Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Những nghề tốt thấp và kém nhất năm

TPO - Theo bảng xếp hạng 200 nghề từ tốt nhất đến thấp kém nhất thế giới năm 2012 đăng tải trên tạp chí Wall Street Journal, nghề phóng viên và phát thanh viên bất ngờ nằm trong những nghề thấp kém nhất thế giới.
Theo bảng xếp hạng, nghề thợ xẻ gỗ được coi là nghề thấp kém nhất do tỷ lệ thất nghiệp cao, ngày càng khó kiếm việc, và nguy hiểm. Nghề tồi tệ thứ hai là những nông dân ở trang trại bò sữa do phải làm việc ngoài trời liên tục bất kể thời tiết, nguy hiểm vì có thể bị bò làm bị thương, đồng thời thu nhập cũng đang giảm xuống do cạnh tranh trên thị trường. Tiếp đó là các nghề: quân nhân, công nhân khoan dầu, phóng viên, bồi bàn, người đọc đồng hồ, rửa bát, bán thịt và phát thanh viên.

Phóng viên dứng thứ 5 trong số 10 nghề thấp kém nhất thế giới
Phóng viên dứng thứ 5 trong số 10 nghề thấp kém nhất thế giới.
200 nghề này dựa trên kết quả nghiên cứu của trang web Careercast.com. Việc xếp hạng các công việc từ tốt nhất đến tồi tệ nhất được đánh giá theo yêu cầu thể chất, môi trường làm việc, thu nhập, stress, cơ hội thăng tiến trong tương lai với số liệu từ các cơ quan của chính phủ Mỹ như Cục Thống kê lao động.

Theo đó, 10 công việc tốt nhất thế giới lần lượt là: kĩ sư phần mềm, chuyên viên bảo hiểm, quản trị nhân sự, bác sĩ nha khoa, nhà hoạch định tài chính, Bác sĩ chữa trị thính giác, bác sĩ trị liệu, Quảng cáo trực tuyến, nhà toán học... Có thể thấy những công việc tốt nhất đều đỏi hỏi chất xám, bằng cấp và đào tạo chuyên nghiệp.
Những công việc tồi tệ nhất thế giới chủ yếu là những công việc lao động thuần túy, môi trường làm việc nguy hiểm, căng thẳng cao độ.
Trong khi đó, điều bất ngờ của bảng xếp hạng năm nay đó là nghề phóng viên báo giấy và phát thanh viên lại tụt hạng và đứng lần lượt ở vị trí thứ 5 và thứ 10 những công việc thấp kém nhất năm. Thậm chí nghề phóng viên báo giấy còn thấp kém hơn cả nghề rửa bát.
Theo Careercast.com, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hai nghề thuộc truyền thông đứng trong vị trí nghề thấp kém nhất. Khi thế giới số đang ngày càng chiếm ưu thế và cung cấp nguồn thông tin dồi dào theo yêu cầu độc giả thì nhu cầu về báo giấy đang ngày càng giảm sút. Trước đây, hai nghề này từng có vẻ hào nhoáng song do căng thẳng, cơ hội việc làm, mức thu nhập giảm đã khiến chúng đứng trong vị trí những công việc tồi tệ của năm.
Ông David Campbell, phóng viên và biên tập viên của tờ báo Pennsylvania cho hay: “Bạn hoàn toàn có thể thấy được sự suy giảm trong ngành công nghiệp báo giấy này. Là một phóng viên thể thao, trước đây phải có vài phóng viên trong một sự kiện nhưng bây giờ, nhiều lúc chỉ có một mình tôi làm”.
Nói đến nguyên nhân của sự suy giảm báo giấy, ông Campbell cho rằng đó là sự thờ ơ. “Ngày nay, thế hệ trẻ không quan tâm nhiều đến tin tức, và nếu có quan tâm thì họ thường để ý đến những người nổi tiếng, Hollywood chứ không phải những thứ đang xảy ra xung quanh họ”, ông nói.
Thợ xẻ gỗ đứng đầu danh sách những nghề thấp kém nhất thế giới
Thợ xẻ gỗ đứng đầu danh sách những nghề thấp kém nhất thế giới.
Theo bảng xếp hạng, nghề thợ xẻ gỗ được coi là nghề thấp kém nhất do tỷ lệ thất nghiệp cao, ngày càng khó kiếm việc, và nguy hiểm.
Nghề tồi tệ thứ hai là những nông dân ở trang trại bò sữa do phải làm việc ngoài trời liên tục bất kể thời tiết, nguy hiểm vì có thể bị bò làm bị thương, đồng thời thu nhập cũng đang giảm xuống do cạnh tranh trên thị trường.
Tiếp đó là các nghề: quân nhân, công nhân khoan dầu, phóng viên, bồi bàn, người đọc đồng hồ, rửa bát, bán thịt và phát thanh viên.
Phan Yến
Theo Wallstreetjournal, Careercas
http://www.tienphong.vn/the-gioi/612301/Phong-vien-va-chan-bo-nghe-thap-kem-nhat-nam-2012-tpod.html
-----------------
10 nghề tốt nhất ở Mỹ: Tiền bạc không phải là tiêu chí hàng đầu

TP - Mới đây ở Mỹ người ta đã thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định những nghề nghiệp tốt nhất xét từ góc độ người lao động.


Nghề chuyên gia lập trình là nghề tốt nhất ở Mỹ
Trên cơ sở đó, tờ tạp chí “Money” và trang web “Salary.com” đã công bố danh sách 50 nghề tốt nhất ở Mỹ và thậm chí còn tìm ra được người làm công ăn lương hạnh phúc nhất ở Mỹ.

Để soạn ra được danh sách này, các chuyên gia Mỹ trước hết xác định những nghề đòi hỏi phải có trình độ từ cử nhân trở lên và nhu cầu về những nghề này sẽ tăng cao trong vòng 10 năm tới (theo dự đoán của các chuyên gia).

Tiếp đó, họ loại bỏ khỏi danh sách ban đầu những nghề nào mà tổng số người làm chưa đến 15 nghìn, tiền lương chưa đến 50 nghìn dollars/năm và có tiềm ẩn nguy hiểm đối với tính mạng và sức khỏe.

Cuối cùng, các chuyên gia dựa theo một số tiêu chí (chẳng hạn, mức độ nặng nhọc về thể lực và tâm lý của công việc, yêu cầu cao hay thấp đối với tính sáng tạo, tính chất phức tạp của quá trình đào tạov...v...) và chọn lựa được 50 nghề tốt nhất ở Mỹ.

Hóa ra, những người sống và làm việc sung sướng nhất ở Mỹ là những người thuộc các lĩnh vực máy vi tính, y học và phân tích. Tuy nhiên, tiền bạc không phải là cái chính. Nhiều nghề được trả lương cao nhất lại không được đưa vào danh sách 10 nghề tốt nhất.

Thật vậy, nghề được trả lương cao nhất là nghề bác sĩ nội khoa và bác sĩ phẫu thuật (lương trung bình 247 nghìn dollars/năm). Nhưng nghề này đòi hỏi phải học nhiều, phải cạnh tranh gay gắt và chịu nhiều stress, vì vậy chỉ được xếp ở vị trí thứ 30.

Tương tự như vậy là nghề luật sư (thu nhập trung bình 153 nghìn dollars/năm, chiếm vị trí 31) và nghề bác sĩ nha khoa (thu nhập trung bình 122 nghìn dollars/năm, vị trí 37).

Tạp chí “Money” còn tìm ra được người làm công ăn lương hạnh phúc nhất ở Mỹ. Đó là Mark Docherman, giám đốc kỹ thuật của công ty “Electronic Arts” là công ty chuyên sản xuất trò chơi điện tử.

Dưới đây là danh sách 10 nghề tốt nhất ở Mỹ.

1. Đầu bảng là nghề kỹ sư phần mềm, chuyên gia lập trình. Lương trung bình là 80,5 nghìn dollars/năm. Nhưng nếu làm công việc của một chuyên gia lập trình chịu trách nhiệm cho ra đời sản phẩm thì lương có thể lên tới 6 con số một năm.

2. Đứng thứ hai là nghề giảng viên đại học. Lương trung bình 81,5 nghìn dollars/năm. Những giảng viên đại học có uy tín và giàu kinh nghiệm có thể được hưởng mức lương trên dưới 200 nghìn dollars/năm.

3. Nghề tư vấn tài chính. Lương trung bình 122 nghìn dollars/năm. Nếu là nhà tư vấn tài chính chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản của khách hàng thì lương có thể lên tới hơn 200 nghìn dollars/năm.

4. Chuyên gia nhân sự. Lương trung bình 73,5 nghìn dollars/năm. Giám đốc nhân sự của công ty lớn có thể được 285 nghìn dollars/năm.

5. Nghề trợ lý bác sĩ. Lương trung bình 75 nghìn dollars/năm. Trợ lý bác sĩ phẫu thuật tim có thể nhận được hơn 100 nghìn dollars/năm.

6. Nghề chuyên gia nghiên cứu thị trường. Lương trung bình 82,5 nghìn dollars/năm. Nếu là trưởng phòng marketting thì lương có thể là hơn 200 nghìn dollars/năm.

7. Nghề quản lý công nghệ thông tin. Lương trung bình 83,5 nghìn dollars/năm. Nếu phải quản lý toàn bộ hệ thống tại địa phương của một công ty lớn thì mức lương có thể lên tới hơn 250 nghìn dollars/năm.

8. Nghề đánh giá bất động sản. Lương trung bình 66 nghìn dollars/năm. Nếu làm việc trong các công ty lớn thì lương có thể lên tới 130 nghìn dollars/năm.

9. Nghề dược sĩ. Lương trung bình 90 nghìn dollars/năm. Nếu là dược sĩ trong mạng lưới bán lẻ lớn thì có thể nhận được mức lương 6 con số.

10. Nghề chuyên gia tâm lý. Lương trung bình 66,5 nghìn dollars/năm. Nếu có uy tín thì mức lương có thể lên tới 95 nghìn dollars/năm.

Vũ Việt
(Theo báo chí Nga)

http://www.tienphong.vn/the-gioi/48368/10-nghe-tot-nhat-o-My-Tien-bac-khong-phai-la-tieu-chi-hang-dau.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét