Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

(4) Vì sao sau 20 năm con rồng VN vẫn …nghèo?

Vì sao sau 20 năm con rồng Việt Nam vẫn …nghèo? 
Mỗi nước trên thế giới đều có những sản phẩm đặc trưng, là nghề chính như: Hà Lan có đóng tàu, trồng hoa, nuôi bò và sữa hộp; Đức làm ô tô, đồ cơ khí, đồ quang học; Pháp, Đức, Anh sản xuất máy bay Airbus; Thụy sỹ làm đồng hồ; Mỹ sản xuất máy tính, máy bay Boeing, điện thoại Iphone; Nhật làm ô tô, máy ảnh, đồ điện tử…Còn Việt Nam thì cũng có sản phẩm gạo, cà phê, bưởi, quả thanh long…
Nổi tiếng với một số sản phẩm nông nghiệp, Việt Nam biết đến là một nước nông nghiệp. Có 70% dân số làm nông nghiệp, sống ở nông thôn. Trước đây 30 năm, khi nông nghiệp được cởi trói bởi Khoán 10, đã đạt những thành tích vượt trội, từ một nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo. Nhưng sau 10 năm thực hiện, năng suất đã đạt đến giới hạn biên, thì 20 năm qua, ngành nông nghiệp đã không tiến thêm được nhiều. Nông dân thu nhập rất thấp, không có tiền để đầu tư và tiêu dùng. Vì vậy sức cầu từ 50% dân số Việt Nam này rất thấp, xét từ phía cầu là làm cho kinh tế không phát triển.

Đầu tư của nhà nước và xã hội cho nông nghiệp còn thấp
Báo cáo thường niên doanh nghiệp năm 2014, của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết có 3.500 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, trên tổng số 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm chưa đầy 1% tổng số doanh nghiệp của cả nước.

Ngành Nông nghiệp là nghề chính của Việt Nam, đang có 70% dân số làm nông ngiệp, đóng góp tới gần 20% GDP của cả nước, nhưng lại có chưa đến 1% số doanh nghiệp.

Chỉ có ít tập đoàn, tổng công ty của nhà nước, một vài doanh nghiệp FDI, còn lại đa số là các doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, chủ yếu là làm dịch vụ cung cấp cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu và thu mua, chế biến, thương mại và xuất khẩu. Thực tế trực tiếp sản xuất ra sản phẩm là kinh tế hộ nông dân. Mà hộ nông đa số là nghèo, đất ít, không có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, trang bị máy móc thiết bị.
Việc huy động vốn để sản xuất của nông dân rất khó khăn, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, các Quỹ tín dụng nhân dân cho vay với mức thấp, mà nông dân không có tài sản thế chấp để vay vốn tín dụng.
Vì không có vốn đầu tư nên công cụ lao động chủ yếu là thô sơ, vẫn con trâu đi trước cái cày đi sau, khá hơn thì dùng máy công nông để cày, bừa, bơm nước, vận chuyển, loại máy mà ngày nay trên thế giới không còn.
Mai_Chau_-_Arbeit_mit_Wasserbüffel_im_Reisfeld1-675x400
Đồng bằng sông Cửu Long thì điều kiện cũng khá hơn, chủ yếu nông dân dùng máy cũ nhập “bãi rác” của Nhật, đã lạc hậu hàng thập kỷ. Có những máy gieo hạt, máy gặt đập, máy bóc tẽ ngô…đều do nông dân “Hai lúa” làm ra, nhưng cũng chỉ là hơn lao động bằng tay.

(Ảnh: Réhahn)
(Ảnh: Réhahn)
(Ảnh: Réhahn)
(Ảnh: Réhahn)

Sản xuất nông nghiệp manh mún, tự phát
Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, diện tích ruộng rất bé, rất khó áp dụng công nghệ, không thể đưa các công cụ hiện đại như máy cày, máy gieo hạt, máy liên hợp dặt đập được. Lý do vì người ta chia bình quân để hộ nào cũng có ruộng cao, ruộng thấp trũng, ruộng xấu, ruộng tốt, bình quân ở Bắc bộ chỉ có 3 sào/hộ, nên mỗi ruộng chỉ có vài trăm m2, có ruộng chỉ bằng cái chiếu.

(Ảnh: Réhahn)
(Ảnh: Réhahn)

Trong khi đất sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp do đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, vấn đề nhức nhối khác trong sử dụng đất hiện nay là tình trạng phát triển sân golf tràn lan. Hiện nay, nhiều nước, ngay cả Trung Quốc cũng không khuyến khích phát triển golf, để dành đất cho sản xuất. Nhưng ở ta thì:

Trong số 166 dự án sân golf hiện có thì 145 dự án được nhà nước cấp 52.700ha đất, bình quân mỗi sân rộng 300 ha. Nhưng một nửa trong số đó đang đắp chiếu, trong khi đất sản xuất nông nghiệp thì đang rất thiếu.

Do phát triển kinh tế hộ nên hoàn toàn tự phát, thấy cây gì, con gì nghe nói có hiệu quả là bà con lại đổ xô vào loại đó, không có tính đến lâu dài, không có thông tin đầy đủ, không có liên kết với các nhà thu mua, chế biến.
Giá thành cao, chất lượng chưa cao
Một hộ nuôi vài con bò, cũng phải mất một công chăm sóc, so với Úc, một hộ nuôi hàng nghìn con thì giá thành bò Úc rẻ hơn bò Việt ngay tại thị trường Việt như các báo mới đưa tin phân tích. Sản xuất phụ thuộc vào thời tiết, gọi là nhờ “trời”, thu hoạch, được mùa đều là nhờ trời.
Chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa nổi trội, tính cạnh tranh chưa cao. Các báo đã phân tích, hành tím Sóc Trăng ế, không bán được, nhưng các siêu thị, nhà hàng Hà Nội, Sài Gòn vẫn nhập hàng trăm tấn hành Trung Quốc mỗi ngày, vì nông sản của ta không cạnh tranh được với họ. Thị trường có quy luật riêng của nó.
Do giống, do công cụ lạc hậu, do diện tích bé, sản xuất manh mún nên hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của ta như gạo, ngô, đỗ tương, lạc, sắn, các loại hoa quả, thực phẩm, bò, lợn, thịt cá đều giá cao hơn các nước trong khu vực và Trung Quốc, tính cạnh tranh thấp và nhiều loại bị thua ngay trên sân nhà. Bị sản phẩm ngoại tràn vào chiếm lĩnh nhiều thị phần nội địa.

Giá thành cao còn vì phải đóng quá nhiều các loại phí nông nghiệp, mới đây có chuyện nực cười là 1 con gà cõng 14 loại phí; 1 lít mật ong hàng chục loại phí vô lí; một hạt thóc cũng phải “cõng” tới hàng chục loại phí, nào là phí sản xuất nông nghiệp, vệ sinh môi trường, quản lý trạm thủy lợi, trạm điện…

Nông sản đổ bỏ, người dân khóc ròng
Suốt mấy tháng qua nông dân kêu cứu và mọi người đều biết dưa hấu Quảng Nam đang khóc ròng; hành tím Sóc trăng đang kêu cứu; hành tây, khoai tây, củ dền đỏ Đà lạt rớt giá cũng đang khóc than; mía Cà Mau kêu cứu vì bị đốt bỏ; muối mặn Bạc Liêu khóc than vì 1 nghìn đồng/kg, một gánh muối mới bằng 1 bát phở; sữa bò xót xa bị đổ đi ngay cả khi người dân còn đói… và còn rất nhiều điều xót xa nữa đã và sẽ xảy ra với nông nghiệp Việt, vì cung cách làm ăn và quản lý này.

Cảnh người nông dân đứng giữa ruộng dưa khóc khiến không ít người dân cả nước cảm thấy xót xa. (Ảnh: vitalk)
Cảnh người nông dân đứng giữa ruộng dưa khóc khiến không ít người dân cả nước cảm thấy xót xa. (Ảnh: vitalk)
Hàng trăm tấn hành tồn kho chưa xuất qua Indonesia đang nằm tồn kho tại doanh nghiệp Đức Vinh. (Ảnh: danviet)
Hàng trăm tấn hành tồn kho chưa xuất qua Indonesia đang nằm tồn kho tại doanh nghiệp Đức Vinh. (Ảnh: danviet)
(Ảnh: tienphong)
(Ảnh: tienphong)

Có chuyện gì đang xảy ra vậy? Tình hình này sao giống như khủng hoảng thừa năm 1929 vậy? những sản phẩm của bao nhiêu công sức, một nắng hai sương của nông dân bỗng chốc phải đổ bỏ, nông dân khóc than và những tấm lòng vàng của người dân cả nước đã chung tay, chia sẻ khó khăn với bà con, đã tự phát tổ chức tiêu thụ nông sản giúp bà con nông dân là điều rất đáng trân trọng. Nhưng về lâu dài phải có căn cơ, vậy nguyên nhân tại đâu mà nên nỗi này?
10916muusinhtrenbairac

Tại khu vực nông thôn những trẻ em tuổi đời còn rất nhỏ cũng đã phải ra đồng phụ giúp bố mẹ. (Ảnh: Tri Thức Trẻ)
Tại khu vực nông thôn những trẻ em tuổi đời còn rất nhỏ cũng đã phải ra đồng phụ giúp bố mẹ. (Ảnh: Tri Thức Trẻ)

Một là, tại vì vốn đầu tư thấp như đã nói trên, đây là nhân tố hàng đầu cho phát triển. Chỉ chú trọng ưu tiên công nghiệp, ưu tiên những công trình lớn vĩ đại, hoành tráng như những cây cầu dài nhất Đông Nam Á,tháp truyền hình cao nhất thế giới, làng văn hóa 10.000 nghìn tỷ, tượng đài kỷ niệm hàng trăm tỷ, ưu tiên xây trụ sở tỉnh thành phố to như cung điện…, còn nông nghiệp thì chủ yếu nhờ “trời”.

hanhchinhdanang
Với chiều cao 37 tầng, tòa nhà trung tâm hành chính Đà Nẵng đang giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất Đà Nẵng. Khởi công tháng 11/2008. (Ảnh: vnexpress)
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước từng phát biểu tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 19/9/2014 rằng: "Nhiều tỉnh xây trụ sở đẹp lộng lẫy khang trang, rất phản cảm. Trong khi dân còn nghèo, nước còn nghèo thì xây trụ sở lộng lẫy như cung điện để làm gì?!" (Ảnh: danang.gov)
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước từng phát biểu tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 19/9/2014 rằng: “Nhiều tỉnh xây trụ sở đẹp lộng lẫy khang trang, rất phản cảm. Trong khi dân còn nghèo, nước còn nghèo thì xây trụ sở lộng lẫy như cung điện để làm gì?!” (Ảnh: danang.gov)

Hai làsản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, không có tầm nhìn dài hạn, người nông dân thường bị lép vế, thua thiệt.
Ba là, giá thành sản phẩm nông nghiệp cao, trong khi chất lượng chưa đảm bảo, chưa cạnh tranh được với hàng ngoại ngay trên sân nhà.
Bốn là, hầu hết nông dân đều canh tác không theo chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp đưa ra những quy định trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn, được cấp giấy chứng nhận. Các hệ thống siêu thị trên toàn quốc căn cứ chứng nhận này để thu mua sản phẩm nông nghiệp. Nếu thiếu chứng nhận này các siêu thị không nhập hàng.
Năm là, chưa có liên kết sản xuất của ba nhà: nhà bán lẻ (chợ, siêu thị), nhà thu gom cung ứng (cơ sở thu mua, doanh nghiệp bao tiêu) và nhà nông. Nhà nông chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng đối với sản phẩm có số lượng lớn. Đừng sản xuất cái gì mà chúng ta có thể làm, mà hãy làm cái gì mà thị trường cần, đây là nguyên tắc tối thượng trong tiếp cận thị trường. Nhưng nhà nông tự phát nuôi trồng, khi đến vụ, không có người thu mua thì rớt giá, khóc ròng như hiện nay.
Sáu là, nhà nước chưa thực hiện tốt vai trò của mình đối với ngành nông nghiệp trong hầu hết các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ theo đúng nghĩa trong nền kinh tế thị trường. Pháp luật chưa nghiêm đối với những trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho nông dân như trong câu chuyện đổ bỏ sữa bò và đốt cây mía vừa qua mà thông tin đã đưa “doanh nghiệp lật kèo, nông dân lãnh đủ”.
Vì thế sau 20 năm nông dân vẫn đói nghèo
Đại Kỷ Nguyên đã có nhiều bài phản ánh thực trạng đói nghèo của nông dân. Với nền nông nghiệp như vậy nên nông dân ta quá nghèo, với mức thu nhập bình quân 20 triệu đồng người/năm (số liệu tại hội nghị sơ kết về “tam nông” năm 2014).  Tương đương khoảng 1,67 triệu đồng/người/tháng, hoặc 55.000 đồng/người/ngày. Nhưng đây là mức trung bình, còn đối với nông dân các dân tộc thiểu số vùng cao, miền trung, nông dân Khơ-me nam bộ thì còn thấp xa mức này, nơi đó đang sống dưới mức đói nghèo.

Mức thu nhập bình quân 20 triệu đồng người/năm. Tương đương khoảng 1,67 triệu đồng/người/tháng, hoặc 55.000 đồng/người/ngày.

Thật là không thể tin nổi sau 20 năm gia nhập ASEN mà vẫn nghèo thế ? Làm sao có thể sống với thu nhập như vậy, nhưng đây là thực tế. Người nông dân vẫn phải trang trải tất cả các khoản chi phí gồm sinh hoạt, học hành, y tế… với mức giá thị trường đắt đỏ. Không có tiền cho con học thêm, không đủ nuôi con học đại học ở các thành phố lớn. Khi ốm đau, bệnh tật thì thu nhập 1 năm cũng không đủ tiền trang trải viện phí. Vì thu nhập thấp thì học hành cũng giảm đi, văn hóa thấp đi, tri thức ít đi, đây là cái vòng luẩn quẩn, đã nghèo lại càng nghèo của nông dân Việt Nam.

Trả em không được đến trường, phải đi làm cùng bố mẹ. (Ảnh: baomoi.com)
Trả em không được đến trường, phải đi làm cùng bố mẹ. (Ảnh: baomoi.com)

Thực tế là chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn rất thấp, do phải tiết giảm chi phí tối đa, thậm chí cắt giảm cả ăn, uống và học hành văn hóa, ngoại ngữ, tin học…Vì thế người lao động Việt Nam đang ngày càng bé nhỏ đi, tri thức cũng thấp, tin học, ngoại ngữ yếu, không đủ trình độ để tham gia cạnh tranh lao động khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN cuối năm nay. Mặt khác thu nhập thấp thì sức mức chi tiêu thấp, làm cho cầu tiêu dùng ở nông thôn thấp, kinh tế không phát triển được, thế là đã nghèo thì lại càng nghèo. Cần phải có tư duy đột phá thì nông dân mới thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này.
Thành Tâm
Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét