90 triệu dân có thích được điều hành thế này không: "Cần đến những hành động quyết đoán dù có thể sai, còn hơn là luôn sợ sai hay luôn mang trong não trạng một nỗi "sợ hãi siêu hình" mà không làm gì hết". Đây là tư duy cứ làm, sai thì sửa.
Nói và làm: Con đường bộ trưởng đã qua và sẽ đến
(VEF.VN) - Những việc đã qua là tiền đề cho những việc sẽ đến. Ngân hàng, vàng, xăng dầu, điện lực, xây dựng cơ bản... đều vừa tiềm ẩn vừa phát tiết đầy rẫy những thách thức từ các nhóm lợi ích. ai sẽ là vượt qua và thành công trên con đường sắp tới?
Khó hiểu
Đã có một "trục trặc kỹ thuật" xảy ra trong buổi trả lời chất vấn của các bộ trưởng trước Quốc hội vào cuối tháng 11/2011.
Đến lượt Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, điều mà nhiều đại biểu Quốc hội và người dân theo dõi phiên họp của cơ quan đại diện cao nhất này qua truyền hình là vị tân bộ trưởng tài chính sẽ chấp thuận cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam tăng giá điện bao nhiêu phần trăm trong năm 2012.
Nhưng sự vui mừng của người dân chưa kịp trôi qua với tỷ lệ 4,6% do bộ trưởng Huệ công bố, thì đã chợt lụi tắt khi chính vị bộ trưởng này đính chính lại tỷ lệ tăng giá điện cho EVN tối đa không quá 15,28%.
Sự an ủi còn lại là EVN sẽ không được phép tăng quá tỷ lệ đính chính trên trong năm 2012.
Với thực tế từ đợt tăng giá bất ngờ của EVN vào cuối năm 2011, thì dường như đã có một sự "điều chỉnh" nào đó, rất nhẹ nhàng và kín đáo, trong cách nhìn của người cầm cân nảy mực về giá cả của những mặt hàng chính yếu của quốc gia.
Những kết quả kiểm toán EVN vẫn được nêu ra một cách sòng phẳng như sự cam kết của bộ trưởng Huệ trước đó. Nhưng để có được một thuyết minh mang tính sòng phẳng hơn, để làm rõ được cái điều mà nhà kinh tế Phạm Chi Lan đã ví chuyện tăng giá điện của EVN là "thiếu sòng phẳng" thì chưa hẳn đã được như mong đợi của mọi người.
Rất có thể, điều khó hiểu nhất nhưng lại cần được hiểu ở đây là sau chuỗi ngày bị chỉ trích dữ dội của dư luận về nạn đầu tư trái ngành gây thua lỗ, cung cách và năng lực quản lý và quản trị rủi ro quá kém, quan điểm đổ lỗ kinh doanh lên đầu người dân đóng thuế của EVN, tập đoàn này vẫn tự cho mình cái quyền nâng giá điện, dội thêm một chảo dầu vào đống lửa lạm phát vẫn âm ỉ chờ bùng cháy.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ có thể được xem là một gương mặt bộ trưởng mới mẻ trong Chính phủ mới từ đầu tháng 8/2011. Là một "tư lệnh ngành", nói theo từ ngữ của bộ trưởng giao thông vận tải Đinh La Thăng, ông Huệ đã cùng với ông Thăng bước đầu đã tạo nên vài nét cọ khác biệt.
Nhưng sự thấm thía cũng nằm ở chính chỗ đó. "Tư lệnh ngành" là một từ ngữ có phần trừu tượng, và lại càng trừu tượng hơn khi nó phải chịu sự chi phối từ không phải một hay hai, mà từ nhiều chiều.
Thành tích rõ ràng và dễ hiểu nhất của bộ trưởng Huệ là lần đầu tiên, những con số khuất tất từ lâu nay của EVN và Petrolimex đã được biểu hiện hóa.
Nhưng chỉ có chừng đó vẫn chưa đủ ngăn chặn đợt tăng giá điện của EVN vào cuối tháng 12/2011 và có thể cả Petrolimex trong không bao lâu nữa - những hành vi được người dân xem như khởi động cho lạm phát.
Dễ hiểu
Nhưng Bộ trưởng Đinh La Thăng lại là một trường hợp khác.
Xét về phong cách và quá trình hành xử, vị bộ trưởng này có thể bị giới phân tích xem là ít kinh nghiệm chính trị nhất trong khung bộ trưởng mới xuất hiện từ tháng 8/2011. Hàng loạt đề xuất và sáng kiến của bộ trưởng Thăng về việc cán bộ ngành giao thông vận tải không được chơi golf, về giao thông đô thị và đổi giờ làm việc ở Hà Nội, đã gây ra tranh luận liên miên trong dư luận, tập trung cả hai chiều ủng hộ và phản đối.
Nhưng tính cách Bộ trưởng Thăng lại chính là một lợi thế của ông. Không quá câu nệ đến việc nhìn ngó trước sau, từ đầu tháng 10/2011, vị bộ tưởng mới mẻ này đã bắt đầu thực hiện một hành động mà báo giới đã cường điệu hóa một cách dễ sợ: "trảm tướng"!
Không rào đón, không màu mè, trong khi vẫn đậm chất điều hành có vẻ hơi nôn nóng, Đinh La Thăng đã làm được cái điều mà trước ông chưa có một bộ trưởng ngành giao thông nào làm được.
Ít nhất, ông đã khuấy động được cái không khí trầm đều một cách rất đáng nghi vấn của ngành giao thông, nhất là trong khối xây dựng cơ bản, một không khí mà tự thân nó đã nhiều lần trở thành tiêu điểm của không khí chất vấn nóng hổi trong các phiên họp của Quốc hội.
Vì thế, không quá khó hiểu vì dù bị xem là "phổi bò" với vài đề xuất có vẻ như không mấy hợp lý, nhưng Đinh La Thăng lại được nhiều tờ báo và người dân nhiệt tình ủng hộ. Thậm chí giống như là một sự ủng hộ vô điều kiện.
Vì sao lại có sự ủng hộ có vẻ khá "vô lý" như thế?
Hơn ai hết, những tờ báo chuyên trách về nhiều vấn đề bức xúc và phản biện xã hội đã hiểu người dân cần cái gì. Một đất nước mà đã tồn tại từ quá lâu nhiều chuyện ai cũng biết nhưng không ai làm, không ai chấn chỉnh, đương nhiên là cần đến những vị bộ trưởng chịu hành động.
Làm nhiều hơn nói - điều mà nhân dân muốn những người được coi là "công bộc của dân" thể hiện.
Lần đầu tiên sau nhiều năm quá trì trệ cùng với vô số nghi ngờ từ dư luận về việc sử dụng hiệu quả đồng tiền đóng thuế của người dân, ngành giao thông vận tải đã được vị bộ trưởng mới thúc đẩy, ít ra ở khía cạnh tiến độ các dự án. Dù vấn đề chất lượng dự án còn phải nỗ lực trong một quá trình dài.
Nhưng xét ra với khoảng thời gian không mấy nhiều nhặn từ khi trở thành "tư lệnh ngành", bộ trưởng Đinh La Thăng đã có phần xứng đáng nếu Chính phủ tổ chức một cuộc thăm dò rộng rãi và bình chọn về "Nhân vật của năm 2011".
Không hiểu!
Nhưng thực tế là năm 2011 đã có "Nhân vật của năm", dù không do một cơ quan cao cấp nào đó của chính quyền tổ chức, mà từ khảo sát của một tờ báo.
Người đó là thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Cùng xuất phát điểm từ đầu tháng 8/2011 với bộ trưởng Huệ với phát ngôn đầu tiên "Chính sách tín dụng sẽ được điều hành linh hoạt và uyển chuyển", nhưng đường đi của thống đốc Bình có vẻ lặng lẽ và êm thấm hơn nhiều.
Hoàn toàn không làm mất lòng những người đồng cấp như trường hợp bộ trưởng Huệ bộc lộ thái độ với Bộ Công thương về vụ việc Petrolimex, Thống đốc Bình âm thầm điều hành các thị trường lãi suất, vàng và ngoại tệ.
Cũng không gây ồn ào như bộ trưởng Đinh La Thăng, thống đốc Bình đã làm được cái điều mà trước ông, chưa có vị thống đốc ngân hàng nào đạt được: giữ nghiêm trần lãi suất huy động 14%/năm.
Nhưng cũng như bộ trưởng Huệ, vị trí của thống đốc Bình đã phải chịu sức ép nặng nề từ dư luận về làm thế nào để "hài hòa giữa quyền lợi của của doanh nghiệp, nhà nước và người dân".
Khái niệm về quyền lợi như thế lại đã thường được suy diễn sang một ảnh hưởng khác: nhóm lợi ích.
Chỉ đến gần đây, "nhóm lợi ích" mới thường được liên hệ với quyền lợi của những nhóm người giàu có, làm giàu bằng con đường không hợp pháp, hơn là lợi ích của phần còn lại của dân số.
Không khác mấy với chuyện có quá nhiều sức ép của các nhóm lợi ích xăng dầu và điện lực đối với bộ trưởng Huệ, nhiều nghi ngờ về mối liên quan giữa những nhóm đầu cơ vàng và lợi ích của các ngân hàng đã được đặt ra đối với Ngân hàng nhà nước.
Tuy nhiên khác nhiều với động tác "trảm tướng" hết sức quyết liệt trong những vụ việc vi phạm trần lãi suất huy động, đã không hề xảy ra một điều gì tương tự trong việc điều hành thị trường vàng, cho dù tính chất đầu cơ của thị trường này đã nổi trội hơn rất nhiều lần so với chuyện vài ba giám đốc chi nhánh ngân hàng "đi đêm" về lãi suất huy động theo lối thỏa thuận.
Đã qua và sắp đến
Tất nhiên cho đến giờ, các tân bộ trưởng mới chỉ vượt qua mốc 100 ngày và còn chưa đủ 6 tháng về thời gian điều hành. Vẫn còn nhiều việc phải làm ở phía trước.
Nhưng những gì đã qua có lẽ đã không thiếu thuyết phục để dư luận người dân đánh giá về những việc đã làm được và chưa làm được của từng vị bộ trưởng.
Những việc đã qua lại là tiền đề cho những việc sẽ đến.
Năm 2012 sẽ không đơn giản chút nào cho những trọng trách điều hành nền kinh tế. Không chỉ bởi yếu tố khó khăn khách quan hay bị lệ thuộc vào viễn cảnh chực chờ suy thoái của nền kinh tế thế giới, mà Việt Nam còn có gian nan với những vấn đề nội tại của chính mình.
Ngân hàng, vàng, xăng dầu, điện lực, xây dựng cơ bản... đều vừa tiềm ẩn vừa phát tiết đầy rẫy những thách thức. Trước quá nhiều thách thức ấy, ai sẽ là vượt qua và thành công trên con đường sắp tới?.
Đã có một "trục trặc kỹ thuật" xảy ra trong buổi trả lời chất vấn của các bộ trưởng trước Quốc hội vào cuối tháng 11/2011.
Đến lượt Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, điều mà nhiều đại biểu Quốc hội và người dân theo dõi phiên họp của cơ quan đại diện cao nhất này qua truyền hình là vị tân bộ trưởng tài chính sẽ chấp thuận cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam tăng giá điện bao nhiêu phần trăm trong năm 2012.
Nhưng sự vui mừng của người dân chưa kịp trôi qua với tỷ lệ 4,6% do bộ trưởng Huệ công bố, thì đã chợt lụi tắt khi chính vị bộ trưởng này đính chính lại tỷ lệ tăng giá điện cho EVN tối đa không quá 15,28%.
Sự an ủi còn lại là EVN sẽ không được phép tăng quá tỷ lệ đính chính trên trong năm 2012.
Với thực tế từ đợt tăng giá bất ngờ của EVN vào cuối năm 2011, thì dường như đã có một sự "điều chỉnh" nào đó, rất nhẹ nhàng và kín đáo, trong cách nhìn của người cầm cân nảy mực về giá cả của những mặt hàng chính yếu của quốc gia.
Những kết quả kiểm toán EVN vẫn được nêu ra một cách sòng phẳng như sự cam kết của bộ trưởng Huệ trước đó. Nhưng để có được một thuyết minh mang tính sòng phẳng hơn, để làm rõ được cái điều mà nhà kinh tế Phạm Chi Lan đã ví chuyện tăng giá điện của EVN là "thiếu sòng phẳng" thì chưa hẳn đã được như mong đợi của mọi người.
Rất có thể, điều khó hiểu nhất nhưng lại cần được hiểu ở đây là sau chuỗi ngày bị chỉ trích dữ dội của dư luận về nạn đầu tư trái ngành gây thua lỗ, cung cách và năng lực quản lý và quản trị rủi ro quá kém, quan điểm đổ lỗ kinh doanh lên đầu người dân đóng thuế của EVN, tập đoàn này vẫn tự cho mình cái quyền nâng giá điện, dội thêm một chảo dầu vào đống lửa lạm phát vẫn âm ỉ chờ bùng cháy.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ có thể được xem là một gương mặt bộ trưởng mới mẻ trong Chính phủ mới từ đầu tháng 8/2011. Là một "tư lệnh ngành", nói theo từ ngữ của bộ trưởng giao thông vận tải Đinh La Thăng, ông Huệ đã cùng với ông Thăng bước đầu đã tạo nên vài nét cọ khác biệt.
Nhưng sự thấm thía cũng nằm ở chính chỗ đó. "Tư lệnh ngành" là một từ ngữ có phần trừu tượng, và lại càng trừu tượng hơn khi nó phải chịu sự chi phối từ không phải một hay hai, mà từ nhiều chiều.
Thành tích rõ ràng và dễ hiểu nhất của bộ trưởng Huệ là lần đầu tiên, những con số khuất tất từ lâu nay của EVN và Petrolimex đã được biểu hiện hóa.
Nhưng chỉ có chừng đó vẫn chưa đủ ngăn chặn đợt tăng giá điện của EVN vào cuối tháng 12/2011 và có thể cả Petrolimex trong không bao lâu nữa - những hành vi được người dân xem như khởi động cho lạm phát.
Dễ hiểu
Nhưng Bộ trưởng Đinh La Thăng lại là một trường hợp khác.
Xét về phong cách và quá trình hành xử, vị bộ trưởng này có thể bị giới phân tích xem là ít kinh nghiệm chính trị nhất trong khung bộ trưởng mới xuất hiện từ tháng 8/2011. Hàng loạt đề xuất và sáng kiến của bộ trưởng Thăng về việc cán bộ ngành giao thông vận tải không được chơi golf, về giao thông đô thị và đổi giờ làm việc ở Hà Nội, đã gây ra tranh luận liên miên trong dư luận, tập trung cả hai chiều ủng hộ và phản đối.
Nhưng tính cách Bộ trưởng Thăng lại chính là một lợi thế của ông. Không quá câu nệ đến việc nhìn ngó trước sau, từ đầu tháng 10/2011, vị bộ tưởng mới mẻ này đã bắt đầu thực hiện một hành động mà báo giới đã cường điệu hóa một cách dễ sợ: "trảm tướng"!
Không rào đón, không màu mè, trong khi vẫn đậm chất điều hành có vẻ hơi nôn nóng, Đinh La Thăng đã làm được cái điều mà trước ông chưa có một bộ trưởng ngành giao thông nào làm được.
Ít nhất, ông đã khuấy động được cái không khí trầm đều một cách rất đáng nghi vấn của ngành giao thông, nhất là trong khối xây dựng cơ bản, một không khí mà tự thân nó đã nhiều lần trở thành tiêu điểm của không khí chất vấn nóng hổi trong các phiên họp của Quốc hội.
Vì thế, không quá khó hiểu vì dù bị xem là "phổi bò" với vài đề xuất có vẻ như không mấy hợp lý, nhưng Đinh La Thăng lại được nhiều tờ báo và người dân nhiệt tình ủng hộ. Thậm chí giống như là một sự ủng hộ vô điều kiện.
Vì sao lại có sự ủng hộ có vẻ khá "vô lý" như thế?
Hơn ai hết, những tờ báo chuyên trách về nhiều vấn đề bức xúc và phản biện xã hội đã hiểu người dân cần cái gì. Một đất nước mà đã tồn tại từ quá lâu nhiều chuyện ai cũng biết nhưng không ai làm, không ai chấn chỉnh, đương nhiên là cần đến những vị bộ trưởng chịu hành động.
Làm nhiều hơn nói - điều mà nhân dân muốn những người được coi là "công bộc của dân" thể hiện.
Cần đến những hành động quyết đoán dù có thể sai, còn hơn là luôn sợ sai hay luôn mang trong não trạng một nỗi "sợ hãi siêu hình" mà không làm gì hết.
Hành động, chứ không phải chỉ là những ngôn từ phủ dụ hay sáo rỗng, những lời hứa hẹn luôn hiện ra trong các buổi trả lời chất vấn Quốc hội như một kịch bản sẵn có. Rồi sau đó tất cả lại khuất lặng sau tấm màn nhung của sân khấu quản lý quốc gia.Lần đầu tiên sau nhiều năm quá trì trệ cùng với vô số nghi ngờ từ dư luận về việc sử dụng hiệu quả đồng tiền đóng thuế của người dân, ngành giao thông vận tải đã được vị bộ trưởng mới thúc đẩy, ít ra ở khía cạnh tiến độ các dự án. Dù vấn đề chất lượng dự án còn phải nỗ lực trong một quá trình dài.
Nhưng xét ra với khoảng thời gian không mấy nhiều nhặn từ khi trở thành "tư lệnh ngành", bộ trưởng Đinh La Thăng đã có phần xứng đáng nếu Chính phủ tổ chức một cuộc thăm dò rộng rãi và bình chọn về "Nhân vật của năm 2011".
Không hiểu!
Nhưng thực tế là năm 2011 đã có "Nhân vật của năm", dù không do một cơ quan cao cấp nào đó của chính quyền tổ chức, mà từ khảo sát của một tờ báo.
Người đó là thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Cùng xuất phát điểm từ đầu tháng 8/2011 với bộ trưởng Huệ với phát ngôn đầu tiên "Chính sách tín dụng sẽ được điều hành linh hoạt và uyển chuyển", nhưng đường đi của thống đốc Bình có vẻ lặng lẽ và êm thấm hơn nhiều.
Hoàn toàn không làm mất lòng những người đồng cấp như trường hợp bộ trưởng Huệ bộc lộ thái độ với Bộ Công thương về vụ việc Petrolimex, Thống đốc Bình âm thầm điều hành các thị trường lãi suất, vàng và ngoại tệ.
Cũng không gây ồn ào như bộ trưởng Đinh La Thăng, thống đốc Bình đã làm được cái điều mà trước ông, chưa có vị thống đốc ngân hàng nào đạt được: giữ nghiêm trần lãi suất huy động 14%/năm.
Nhưng cũng như bộ trưởng Huệ, vị trí của thống đốc Bình đã phải chịu sức ép nặng nề từ dư luận về làm thế nào để "hài hòa giữa quyền lợi của của doanh nghiệp, nhà nước và người dân".
Khái niệm về quyền lợi như thế lại đã thường được suy diễn sang một ảnh hưởng khác: nhóm lợi ích.
Chỉ đến gần đây, "nhóm lợi ích" mới thường được liên hệ với quyền lợi của những nhóm người giàu có, làm giàu bằng con đường không hợp pháp, hơn là lợi ích của phần còn lại của dân số.
Không khác mấy với chuyện có quá nhiều sức ép của các nhóm lợi ích xăng dầu và điện lực đối với bộ trưởng Huệ, nhiều nghi ngờ về mối liên quan giữa những nhóm đầu cơ vàng và lợi ích của các ngân hàng đã được đặt ra đối với Ngân hàng nhà nước.
Tuy nhiên khác nhiều với động tác "trảm tướng" hết sức quyết liệt trong những vụ việc vi phạm trần lãi suất huy động, đã không hề xảy ra một điều gì tương tự trong việc điều hành thị trường vàng, cho dù tính chất đầu cơ của thị trường này đã nổi trội hơn rất nhiều lần so với chuyện vài ba giám đốc chi nhánh ngân hàng "đi đêm" về lãi suất huy động theo lối thỏa thuận.
Đã qua và sắp đến
Tất nhiên cho đến giờ, các tân bộ trưởng mới chỉ vượt qua mốc 100 ngày và còn chưa đủ 6 tháng về thời gian điều hành. Vẫn còn nhiều việc phải làm ở phía trước.
Nhưng những gì đã qua có lẽ đã không thiếu thuyết phục để dư luận người dân đánh giá về những việc đã làm được và chưa làm được của từng vị bộ trưởng.
Những việc đã qua lại là tiền đề cho những việc sẽ đến.
Năm 2012 sẽ không đơn giản chút nào cho những trọng trách điều hành nền kinh tế. Không chỉ bởi yếu tố khó khăn khách quan hay bị lệ thuộc vào viễn cảnh chực chờ suy thoái của nền kinh tế thế giới, mà Việt Nam còn có gian nan với những vấn đề nội tại của chính mình.
Ngân hàng, vàng, xăng dầu, điện lực, xây dựng cơ bản... đều vừa tiềm ẩn vừa phát tiết đầy rẫy những thách thức. Trước quá nhiều thách thức ấy, ai sẽ là vượt qua và thành công trên con đường sắp tới?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét