Cảnh xếp hàng rồng rắn ở Starbucks Việt Nam lên báo Tây
Hình ảnh hàng trăm người Việt xếp hàng dài trong ngày khai trương cửa hàng Starbucks đầu tiên tại TPHCM, xuất hiện trên Wall Street Journal, Fox News, BBC News, Financial Times, CNN… trong ngày 1-2.
Những người xếp hàng đa phần là giới trẻ (Nguồn: Tuoitrenews). |
Theo AFP, đây là động thái của Starbucks nhằm cạnh tranh với các thương hiệu địa phương “ở một đất nước nổi tiếng vì có văn hóa cà phê rất mạnh”.
Việt Nam, nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, đã có hàng chục chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Việt, bên cạnh nhiều cửa hàng bán cà phê nhỏ ở gần như mọi góc phố, mang tới thách thức lớn cho Starbucks trong việc đặt chân vào thị trường đã rất đông đúc này.
Khoảng 100 người đã xếp hàng bên ngoài cửa hàng Starbucks ở TP Hồ Chí Minh trong lễ khai trương, nhưng cà phê của công ty không dễ để chiều lòng tất cả các khách hàng.
"Tôi thích cà phê Việt Nam hơn, vốn đậm hơn Starbucks. Là người Việt, tôi yêu cà phê nội địa hơn" – anh Nguyễn Tiến Tâm, 35 tuổi nói với AFP.
Cà phê Việt Nam có truyền thống được pha chế bằng các phin cà phê riêng, khiến chúng có vị rất đậm, đặc. Cà phê thường được phục vụ dưới dạng đen hoặc nâu - có pha thêm sữa.
Starbucks nói trong một thông báo rằng cửa hàng của họ sẽ "đón nhận các truyền thống đặc biệt và di sản đam mê cà phê rất mạnh của Việt Nam".
"Chúng tôi đặc biệt nể trọng truyền thống cà phê lâu đời của Việt Nam" - công ty nói thêm.
Giá một cốc càphê Starbuck có thể tương đương thu nhập ngày của một bác xích-lô (Nguồn: AFP). |
Nông dân Việt Nam chủ yếu sản xuất các loại cà phê robusta chất lượng thấp chỉ dùng trong cà phê hòa tan hoặc các loại cà phê pha lẫn khác. Tuy nhiên ngày càng nhiều người dùng cà phê arabica, vốn có giá cao hơn và Starbucks nói rằng công ty đã đặt mục tiêu mua thêm nhiều loại cà phê này từ các nông dân địa phương.
Starbucks đã hướng tới việc tăng trưởng bên ngoài thị trường Mỹ đang phát triển chậm chạp. Công ty đã mở hàng ngàn cửa hàng ở Trung Quốc và khu vực châu Á Thái Bình Dương trong mấy năm qua.
Công ty đã đặt mục tiêu mở 4.000 cửa hàng ở châu Á Thái Bình Dương vào cuối năm 2013.
Theo Linh Vũ
Vietnam+: http://www.vietnamplus.vn/Home/Canh-xep-hang-rong-ran-o-Starbucks-VN-len-bao-Tay/20132/181584.vnplus
----------
Cãi nhau khi thấy xếp hàng … uống cà phê
(TBKTSG Online) – Thói quen uống cà phê của người Việt là ngồi quán có khung cảnh đẹp hay ngồi quán cóc lề đường tán dóc hay ngồi đồng nhiều giờ liền trong quán không biết có thay đổi hay không khi mà trên mạng xã hội Facebook, nhiều người đã post (tải lên) nhiều tấm ảnh mô tả cảnh người uống cà phê xếp hàng khi quán cà phê đầu tiên của
Tấm ảnh được cư dân mạng tranh cãi khi thấy cảnh xếp hàng uống cà phê - Ảnh: Mạng xã hội Facebook |
“Nói thiệt tình là đi ngang nhìn thấy mấy bé teen rồng rắn lên mây xếp hàng zô (vào) đây, cảm tình mình bay đi nhiều quá. Thôi, làm nông dân cho thoải mái”, Cô Gái Đồ Long đã viết như vậy hôm thứ Sáu. Ba ngày sau, gần cả 100 người nhấn (click) vào chữ like (thích) câu này của Cô Gái Đồ Long và kèm theo là hàng chục comment (phản hồi, bình luận) với nhiều quan điểm khác nhau cho một phong cách uống cà phê kiểu mới.
Bạn Elena Diep cho rằng chuyện không phải là việc xếp hàng! Ai không biết xếp hàng là văn hoá nơi công cộng đâu! Vấn đề ở đây là "làm quá " lên thôi, kiểu như hồi xưa các em mặc áo dạ hội đi khai trương KFC . Bạn Nguyễn Khoa Duy có vẻ đồng ý khi nói “Cũng nên tập xếp hàng dần dần đi cho quen với thế giới, cũng không có gì đáng trách cả”. Tuy nhiên, bạn Jack Phạm cho rằng “Ăn uống trả tiền mà làm như ăn xin!”.
Có vẻ là người am hiểu Starbucks trên thế giới nên bạn Cuong Nguyen phản hồi khá dài, và cho rằng chuyện xếp hàng là chuyện bình thường, cho thấy đất nước ta ngày càng tiến bộ về mặt giáo dục và cư xử có văn hoá. “Nên mấy bạn nào nói "đi mua mà như đi xin" thì mình hiểu rồi. Starbucks là mặt hàng khá mới nên được nhiều teen quan tâm và muốn cho "bằng" với thiên hạ. Nhưng có điều mình không hiểu ở đây là làm gì cần đến 2-3 nhân viên vảo vệ và dây line xếp hàng kèm với biển chỉ dẫn xếp hàng ở đâu và bao xa nữa?”.
Từ đó, bạn Cuong Nguyen cảm thấy hình ảnh xếp hàng uống cà phê có nhân viên bảo vệ, có bảng chỉ dẫn xếp hàng… “gây cho người xem ngứa con mắt bên trái, nhột con mắt bên phải”.
Nhưng dường như bạn Lê Hải Dương lại có ý nghĩ rất khác, khi cho biết ở nước ngoài tiệm nào cũng phải xếp hàng, “lúc đông khách thì phải chịu thôi, tôi từng xếp hàng 15 phút mua Starbucks, thấy mọi người xếp hàng đều bình thản chuyện trò với bạn bè, dân mình xếp hàng đợi một chút là không chịu được, cứ như là bận lắm, nhưng mà ngày nào cũng ra ngồi đồng ở phê hàng giờ...”.
Cũng trên Facebook ở một địa chỉ khác, bạn Huỳnh Vũ Thạch viết “Có ai chiều nay đi ngang qua New World Hotel không? Có ai tận mắt chứng kiến hàng dài người đang nhẫn nại xếp hàng đợi bước chân vào Starbucks để....mua ly cà phê uống không? Có ai nhìn thấy mấy ông Tây - chủ cửa hàng này nhìn người Việt mình lúc nhúc xếp hàng mà cười thầm không? Uả chi cho cực vậy ta? Không uống được hôm nay là chết hả? Đang giờ làm việc đó, sao lại có thể nhởn nhơ đứng hàng tiếng đồng hồ ngoài đấy làm gì?”.
Và bạn Huỳnh Vũ Thạch so sánh với nhiều câu hỏi: “Mình tự hỏi không biết mấy bạn đó đã bao giờ xếp hàng chờ để hiến máu nhân đạo chưa? Có bao giờ xếp hàng đợi đến lượt vào thăm những người già neo đơn ở viện dưỡng lão chưa? Có bao giờ xếp hàng vì một điều gì đó ý nghĩa hơn chưa?”.
Bạn Tí Thông Minh thì nhìn dưới con mắt của nhà quảng cáo, khi nhận xét Starbucks đã thành công khi lôi kéo được nhiều người vô tình quảng cáo dùm không công một cách tự nhiên như thế này.
Kể từ khi khai trương quán cà phê đầu tiên của mình tại khuôn viên khách sạn New World trung tâm TPHCM, trên mạng xã hội Facebook hình ảnh cảnh người mua cà phê xếp hàng được tung lên mạng khá nhiều, kèm theo là vô số bình luận với những ý kiến trái chiều nhau kéo dài tới hôm nay, 3-2. Người am hiểu, từng đi hay từng ở nước ngoài và đã từng xếp hàng mua cà phê Starbucks thì có ý kiến có vẻ thông cảm cho việc xếp hàng mua cà phê khi những người này đã có kinh nghiệm, còn đa số những bạn trẻ sống trong nước thì có cảm giác khó lòng chấp nhận việc uống 1 ly cà phê mà phải xếp hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét