Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

(1) Vì sao sau 20 năm, con rồng Việt Nam vẫn…nghèo?

Con rồng Việt Nam trước và sau 20 năm
Những năm 1990s, Việt Nam đã có thời gian dài phát triển ngoạn mục, được mệnh danh là con rồng thứ 5 Châu Á, sau 4 con rồng là Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Thời gian là vàng, nhưng sau 20 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đứng thứ 7. Chỉ còn 8 tháng nữa, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức hình thành. Làm sao thức tỉnh con rồng Việt Nam, để gia nhập kinh tế ASEAN với những cơ hội và thách thức mới?

Đội múa rồng huyện Chương Mỹ tại Liên hoan múa rồng năm 2014. (Ảnh: baomoi.com)
20 năm Việt Nam đã tiến đến đâu
Cách đây 20 năm, năm 1995 có rất nhiều sự kiện lớn đối với Việt Nam, đó là gia nhập và trở thành thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN, cũng đứng thứ 7 về thu nhập bình quân đầu người. Hai là, Việt Nam và Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam, trở thành đối tác toàn diện. Ba là, Việt Nam ký Hiệp định khung với Liên minh châu Âu và xóa bỏ thế bị cô lập, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhiều nước .
Sau 20 năm gia nhập ASEAN và bình thường hóa với Mỹ, EU, mặc dù đã có những bước tiến rất dài, nhưng Việt Nam vẫn đứng hàng thứ 7 trong ASEAN, chỉ hơn Lào, Campuchia và Myanmar.
STTTên nướcGDP bình quân/người
19952010201120122013
1Thailand2,8494,8035,1925,4805,779
2Indonesia1,0412,9473,4703,5513,475
3Malaysia4,2868,75410,06810,44010,538
4Philippines1,0652,1362,3582,5882,765
5Singapore24,93746,57052,87154,00755,182
6Việt Nam2881,3341,5431,7551,911
7Lào3621,1231,2661,4081,661
8Campuchia3207838789451,007
9Myanmar-----
10Brunei16,04730,88041,06041,12738,563
11Trung Quốc6044,4335,4476,0936,807
(Trong bảng số liệu có China chỉ dùng để so sánh)
Biểu đồ: Thu nhập bình quân đầu người qua các năm 
Bieu do thu nhap binh quan
Bảng số liệu này do Đại Kỷ Nguyên tính toán trên cơ sở số liệu gốc mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB) công bố. Lưu ý là, Việt Nam là nước thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn Lào, Campuchia và Myanmar, vì vậy đóng góp của FDI vào GDP là khá lớn, nếu loại bỏ FDI, chỉ tính GNP thì còn thấp hơn. Tính theo GDP (PPP) sức mua tương đương, thì Việt Nam cũng đứng hàng thứ 7.

Tức là sau 20 năm, tất cả cùng tiến về phía trước, nhưng ta đi chậm hơn các nước bạn.

Hiện tại, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7/10 trong ASEAN, nhưng khoảng cách so với 4 nước đầu bảng là quá xa, kém Singapore gần 30 lần, kém Brunei 20 lần. Năm 1995, GDP bình quân đầu người Việt Nam bằng 48% của Trung Quốc, nhưng năm 2013, thì chỉ còn bằng 35,6% so Trung Quốc. Không những chậm hơn mà còn ngày càng cách xa. Bởi vì những năm gần đây Rồng Việt đang say sưa với những gì mới thoát nghèo.
20 năm qua, thế giới đã có những bước dài
Chỉ cần 15 năm để tạo ra thành phố Dubai hiện đại tầm cỡ thế giới. Năm 2000, Dubai đầu tư gần 600 tỷ USD để xây dựng tòa tháp cao nhất thế giới, hòn đảo nhân tạo lớn nhất, khách sạn xa xỉ nhất cùng nhiều công trình ấn tượng khác. Những công trình tiêu biểu ở Dubai còn là hệ thống tàu điện ngầm với 42 điểm dừng đã được hoàn thành trong thời gian 18 tháng; công viên giải trí Dubailand cũng sắp khai trương, rộng gấp đôi Disney Land của Mỹ, dự kiến sẽ thu hút khoảng 200.000 khách du lịch mỗi ngày; những hòn đảo nhân tạo khổng lồ như đảo Palm Jumeirah.
Singapore chỉ cần 50 năm để tạo nên một quốc gia có mức thu nhập rất cao trên thế giới. Thành lập năm 1965, từ một quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên, diện tích 700 km2, dân số gần 4 triệu người, đất đai là vùng sình lầy, cơ sở hạ tầng không có, Singapore đã chuyển mình mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế hàng đầu khu vực, với những tòa nhà chọc trời mọc lên san sát.
Năm 1975, nước Cộng hòa nhỏ bé Singapore, thực tế chỉ là một thành phố còn chưa nổi tiếng, còn kém xa Sài Gòn Hòn ngọc Viễn đông. Nhưng năm 1990 đã trở thành con rồng châu Á, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất, một trong 5 cảng bận rộn nhất và trung tâm tài chính quan trọng hàng thứ tư trên thế giới. Singapore có thu nhập bình quân đầu người cao thứ ba thế giới, hệ thống giáo dục, y tế công cộng, tính minh bạch của chính quyền và khả năng cạnh tranh kinh tế đều đứng vào hạng cao quốc tế. Hầu hết thành công đó được thực hiện chỉ trong 30 năm.
Trong 20 năm qua, thế giới có rất nhiều chuyển biến căn bản, đặc biệt là công nghệ tin học, mạng lưới internet, công nghệ thông tin, công nghệ biển, công nghệ sinh học đã làm thế giới chuyển mình từ nền kinh tế vật chất, sang nền kinh tế tri thức. Nhiều nước đã bước sang nền kinh tế tri thức với những bước tiến nhảy vọt không ngờ. Những nước phát triển đều có kế hoạch chuyển sang nền kinh tế tri thức.

Tại sao 20 năm qua, con rồng Việt Nam không đuổi kịp các nước trong khu vực?

Trong các số tiếp theo, Đại Kỷ Nguyên Việt Nam sẽ cùng bạn đọc đi tìm nguyên nhân thuộc về các nguồn lực phát triển kinh tế cả ở phía cung và cầu như: sử dụng tài nguyên lãng phí; chênh lệch giàu nghèo, 50% nông dân thuộc tầng lớp nghèo, không có sức mua, làm cho đường cầu không đạt giới hạn; nguồn lực con người chưa phát triển tương xứng cả về tầm vóc, trí tuệ, tay nghề…
Thành Tâm
https://daikynguyenvn.com/kinh-doanh/con-rong-viet-nam-truoc-va-sau-20-nam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét