người cậu, khá chất phác, trả lời, “Họ chỉ nhìn chúng em với nửa con mắt.”
Với một ý thức hệ không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, nhiều sai lầm trong việc quản trị đất nước, sai lầm trong ngoại giao, sau 1975 Việt Nam ngày càng nghèo yếu.
Ông ngoại tôi có một người em khi mười mấy tuổi tổ chức đánh kho gạo Pháp, sau đó tập kết ra Bắc, làm lên chức khá cao (trong khi ông ngoại tôi lại làm việc cho Pháp). Năm 1975, ông chú tôi (em ông ngoại) vào Sài Gòn gặp gia đình tôi, ông nói trong năm, mười năm nhà nào cũng sẽ có tủ lạnh, tivi. Ông phê phán việc “ôm chân đế quốc”, “bơ thừa sữa cặn” và sự “phồn vinh giả tạo”. Tới năm 1980, ông nói, “Tụi bay phải đi [vượt biên], không thôi sẽ chết đói, ở quê mình đói lắm rồi.”
Năm 1988, khi Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma, họ bắn chìm ba tàu Việt Nam. Không chiếc nào là tàu có khả năng hải chiến. Hai chiếc là tàu vận tải Trung Quốc viện trợ cho VNDCCH để chuyên chở vũ khí trên đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc chiến 1954-1975. Chiếc thứ ba là tàu đổ bộ Mỹ viện trợ cho VNCH. Người Việt đã dùng ba chiếc tàu này cho việc đánh giết lẫn nhau, và cuối cùng thì cả ba chiếc đều chìm xuống đáy Biển Đông dưới tay Trung Quốc. Số phận ba chiếc tàu này là một biểu tượng đau đớn về lịch sử hiện đại bất hạnh của Việt Nam: chém giết nhau rồi thành mồi của Trung Quốc.
Ngay cả sau Đổi Mới, Việt Nam vẫn liên tục lỡ nhiều cơ hội và không thực hiện hết tiềm năng của mình.
Vào giữa thập niên 90, tôi hỏi ông chú tôi về đời ông. Khi kể về mỗi tuần nhân viên phủ thủ tướng và gia đình quây quần lại chung quanh nghe ông Hồ Chí Minh nói chuyện, đôi mắt người cách mạng già hom hem, da bọc xương, sáng bừng lên. Nhưng ông nói thêm, giọng hơi buồn, “Bây giờ các đồng chí không đi đúng đường của Bác.” Cho tới nay tôi vẫn không hiểu rõ ý ông là gì. Điều có thể thấy được là giả sử như 40 năm sau này Việt Nam cho du khách vào tham quan nhà của các ông Nông Đức Mạnh và Lê Khả Phiêu thì khả năng là cảm nghĩ và nhận định của nhiều người sẽ khác với khi tham quan nhà sàn của ông Hồ Chí Minh.
Tác hại của việc gieo trồng hàng loạt những người không có trình độ, khả năng, mà chỉ huênh hoang, hoạnh hẹ và hành hạ vào vị trí lãnh đạo các cấp ở miền Nam không chỉ ở việc gây chia rẽ vào những năm sau 1975. Tác hại lâu dài hơn là đó là một loạt mầm độc cho guồng máy nhà nước và đã góp phần làm cho guồng máy đó giảm hiệu quả, thêm tham nhũng. VNCH bị cho là tham nhũng, những người có chức năng không làm đúng với nhiệm vụ của mình. Còn có quan điểm cho rằng điều đó đã góp phần làm cho VNCH thua. Ngày nay có ý kiến cho rằng CHXHCNVN còn tham nhũng hơn cả VNCH ngày xưa. Nếu đúng vậy thì vô cùng nguy hiểm cho việc phát triển đất nước cũng như việc bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và độc lập.
Điều kinh khủng thứ nhì về lịch sử hiện đại Việt Nam là bốn mươi năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, tương lai Việt Nam vẫn còn bấp bênh, có những thử thách ngày càng lớn trong nhiều lĩnh vực. Trong khi con rồng phương Bắc, vốn là mối đe dọa truyền kiếp, đã thức dậy và bắt đầu mơ giấc mơ Trung Hoa thì có vẻ như bốn mươi năm sau khi cuộc chiến dài hai mươi năm chấm dứt Việt Nam vẫn chưa tỉnh ngủ.
Dương Danh Huy
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
(BBC)
Bố tôi chở tôi vào nhà thương Nhi Đồng và tối đó xe cứu thương chuyển tôi sang nhà thương Chợ Rẫy. Người bị thương nằm đầy mặt đất, các bác sĩ phải chọn người để cứu. Vì bị thương đầu, tôi bị liệt vào dạng nếu sống được đến sáng thì bác sĩ mới cứu chữa. Tôi được xếp cạnh giường một bé trai khoảng cùng tuổi, có vẻ như không trong tình trạng nguy kịch như tôi, tối đó cậu còn nói chuyện được với gia đình, và họ có vẻ lạc quan hơn bố mẹ tôi. Nhưng tới sáng hôm sau thì cậu đã chết.
Những ngày sau đó, tôi được điều trị và dần dần bình phục. Tôi nằm trong khu vực bệnh não. Từ phía bên kia tòa nhà, thỉnh thoảng có những tiếng gào thét điên cuồng. Người ta nói đó là từ những người lính bị chiến tranh làm khủng hoảng thần kinh.
Một hôm, tôi sắp hàng sau một bé gái hơi nhỏ hơn tôi để các cô y tá khám vết thương. Gỡ băng đầu của em ra, họ kinh hoàng dội ngược lại. Tôi nhìn xem tại sao thì thấy đầu em có một cái lỗ, nhìn vào thấy não. Theo người mẹ, em bị thương vì người ta bắn chỉ thiên và đạn rơi trúng đầu. Người mẹ là một người đàn bà quê, trước đó chưa từng lên Sài Gòn, hoàn toàn lạc lõng, mẹ tôi chỉ bà đường đi nước bước. Bà nói với mẹ tôi, “Không biết người ta đánh nhau để làm gì?”
Điều kinh khủng nhất về lịch sử hiện đại Việt Nam là trong hai mươi năm chiến tranh dân tộc Việt Nam đã phải gánh chịu hàng trăm ngàn hay hàng triệu lần những gì gia đình tôi đã trải qua và trông thấy, thậm chí phải gánh chịu nhiều điều còn đau thương hơn.
Những năm sau 30/4/1975, chính sách của Việt Nam với miền Nam ít phải nói là thiếu đức, thiếu tài. Hoàn toàn nhân sự từ trên xuống đến ít nhất là trưởng cơ quan, như hiệu trưởng, giám đốc bệnh viện, doanh nghiệp, đều được, hay bị, thay thế bằng người của bên thắng cuộc. Tất nhiên không thể đùng một cái đào tạo được một hàng ngũ có đủ trình độ, khả năng và đức tính cho những vị trí đó, nhưng châm ngôn của người ta lúc đó là “cần hồng hơn chuyên” và “tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Hệ quả là nhiều vị trí lãnh đạo ở mọi cấp ở miền Nam rơi vào tay những người không có trình độ, khả năng, mà chỉ huênh hoang, hoạnh hoẹ và hành hạ là chính. Ngoài ra còn chính sách “học tập cải tạo” và sự kỳ thị trong giáo dục, công việc kéo dài trong nhiều năm.
Nếu cho rằng lúc đó Việt Nam không có ngược đãi, chính sách lúc đó là hòa hợp, hòa giải dân tộc, thì điều đó chỉ có nghĩa rằng sự ngược đãi ở Việt Nam không tệ như ở Kampuchea Dân Chủ, và chính sách hòa hợp, hòa giải lúc đó vẫn không so sánh được với ở Mỹ sau nội chiến của nước này, hay ở Nhật sau Thế Chiến 2.
Điều đó đã góp phần cho sự chia rẽ dân tộc hậu thống nhất đất nước. Một phần vì ý thức hệ mới là quá xa lạ, quá khó chấp nhận, với người miền Nam nói chung và giới trí thức, trung lưu, tiểu tư sản nói riêng, một phần vì chính sách quản trị sai lầm, có lẽ trong những năm sau 30/4/1975 ở miền Nam có nhiều ác cảm với bên thắng cuộc hơn cả trong chiến tranh. Có lần, vào đầu thập niên 80, một người bác tôi hỏi một người cậu họ tôi, là bộ đội từ Bắc vào, một cách khá mỉa mai, “Anh thấy người miền Nam nghĩ gì về các anh?” Người cậu, khá chất phác, trả lời, “Họ chỉ nhìn chúng em với nửa con mắt.”
Với một ý thức hệ không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, nhiều sai lầm trong việc quản trị đất nước, sai lầm trong ngoại giao, sau 1975 Việt Nam ngày càng nghèo yếu.
Ông ngoại tôi có một người em khi mười mấy tuổi tổ chức đánh kho gạo Pháp, sau đó tập kết ra Bắc, làm lên chức khá cao (trong khi ông ngoại tôi lại làm việc cho Pháp). Năm 1975, ông chú tôi (em ông ngoại) vào Sài Gòn gặp gia đình tôi, ông nói trong năm, mười năm nhà nào cũng sẽ có tủ lạnh, tivi. Ông phê phán việc “ôm chân đế quốc”, “bơ thừa sữa cặn” và sự “phồn vinh giả tạo”. Tới năm 1980, ông nói, “Tụi bay phải đi [vượt biên], không thôi sẽ chết đói, ở quê mình đói lắm rồi.”
Năm 1988, khi Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma, họ bắn chìm ba tàu Việt Nam. Không chiếc nào là tàu có khả năng hải chiến. Hai chiếc là tàu vận tải Trung Quốc viện trợ cho VNDCCH để chuyên chở vũ khí trên đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc chiến 1954-1975. Chiếc thứ ba là tàu đổ bộ Mỹ viện trợ cho VNCH. Người Việt đã dùng ba chiếc tàu này cho việc đánh giết lẫn nhau, và cuối cùng thì cả ba chiếc đều chìm xuống đáy Biển Đông dưới tay Trung Quốc. Số phận ba chiếc tàu này là một biểu tượng đau đớn về lịch sử hiện đại bất hạnh của Việt Nam: chém giết nhau rồi thành mồi của Trung Quốc.
Ngay cả sau Đổi Mới, Việt Nam vẫn liên tục lỡ nhiều cơ hội và không thực hiện hết tiềm năng của mình.
Vào giữa thập niên 90, tôi hỏi ông chú tôi về đời ông. Khi kể về mỗi tuần nhân viên phủ thủ tướng và gia đình quây quần lại chung quanh nghe ông Hồ Chí Minh nói chuyện, đôi mắt người cách mạng già hom hem, da bọc xương, sáng bừng lên. Nhưng ông nói thêm, giọng hơi buồn, “Bây giờ các đồng chí không đi đúng đường của Bác.” Cho tới nay tôi vẫn không hiểu rõ ý ông là gì. Điều có thể thấy được là giả sử như 40 năm sau này Việt Nam cho du khách vào tham quan nhà của các ông Nông Đức Mạnh và Lê Khả Phiêu thì khả năng là cảm nghĩ và nhận định của nhiều người sẽ khác với khi tham quan nhà sàn của ông Hồ Chí Minh.
Tác hại của việc gieo trồng hàng loạt những người không có trình độ, khả năng, mà chỉ huênh hoang, hoạnh hẹ và hành hạ vào vị trí lãnh đạo các cấp ở miền Nam không chỉ ở việc gây chia rẽ vào những năm sau 1975. Tác hại lâu dài hơn là đó là một loạt mầm độc cho guồng máy nhà nước và đã góp phần làm cho guồng máy đó giảm hiệu quả, thêm tham nhũng. VNCH bị cho là tham nhũng, những người có chức năng không làm đúng với nhiệm vụ của mình. Còn có quan điểm cho rằng điều đó đã góp phần làm cho VNCH thua. Ngày nay có ý kiến cho rằng CHXHCNVN còn tham nhũng hơn cả VNCH ngày xưa. Nếu đúng vậy thì vô cùng nguy hiểm cho việc phát triển đất nước cũng như việc bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và độc lập.
Điều kinh khủng thứ nhì về lịch sử hiện đại Việt Nam là bốn mươi năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, tương lai Việt Nam vẫn còn bấp bênh, có những thử thách ngày càng lớn trong nhiều lĩnh vực. Trong khi con rồng phương Bắc, vốn là mối đe dọa truyền kiếp, đã thức dậy và bắt đầu mơ giấc mơ Trung Hoa thì có vẻ như bốn mươi năm sau khi cuộc chiến dài hai mươi năm chấm dứt Việt Nam vẫn chưa tỉnh ngủ.
Dương Danh Huy
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
(BBC)
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/04/150422_duong_danh_huy_ngay_304
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét