Toilet tốt hơn, cuộc sống tốt hơn
Hồng Phúc (TBKTSG) - Xin lỗi bạn vì đây có thể là một đề tài không thơm tho, nhưng nếu là một bà mẹ bạn sẽ thấm thía điều này. Mới đây đi họp phụ huynh cho con học lớp một ở trường công thuộc quận 1 (TPHCM) tôi mới hay các bà mẹ có con học tiểu học mất khá nhiều thời gian để lo lắng việc con đi vệ sinh ở trường thế nào thay vì lo chuyện học.
Liệu có ai mở lòng với những câu chuyện về nhà vệ sinh? Ảnh: TL
Chỉ vì tụi nhỏ về nhà nói rằng nó sẽ nhịn không đi vệ sinh ở trường vì nhà vệ sinh dơ quá. Cô bé kia nói ở đó không có giấy vệ sinh, không có xà bông, không có ai hướng dẫn các cháu và học sinh quăng rác bừa bãi. Các mẹ lo lắng vì nhịn vệ sinh rất hại và đề nghị nhà trường cải thiện tình hình, song cô giáo chủ nhiệm lúng túng, giải thích rằng đó là việc của nhà trường và cô không thay đổi được.Đem chuyện này hỏi các bà mẹ có con cùng tuổi, các mẹ mới hay nhiều trường học trong thành phố đều có tình trạng nhà vệ sinh chung của học sinh rất dơ. Cháu gái tôi học lớp 7 trường công cũng nói các cháu hạn chế sử dụng nhà vệ sinh ở trường. Mẹ cháu luôn phải chuẩn bị cho cháu gói giấy trong cặp.
Rồi một số tổ chức phi chính phủ nhiều lần lên tiếng về điều kiện vệ sinh rất kém ở các vùng nông thôn và kêu gọi mọi người hãy để ý đến “đầu ra” thay vì chỉ “đầu vào”, và năm qua năm người ta vẫn phàn nàn không ngớt về nhà vệ sinh ở các khu du lịch mỗi mùa lễ hội, các bệnh viện công hay các khu vực công cộng,... ở nước ta.
Một người bạn làm du lịch lâu năm nói việc người nước ngoài ngại nhất khi du lịch Việt Nam chính là... cái toilet.
Chuyện riêng mà lại là chuyện chung. Tình cờ tôi xem một video ở kênh TED có tiêu đề “Vệ sinh là một quyền con người cơ bản” với thông điệp một xã hội nhân văn thực sự không né tránh chuyện cái toilet. Diễn giả Francis de los Reyes làm việc cho Gram Vikas, một “tổ chức phát triển làng” đi vào cải thiện điều kiện vệ sinh trong việc xử lý chất thải của con người bởi vì ít ai biết rằng thế giới hiện có 2,5 tỉ người sống với điều kiện chất thải không vệ sinh.
Chắc hẳn nếu bạn từng xem các bộ phim về Ấn Độ, mới đây là phim Triệu phú khu ổ chuột thì sẽ hiểu điều này là thế nào. Francis de los Reyes nói rằng sự quan liêu của chính phủ và tất cả những người quan trọng tạo ra một tuyên ngôn bất thành văn, rằng người nghèo xứng đáng với giải pháp nghèo và người nghèo tuyệt đối xứng đáng với giải pháp thảm hại.
“Chúng tôi cảm thấy rằng người nghèo đã bị làm nhục trong nhiều thế kỷ, và ngay cả trong điều kiện vệ sinh, điều họ không nên bị làm nhục. Vệ sinh cần được nhìn cả về khía cạnh phẩm giá con người hơn là việc đơn thuần xử lý chất thải. 80% của tất cả các bệnh ở Ấn Độ và hầu hết các nước đang phát triển là do vệ sinh kém”, anh nói. “Con người cảm thấy thời thượng khi nói về thực phẩm với màu sắc và hương vị và đẳng cấp, nhưng sau khi thức ăn đi qua hệ tiêu hóa, nó không còn là sành điệu”.
Bảy mươi phần trăm người Ấn Độ đi vệ sinh mở (tôi mạn phép nghĩ tỷ lệ này ở các vùng nông thôn và miền núi Việt Nam cũng không thấp). Họ ngồi đó, trong không gian mở với gió trên đầu và giấu đi khuôn mặt song vẫn phơi bày họ trong “nguyên sơ”.
Còn nếu bạn nhìn vào tổng thể trên thế giới, châu Phi, châu Á, có 1,1 tỉ người đi vệ sinh bên vệ đường hoặc bờ sông. Và bạn sẽ bị bệnh. Chất thải của con người tìm đường trở về nước tắm, nước giặt, nước tưới, bất cứ nguồn nước nào và cả nguồn nước uống của bạn, vào thức ăn của bạn, vào môi trường xung quanh mắt của bạn. Đây là nguyên nhân của 80% bệnh tật ở các khu vực này. Vì vậy, Liên hiệp quốc ước tính rằng mỗi năm có 1,5 triệu trẻ em tử vong vì vệ sinh kém. Đó là cái chết có thể phòng ngừa.
Liệu có ai mở lòng với những câu chuyện về nhà vệ sinh, như làm thế nào có nguồn nước cho các nhà vệ sinh hay cần suy nghĩ không về việc nên dùng nước hay dùng khăn, giấy hay cành cây, lá cây? Chúng ta “chém gió” mọi nơi về xây những tòa nhà mới, dự án “khủng”, khu công nghiệp, quân đội và vũ khí, các công ty phần mềm và phi thuyền không gian, vậy tại sao nhà vệ sinh lại là ngoại lệ? Không có gì sai với những gì ta đã ăn vậy thì có gì sai với những gì ta đã thải ra? Nhà vệ sinh vì sao không được khuyến khích như việc các cơ quan đổ tiền vào trường học và đường sá, bệnh viện và cơ sở hạ tầng khác. WHO đã thực hiện nghiên cứu và nó cho thấy đối với mỗi đô la đầu tư vào cơ sở hạ tầng vệ sinh con người nhận lại được lợi ích tương đương 34 đô la, hiệu quả này cao gấp 2-3 lần việc đầu tư vào đường sá hay công trình công cộng khác.
Ở Malawi và Nam Phi đang khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ tham gia hạ tầng vệ sinh, tạo ra lợi nhuận và việc làm. Người ta hy vọng rằng, khi chúng ta suy nghĩ lại về vệ sinh, cuộc sống sẽ mở rộng và thực sự có ý nghĩa. “Chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng một số vị trí thấp hơn và những người có địa vị thấp hơn tiếp tục có cuộc sống đi xuống. Điều kiện vệ sinh đầy đủ là một quyền con người cơ bản và nó là lương tâm của mọi người”, Francis de los Reyes nói.
Liệu có ai mở lòng với những câu chuyện về nhà vệ sinh, như làm thế nào có nguồn nước cho các nhà vệ sinh hay cần suy nghĩ không về việc nên dùng nước hay dùng khăn, giấy hay cành cây, lá cây? Chúng ta “chém gió” mọi nơi về xây những tòa nhà mới, dự án “khủng”, khu công nghiệp, quân đội và vũ khí, các công ty phần mềm và phi thuyền không gian, vậy tại sao nhà vệ sinh lại là ngoại lệ? Không có gì sai với những gì ta đã ăn vậy thì có gì sai với những gì ta đã thải ra? Nhà vệ sinh vì sao không được khuyến khích như việc các cơ quan đổ tiền vào trường học và đường sá, bệnh viện và cơ sở hạ tầng khác. WHO đã thực hiện nghiên cứu và nó cho thấy đối với mỗi đô la đầu tư vào cơ sở hạ tầng vệ sinh con người nhận lại được lợi ích tương đương 34 đô la, hiệu quả này cao gấp 2-3 lần việc đầu tư vào đường sá hay công trình công cộng khác.
Ở Malawi và Nam Phi đang khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ tham gia hạ tầng vệ sinh, tạo ra lợi nhuận và việc làm. Người ta hy vọng rằng, khi chúng ta suy nghĩ lại về vệ sinh, cuộc sống sẽ mở rộng và thực sự có ý nghĩa. “Chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng một số vị trí thấp hơn và những người có địa vị thấp hơn tiếp tục có cuộc sống đi xuống. Điều kiện vệ sinh đầy đủ là một quyền con người cơ bản và nó là lương tâm của mọi người”, Francis de los Reyes nói.
http://www.thesaigontimes.vn/129378/Toilet-tot-hon-cuoc-song-tot-hon.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét