Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Mờ ảo tiến độ tái cơ cấu nền kinh tế


Khi chúng ta nói tái cơ cấu nền kinh tế thì chúng ta phải làm thật, chứ đừng để nói... chơi. Tại Nghị quyết số 1 về những giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 mà Chính phủ vừa ban hành, với 9 nhóm giải pháp, trong đó cũng đã nhấn mạnh đến đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng...

Để nền kinh tế thoát khỏi “ma trận”  / Tổng quan kinh tế tháng khởi đầu
“Tiềm năng tăng trưởng kinh tế còn rất lớn”  /  Lo ngại “mục tiêu kép” của kinh tế vĩ mô
Năm 2013 và “cơ may” của nền kinh tế / 
Lê Minh Châu:Tôi tin là Chính phủ ... 
Phạm Lâm: Ngành nào cũng có một đề án tái cơ cấu, nhưng rất chung chung... 

ĐOÀN TRẦN 
Trong một ngày nền kinh tế không thể hửng nắng lên ngay được, nhưng khi chúng ta nói tái cơ cấu nền kinh tế thì chúng ta phải làm thật, chứ đừng để nói... chơi.
Hơn 3 năm trước, khi bản thảo lần đầu của Đề án tái cơ cấu nền kinh tế được gửi cho các đại biểu Quốc hội tham khảo, kèm chú thích không trích dẫn, không công bố cho báo giới, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã cảm thấy thiếu niềm tin...
Ông nhiều lần dự cảm rằng “chúng ta sẽ thấy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chỉ trên giấy mà thôi”. Và đến nay, mặc dù cả năm 2012 và năm 2013 đều được Chính phủ tuyên bố là năm chuyển động mạnh mẽ của tiến trình này thì nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan vẫn còn nguyên tâm tư “chương trình tái cơ cấu kinh tế là rất mờ ảo, đến nay, vẫn không ai hình dung được tái cấu trúc hình thù cụ thể thế nào, báo cáo Quốc hội xong rồi thôi, để đấy, chỉ thấy lúc nào cũng là khẩu hiệu chung chung”.

Không thể bước trên nền tư duy cũ

Có vẻ như, nếu nhìn từ góc độ Chính phủ, thì ông Vũ Khoan dường như có phần cực đoan và bi quan, bởi mọi thông điệp được phát ra từ bộ máy hành pháp, đều cho thấy sự rốt ráo và khẩn trương trong việc thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế khi công việc này luôn luôn gắn với mọi chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

Như tại Nghị quyết số 1 về những giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 mà Chính phủ vừa ban hành, với 9 nhóm giải pháp, trong đó cũng đã nhấn mạnh đến đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng...

Song, tâm tư này của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan không là lạc lõng khi có nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng thấy “mờ ảo” như ông về tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế.
GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, thẳng thắn bình luận về tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế là “lúc nào cũng cứ nghe nói tái mãi mà không thấy chín!”.

Nguyên Bộ trưởng Thương mại, ông Trương Đình Tuyển, thì nói rằng việc giải quyết nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng rất chậm, làm vốn không ra nền kinh tế được dù đây vốn là vấn đề đang rất cấp bách và bức xúc. Khu vực doanh nghiệp nhà nước đang chiếm tỷ lệ lớn tín dụng và đầu tư công cũng không thấy có động thái cải cách gì? Trong khi, tại ba lĩnh vực trọng tâm cần tái cơ cấu thì tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là quan trọng nhất.

Còn nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, ông Võ Đại Lược, thậm chí khẳng định quá trình tái cơ cấu nền kinh tế không thể đi được bước nào khi mà vẫn giữ nền tư duy cũ. Nền tư duy cũ, theo vị chuyên gia này là cứ khăng khăng muốn doanh nghiệp nhà nước là số một trong nền kinh tế, trong khi, đây chính là khu vực gây ra nhiều tai họa nhất.

“Trên thế giới, không có nền kinh tế thị trường nào mà lại có khu vực doanh nghiệp nhà nước khổng lồ, chiếm tới 34% GDP như Việt Nam. Khi tiến hành tái cơ cấu kinh tế, không thể lấy yếu tố đặc thù của Việt Nam để loại bỏ những yếu tố tiên tiến, hiện đại của thế giới ra được. Nếu cứ cố tình theo lối tư duy thế này, thì đừng mong có thể thực sự thúc đẩy được tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế!”, ông Lược nói.

Nguy cơ kéo dài suy giảm

Không chỉ chuyên gia “nội”, mà ngay cả chuyên gia “ngoại” cũng cảm thấy sốt ruột vì tiến độ tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Trong một cuộc trao đổi với báo giới mới đây, ông Deepak Mishra, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam có nhấn mạnh “việc triển khai chậm trễ và kém hiệu quả quá trình cải cách cơ cấu kinh tế, kể cả giải quyết nợ xấu trong ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước đang là những “vật cản” tới tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam”.

Cũng theo vị chuyên gia này, thì chính sự chậm trễ trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đã khiến kinh tế Việt Nam vẫn đang trong tình trạng bị “mắc kẹt”, trong khi hầu hết các nước gặp khủng hoảng trong giai đoạn vừa qua, kinh tế đã bắt đầu phục hồi. Nối tiếp năm 2011, năm 2012 là năm thứ hai liên tiếp GDP của Việt Nam đạt mức thấp dưới 6% và thậm chí tăng trưởng GDP năm 2012 còn cán đích ở mức tăng thấp nhất trong suốt 13 năm qua.

Phó chủ tịch ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, TS. Hà Huy Tuấn, nói đây là một chỉ báo cho thấy kinh tế Việt Nam có thể sẽ đứng trước nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế kéo dài. Nếu Việt Nam không khẩn trương, quyết liệt tiến hành những cải cách toàn diện nền kinh tế với các giải pháp đồng bộ như nâng cao hiệu quả đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng... thì khó mà kéo được tăng trưởng kinh tế đi lên.

Là người chắp bút cho Đề án tái cơ cấu nền kinh tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, TS. Lê Xuân Bá, cho biết ông khốn khổ, mỏi mệt vì đề án này, khi đi đâu cũng phải nghe “dự báo” tái cơ cấu rồi sẽ không đi đến đâu!

Cũng có tâm trạng như vậy, nhưng cấp phó của ông, TS. Võ Trí Thành, có đưa ra lưu ý với Chính phủ: “Trong một ngày nền kinh tế không thể hửng nắng lên ngay được, nhưng khi chúng ta nói tái cơ cấu nền kinh tế thì chúng ta phải làm thật, chứ đừng để nói... chơi”.

Quả thật, là không thể nói “chơi”, bởi như vậy không chỉ khiến nền kinh tế đối mặt với nguy cơ suy giảm kéo dài mà còn “làm mất niềm tin và nối dài thêm những nghi ngờ của người dân, doanh nghiệp” như khuyến cáo của bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam.

Bản thân Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng thừa nhận, tăng trưởng kinh tế 2013 sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có một yếu tố quan trọng là sự quyết liệt của chương trình tái cơ cấu nền kinh tế.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)


Ngành nào cũng có một đề án tái cơ cấu, nhưng rất chung chung, không cụ thể và rõ ràng, thì làm sao mà tái cơ cấu? Như thế nào là tái cơ cấu DNNN và NHTM? Làm thế nào để tái cơ cấu các DN này? Tái cơ cấu các DN này phải phản ánh được các nội dung tối thiểu (1) Thay đổi bản chất chế độ sở hữu – cổ phần hoá các DNNN và NHTMNN và niêm yết trên TTCK, (2) Rà soát và xây dựng lại chiến lược phát triển của các DN, (3) Rà soát và xây dựng lại cấu trúc quản trị và điều hành, cấu trúc kinh doanh, thị trường, và sản phẩm và dịch vụ của các DN … Tái cơ cấu thì phải thực hiện được ít nhất 03 nội dung nêu trên. Nhưng hiện nay, tôi mới thấy Chính phủ chỉ đạo các DNNN thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính. Như vậy thì chưa thể gọi là tái cơ cấu. 
Đối với NHTMNN cũng vậy, việc tái cơ cấu phải thực hiện ít nhất 03 nội dung trên. Những NHTM nào đã cổ phần hoá, thì tiếp tục thoái vốn Nhà nước để tiếp tục có cấu lại cấu trúc quản trị và điều hành, đồng thời tăng cường khả năng tài chính, nâng cao khả năng tự xử lý nợ xấu của các NHTM … Đối với “tái cơ cấu đầu tư công” cũng vậy, tôi không rõ là tái kiểu gì? Tôi nghĩ, chỉ nên đơn giản xác định là với nguồn ngân sách hạn chế thì Nhà nước chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực nào và không nên đầu tư vào lĩnh vực nào, và khuyến khích tư nhân tham gia vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trường học, năng lượng … để đẩy nhanh quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước …
Về tái cơ cấu nền kinh tế, tôi nghe rất nhiều nhưng nó cứ chung chung kiểu gì đấy, nên tôi thấy không có thật thì làm sao mà tái cơ cấu? Tái cơ cấu nền kinh tế là vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải có một kế hoạch chi tiết, khoa học, chương trình hành động cụ thể, có một bộ máy thực thi mạnh – ví dụ như Ban chỉ đạo quốc gia về tái cơ cấu nền kinh tế chẳng hạn – thì mới có thể làm gì đấy được. Việc xác định nội dung và mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế đã vô cùng khó rồi, chưa nói là thực thi. Hơn nữa, việc thực thi không cẩn thận thì lại mang tính cảm tính, mang nặng lợi ích cá nhân thì chết. Sau một hồi tái cơ cấu, nền kinh tế lại trở thành méo xẹo và gay go.
Vì thế, tôi nghĩ, Chính phủ nên xác định những việc cấp bách phải làm là đủ như (1) Tái cơ cấu DNNN và NHTMNN triệt để bằng cách cổ phần hoá và niêm yết trên TTCK (2) xử lý nợ xấu (3) Các chính sách và chương trình hành động cụ thể để “công nghiệp hoá” đất nước, bao gồm: Mục tiêu và chính sách phát triển cơ khí, điện tử, hoá chất, công nghiệp phụ trợ … Tóm lại là chính phủ xác định ra mục tiêu phát triển kinh tế, đề ra chính sách cụ thể (ví dụ: vốn, công nghệ, quy hoạch, đào tạo nhân lực, nghiên cứu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét