Ông Bộ Trưởng "nếm phân"
Dĩ nhiên đây là nếm phân hóa học, và ý của bộ trưởng bộ Công thương Vũ Huy Hoàng muốn có một ví dụ chính xác về việc các nhân viên của bộ ông vì thiếu phương tiện nên là đã phải dùng miệng để nếm phân bón xem chất lượng. Chính xác là như vậy.
Nhưng mọi người cũng có thể hiểu, qua câu nói trời ơi của ông trên diễn đàn Quốc Hội rằng, nhân viên của ông đã nếm phân. NẾM PHÂN ! cũng hoàn toàn chính xác, không bắt bẻ đi đâu được, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Và đưa bản thân ông bộ trưởng biến thành một kẻ ngô nghê nhất cũng như cả bộ máy chính phủ rơi vào một cái thế vô duyên chẳng giống ai...
Và cái thế bi hài này lại do ông, hoàn toàn vì ông gây ra chứ chẳng vì ai cả. Một vị Bộ trưởng, ở một vị trí quan trọng như thế, với cương vị lãnh đạo một bộ như thế mà phát ngôn sai sót như thế, ngớ ngẩn như thế thì chỉ có thể tự trách mình. Chắc chắn trình độ của ông là phải rất cao rồi, Đông Tây Kim Cổ đã thông, trên Trời dưới Đất cũng tường, thì hẳn ông phải hiểu chữ nghĩa, ngôn từ Việt Nam chứ... Và lúc nào dùng chữ nào, lúc nào không dùng chữ nào thì hẳn ông phải biết chứ... Là một lãnh đạo, một bộ mặt của chính phủ thì ông không thể dùng những câu chữ tối nghĩa, ẩn ý hay câu chữ hiểu sao cũng được mà phải dùng đúng ngôn từ tiếng Việt. Ấy là chuyện bình thường của người có chữ, có văn hóa...
Ví dụ như thành ngữ Trên bảo dưới không nghe thì vừa có nghĩa là cấp trên bảo, cấp dưới không nghe nhưng cũng còn nghĩa dung tục khác nữa.
Rồi chữ vùng miền như ra ngoài Hà Nội, bạn bè có thể alô rủ nhau đi chơi bời, vì chữ chơi bời này có nhiều hàm ý rất rộng. Đám thanh niên có thể lê la rượu chè, bù khú với nhau rồi thôi cũng gọi là đi chơi bời. Nhưng ở miền Nam thì chơi bời còn có nghĩa là chơi bời trai gái hoa tình..
Trong một tiệc nhà hàng, người Bắc có thể nói là đi vệ sinh, nhưng người miền Nam phải nói là đi toa lét...
Ở miền Nam, cái máy cát sét, máy vi tính người ta gọi là máy và vô tư nói như thay cái máy mới, đổi cái máy cũ lấy máy mới, rửa máy (ăn mừng khao máy mới), nhưng ở miền Bắc thì không thể nói như vậy được...
Có hàng trăm ví dụ như vậy để biết rằng từ ngữ có thể dùng ở nơi này nhưng không thể ở nơi khác, với giới này những không thể với giới khác cũng như lúc này gọi nhưng lúc khác không thể gọi, tuy cùng một chữ những có thể có nhiều nghĩa....Và người ta chỉ có thể biết cách dùng chữ, biết cách xử lý câu chữ khi người ta có một quá trình học, hành, thẩm thấu...
Và một người như ông Bộ Trưởng thì phải biết, phải hiểu tất tần tật những qui tắc của phép ăn, phép nói lịch sự thành văn hoặc bất thành văn đó...Vì sao ? Vì ông là Bộ Trưởng, ông phải biết...
Người dân có thể nhầm lẫn, có thể không biết nhưng là bộ trưởng thì ông phải biết. Nếu không biết thì có lẽ nên học theo cách mà bà BT Y Tế Nguyễn Thị Kịm Tiến khuyên các bác sĩ là nên đi học văn đi. Nếu không thì ông đừng làm bộ trưởng nữa.
Và với tất cả sự kính trọng, không thể không phong tặng câu nói trên của ông là câu nói "hay" nhất trong năm, cũng như không thể không gọi ông bằng một cái tên mới, cái nick name là : "Bộ trưởng nếm phân"...
Mai Tú Ân
(FB Mai Tú Ân)
Ví dụ như thành ngữ Trên bảo dưới không nghe thì vừa có nghĩa là cấp trên bảo, cấp dưới không nghe nhưng cũng còn nghĩa dung tục khác nữa.
Rồi chữ vùng miền như ra ngoài Hà Nội, bạn bè có thể alô rủ nhau đi chơi bời, vì chữ chơi bời này có nhiều hàm ý rất rộng. Đám thanh niên có thể lê la rượu chè, bù khú với nhau rồi thôi cũng gọi là đi chơi bời. Nhưng ở miền Nam thì chơi bời còn có nghĩa là chơi bời trai gái hoa tình..
Trong một tiệc nhà hàng, người Bắc có thể nói là đi vệ sinh, nhưng người miền Nam phải nói là đi toa lét...
Ở miền Nam, cái máy cát sét, máy vi tính người ta gọi là máy và vô tư nói như thay cái máy mới, đổi cái máy cũ lấy máy mới, rửa máy (ăn mừng khao máy mới), nhưng ở miền Bắc thì không thể nói như vậy được...
Có hàng trăm ví dụ như vậy để biết rằng từ ngữ có thể dùng ở nơi này nhưng không thể ở nơi khác, với giới này những không thể với giới khác cũng như lúc này gọi nhưng lúc khác không thể gọi, tuy cùng một chữ những có thể có nhiều nghĩa....Và người ta chỉ có thể biết cách dùng chữ, biết cách xử lý câu chữ khi người ta có một quá trình học, hành, thẩm thấu...
Và một người như ông Bộ Trưởng thì phải biết, phải hiểu tất tần tật những qui tắc của phép ăn, phép nói lịch sự thành văn hoặc bất thành văn đó...Vì sao ? Vì ông là Bộ Trưởng, ông phải biết...
Người dân có thể nhầm lẫn, có thể không biết nhưng là bộ trưởng thì ông phải biết. Nếu không biết thì có lẽ nên học theo cách mà bà BT Y Tế Nguyễn Thị Kịm Tiến khuyên các bác sĩ là nên đi học văn đi. Nếu không thì ông đừng làm bộ trưởng nữa.
Và với tất cả sự kính trọng, không thể không phong tặng câu nói trên của ông là câu nói "hay" nhất trong năm, cũng như không thể không gọi ông bằng một cái tên mới, cái nick name là : "Bộ trưởng nếm phân"...
Mai Tú Ân
(FB Mai Tú Ân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét